“Dớp” khe làng và những cái chết thương tâm
Những năm gần đây, dọc theo con khe đã xảy ra nhiều cái chết thương tâm, tất cả đều đang ở độ tuổi thanh niên và học sinh, khiến con khe trở nên u ám, vắng lặng.
Từ ngày xảy ra nhiều cái chết thương tâm khiến dọc khe u ám
Con khe có tên là khe Đồng Cháy thuộc địa bàn xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, với dòng nước trong vắt , mát rượi, có con đường dốc nhỏ chạy qua, rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Vậy mà nhiều năm trở lại đây khi nhắc đến người dân không khỏi rùng mình, sợ hãi về những cái chết tại con dốc chạy qua khe này.
Là nơi giao nhau của 2 xóm Đồng Nghè 1 và Đồng Nghè 2, xã Động Đạt, con khe được bao quanh bởi đồng ruộng, bãi sậy cùng với màu xanh của cây cối rất đặc trưng của vùng quê miền núi. Từ lòng khe lên là 2 con dốc ở 2 bên theo hình chiếc võng, người dân muốn qua bên kia dốc là phải đi qua con khe này.
Từ bao đời nay con khe gắn với cuộc sống của người dân nơi đây, từ người già tới trẻ con, từ việc làm ăn buôn bán, mưu sinh tới việc học hành đều phải đi qua khe Đồng Cháy. Chính vì thế con khe này như chiếc cầu nối của nhân dân Động Đạt.
Vậy mà những năm gần đây, dọc theo con khe đã xảy ra nhiều cái chết thương tâm, tất cả đều đang ở độ tuổi thanh niên và học sinh, khiến con khe trở nên u ám, vắng lặng. Mới đây nhất, vào sáng ngày 3/10/2012, đang trên đường tới trường cùng nhóm bạn, khi đến dốc khe Đồng Cháy, em Phạm Thi Ngọc Thúy bị chiếc máy múc đất do anh Nguyễn Mạnh Lâm, SN 1983 điều khiển va vào khi em đang đi xe đạp bên phải đường.
Video đang HOT
Vụ va chạm mạnh khiến từ phần lưng lên đầu của em Thúy dập nát và tử vong tại chỗ. Một học sinh nữ, đi cùng nhóm của Thúy chưa hết sợ hãi: “Chúng em đang đạp xe trên đường thì thấy máy múc đất đằng trước, nhưng khoảng cách gần quá nên chúng em luống cuống lách ra, em và các bạn đi sang bên trái đường còn bạn Thúy đi sang bên phải đường thì bị máy múc cán vào”.
Được biết em Phạm Thị Ngọc Thúy, SN 1995, con gái lớn của anh Phạm Văn Hùng, SN 1966 và chị Nông Thị Mười, SN 1976 xóm Đồng Nghè 2, xã Động Đạt. Cái chết thương tâm của cô gái ngoan ngoãn, tuổi trăng tròn, khiến người dân nơi đây không khỏi thương xót, anh Hùng và chị Mười ngất lên, ngất xuống không có sức để tiếp chuyện với người ngoài.
Cái chết của em Phạm Thị Ngọc Thúy làm người dân hoang mang, lo lắng hơn, nhiều người đồn đại rằng dốc khe Đồng Cháy đã có “ dớp”, mỗi năm có một người chết vì trước đó cũng đã có nhiều người chết tại khu vực này.
Chú Hoàng Văn Phương ở xóm Đồng Nghè 1, một người dân sống chung với khe Đồng Cháy kể lại rằng: “Vào khoảng tháng 11/2010, nhân dân cả 2 thôn Đồng Nghè 1 và Đồng Nghè 2, sống 2 bên khe Đồng Cháy hoảng loạn, sợ hãi khi phát hiện xác một nam thanh niên chết kẹt trong chiếc cống dưới khe, không rõ nguyên nhân, khi phát hiện thi thể đã bốc mùi. Được biết thanh niên xấu số này tên Trương ở xóm bên, là một người rất hiền lành.
Không lâu sau đó, một nam thanh niên khác, trên đường đi chơi về qua con khe này cũng đã tử vong bất thường. Sau đó, nhiều người do sợ nên đã không dám đi một mình qua khe. Đám thanh niên con gái chưa chồng trong làng lại kể, một lần đi qua khe vào ban đêm thấy một thanh niên ngồi bên bờ khe gọi rồi xin đi cùng một đoạn đường cho vui, nhưng đi qua khỏi dốc lại không thấy đâu nữa. Càng ngày nhiều câu chuyện tương tự như thế được người dân rỉ tai nhau”.
Từ trước tới nay cuộc sống của làng quê nơi đây rất bình yên, không có trộm cắp cũng chẳng có ma túy xâm nhập. Vậy mà tại cửa ngõ của sự bình yên ấy, tính năm thì 3 năm nay mỗi năm có một người chết tại khe Đồng Cháy.
Tới thời điểm này thì rất nhiều người dân mang nỗi lo, đặc biệt là phụ nữ. Chị Trần Thị Tiến ở xóm Đồng Nghè 1, khi đi xem hiện trường em Thúy tử vong, chạy về thều thào: “Ôi! sợ quá, từ giờ chắc không dám đi qua đây một mình, không dám đi thăm ruộng buổi tối nữa đâu”.
Một người khác lại nói: “Thằng Trương (PV- thanh niên chết dưới khe) nó bắt vợ đấy, nó là con trai, chết khi còn trẻ tuổi chưa vợ con nên nó phải bắt đủ 7 mạng người thì nó mới thôi. Chả thế mà từ khi nó chết đến giờ cứ mỗi năm lại có một người phải chết ở khu vực khe”.
Người xấu số thì đã nằm xuống nhưng vẫn còn đấy những hoang mang thường trực trong lòng người dân. “Bây giờ cả xã Động Đạt này ra đường, đâu đâu cũng nghe những lời bàn tán xôn xao, nào là ma quỷ, nào là “dớp”… Nhiều người sợ đến nỗi, không dám bén mảng ra dốc khe chứ nói gì đi vào trong khe. Nhưng tôi sống ở đây, gắn bó với con khe này bao nhiêu năm rồi, có thây gì đâu. Theo tôi nghĩ nhiều cái chết vô tình trùng nhau một chỗ nên dân tình sợ rồi đồn thổi ra vậy thôi”. Chú Phương cho biết thêm.
Để biết thực hư câu chuyện, PV đã tìm gặp nhiều người được nói đến trong câu chuyện, nhưng họ đều nói rằng chỉ nghe mọi người đồn nhau, rồi kể lại cho người khác chứ không biết đích thực.
Trao đổi với anh Đoàn Xuân Đăng, Phó trưởng CA xã Động Đạt: “Sau khi em Thúy tử vong thì anh Nguyễn Mạnh Lâm lái máy múc đất đã rời khỏi hiện trường, đến CA huyện Phú Lương trình báo sự việc. Lý do xảy ra những cái chết thương tâm thì tôi cũng không chắc chắn, nhưng phải nói rằng khe Đồng Cháy bé thôi không to đâu. Nhưng lòng khe thì đoạn nông, đoạn sâu khác nhau, cây lau cây sậy nhiều nên người dân không cẩn thận dễ bị đuối nước.
Còn hai con dốc để đi qua khe cũng không quá cao nhưng đường đất đá khó đi, lại vướng những đường gấp khúc khuỷu, cây xanh che khuất, nếu điều khiển các phương tiện mà tay lái không chắc, không chú ý thì rất dễ gây tai nạn. Còn chuyện ma quỷ, “dớp” khe làng thì tôi có thấy người dân đồn thổi. Tôi cũng mong rằng qua đây, nhân dân xã Động Đạt trấn an lại mình, không nên đồn thổi những câu chuyện gây hoang mang dư luận, để cuộc sống được bình thường trở lại”.
Theo Xahoi
Giấy ăn, khăn lạnh bẩn kinh khủng
Thử hỏi, trong chúng ta, mỗi ngày, có ai không sử dụng đến giấy vệ sinh, giấy ăn? Con số trả lời "không" chắc là rất ít. Vậy mà không phải ai cũng biết rằng, những thứ giấy vệ sinh kia mất vệ sinh như thế nào khi sản phẩm bẩn-nhái-giả vẫn được bán và sử dụng tràn ngập thị trường.
Rùng mình với giấy ăn bẩn
Ngay ở tên gọi "giấy vệ sinh" cũng đã khác với "giấy ăn". Giấy ăn trước khi thành phẩm được sử dụng nguyên liệu lấy từ nguồn các loại cỏ, trúc, gỗ... giấy vệ sinh khác hoàn toàn khi chủ yếu được làm từ nguồn giấy phế phẩm như sách báo cũ, giấy photocopy, giấy in... Theo đúng quy trình, giấy phế phẩm phải được xử lý theo các khâu tách rác, tách tạp chất, khử mực, khử hóa chất, tẩy, phân tán sợi, xử lý nhiệt, rửa nhiều cấp, tẩy trắng nhưng hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất lẻ, thủ công do quy mô nhỏ, tài chính hạn hẹp nên không có đủ máy móc đã bớt xén nhiều khâu, công đoạn đặc biệt để tiết kiệm chi phí sẵn sàng bỏ bớt các bước tẩy mực làm sạch, hoặc dùng các hóa chất độc hại để tẩy sạch làm trắng. Những sản phẩm giấy tiêu dùng kém chất lượng, giấy giả bán với giá rẻ vẫn đang tràn lan ngoài thị trường gây nguy hiểm với sức khỏe của người tiêu dùng.
Nguyên do sự chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm này bắt nguồn từ nhiều phía, trong đó mặc nhiên là sự chấp nhận của người tiêu dùng bởi không mấy ai có thể phân biệt được đâu là sản phẩm kém chất lượng, sử dụng nó sẽ gây nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Phía sau những sản phẩm khăn ăn, giấy vệ sinh trắng toát, sực mùi thơm hương liệu hóa chất là một câu chuyện có thật mà khi nghe kể lại không ít người sẽ rùng mình. Loại trừ số ít những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài còn chiếm số lượng lớn là được sản xuất ở trong nước. Từ sản phẩm bình dân, rẻ tiền đến sản phẩm chất lượng, đắt tiền hoàn toàn "made in... thủ công" đều qua "công nghệ" để "biến hóa" được đúc kết rằng "Giấy không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Đơn giản chỉ chuyển từ giấy phế liệu, rác thải... thành giấy ăn, giấy vệ sinh mà thôi". Tuy truyền miệng nhưng đó là sự thật được phản ánh khá đầy đủ quy trình làm giấy một cách ô hợp, bẩn thỉu của rất nhiều các cơ sở sản xuất mặt hàng "đắt như tôm tươi, ai ai cũng cần" này.
Câu chuyện về "đại bản doanh... giấy lộn" xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một sự tích đã cũ, nhưng nay vẫn tồn tại sau nhiều năm hoạt động. Theo thống kê chưa đầy đủ, "đại bản doanh" này có khoảng gần 200 cơ sở sản xuất giấy, tính bình quân một xưởng lớn mỗi ngày cho thành phẩm từ 5 tấn giấy trở lên đủ chủng loại từ giấy ăn bán cân, giấy ăn cao cấp, giấy vệ sinh, điều đó tỉ lệ thuận với số lượng hóa chất sẽ được sử dụng chủ yếu là Flo, Javen, chất tẩy trắng và các loại hóa chất làm dai giấy đặc biệt... để chế giấy phế liệu. Ngoài ra, vì lợi nhuận nên có rất nhiều cơ sở còn sản xuất hàng giả, hàng nhái theo những mẫu mã, thương hiệu nổi tiếng được bán trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Thành, nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành Hóa học, ĐH Sư phạm phân tích: "Thực tế rất nhiều cơ sở sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh vì hai nguyên nhân tiết kiệm chi phí và không đủ công nghệ máy móc đã bỏ bớt rất nhiều khâu trong quy trình sản xuất. Bước đầu họ sẽ thu gom giấy rác phế liệu đem ngâm, quấy thành bột, rồi sử dụng các hóa chất như phẩm màu, nhựa thông, phèn chua và chất tẩy trắng để làm trắng giấy. Tất cả sẽ được đun, đổ ra khuôn, sấy khô và đóng gói thành phẩm giấy ăn".
Tái sinh khăn lạnh
Cũng giống như giấy ăn, giấy vệ sinh, chiếc khăn lạnh thơm phức vẫn thường xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng cũng được "ra mắt" từ một quy trình siêu bẩn. Khác với giấy ăn, giấy vệ sinh sau khi dùng xong sẽ được vứt bỏ để tái chế, thì hầu hết khăn lạnh sau khi được con người sử dụng sẽ dùng để lau tất cả những thứ dơ bẩn cuối cùng sẽ được thu gom lại. Để tiết kiệm chi phí đầu vào, không ít quán ăn, nhà hàng sẽ cho nhân viên đun nóng để làm sạch lớp mỡ bẩn từ thức ăn, sau đó tiếp tục ngâm với dung dịch được pha từ nước lã với Javen tẩy trắng giặt bằng nước rửa chén và ngâm với hương liệu tạo mùi để tái sử dụng. Một số quán ăn, nhà hàng khác sẽ gom tất các khăn ăn bẩn đã qua sử dụng lại rồi thuê các đại lý "tái sinh... khăn lạnh... bẩn" quy trình cũng được bắt đầu từ khâu khử trùng bằng ngâm hóa chất tẩy trắng lẫn các hóa chất giúp khăn không bị thối, hôi, ẩm mốc khi để lâu, cuối cùng công đoạn tẩm hương liệu để tạo mùi hương.
Thực tế trong tất cả quy trình sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, các cơ sở sản xuất hiện nay đều "bị quên" mất công đoạn xử lý triệt khuẩn nên rất mất vệ sinh.
Bà Nguyễn Thu Trang, Trung tâm Y tế quận Đống Đa nhận định, việc sử dụng giấy ăn, giấy vệ sinh, khăn lạnh không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt dùng cho trẻ em rất nguy hiểm cho sức khỏe. Thực tế các loại giấy ăn, khăn lạnh kể trên là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển. Hiện nay các hóa chất công nghiệp được sử dụng để sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh rất dễ tìm mua nhưng khó kiểm soát về nguồn gốc.
Theo quy định các hóa chất này sử dụng quá liều lượng, nồng độ cho phép hầu hết đều gây kích ứng cho da, gây dị ứng... Dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn trong thời gian dài có thể gây hại sức khỏe, giấy vệ sinh chất lượng kém còn có nhiều bụi giấy, có thể xâm nhập gây ra những kích thích ở đường hô hấp. Nhiều chuyên gia đã từng phản ứng về việc sử dụng độc chất Formol - chất dạng hơi hòa tan trong nước nhằm chống lại các vi khuẩn xâm nhập - để tẩy khăn bởi người sử dụng có thể bị ngộ độc khi lau miệng, lau mặt sẽ hít phải những sản phẩm được "tẩm ướp" nhiều Formol". Các chuyên gia trong ngành giấy nhận định, cách làm giấy hiện nay khiến giấy thành phẩm còn lẫn nhiều tạp chất, vi khuẩn, trong đó có các hóa chất gây hại. Khi sản xuất, các chất thơm và phenol có trong quá trình sản xuất giấy bị clo hóa, tạo ra chất policlobiphenyl rất độc hại với sức khỏe của con người.
Trên thị trường tiêu dùng hiện nay có đến hàng trăm nhãn hiệu giấy ăn, khăn ăn, giấy vệ sinh nhưng chất lượng, mức độ an toàn vệ sinh đối với sức khỏe con người của những sản phẩm này thì chưa được kiểm soát một cách đầy đủ và triệt để. Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần kiểm tra thường xuyên những cơ sơ sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn lạnh để sớm ngăn chặn những ổ vi khuẩn, mầm bệnh "lưu động" trên thị trường.
Theo ANTD
Lào Cai: Vỡ túi nước hơn 1 triệu m3 Nước cuồn cuộn tràn vào nhà dân ở Lào Cai (Ảnh: Hồng Thảo) Sáng 27/9, ông Nông Văn Lẻng - bí thư kiêm chủ tịch UBND xã Tả Phời (TP Lào Cai) - cho biết túi nước chứa hơn 1 triệu m3 nước tại suối Cóc của xã này đã bục vỡ lúc 19g tối qua, 26/9. Chứng kiến cảnh túi nước bị...