Đồng yen liên tục biến động, Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng can thiệp
Ngày 24/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết Nhật Bản sẵn sàng thực hiện các biện pháp thích hợp ứng phó với những biến động của đồng yen, trong bối cảnh đồng tiền này đang gần chạm mốc tỷ giá 160 yen đổi 1 USD.
Trước dây, khi tỷ giá chạm mức này, Chính phủ Nhật Bản từng có biện pháp can thiệp nhằm kiềm chế đà giảm giá của đồng nội tệ.
Đồng yen của Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo ông Kanda, việc đồng yen biến động nhanh sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế khi mà thị trường trở nên thận trong hơn trước khả năng sẽ diễn ra một đợt mua vào đồng yen, bán ra đồng USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hiện đang theo dõi sát sao những tác động đối với tình hình lạm phát khi đồng yen giảm giá mạnh. Một số quan chức cấp cao của BOJ cho rằng ngân hàng này cần phải xem xét tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát có khả năng gia tăng.
Tuần trước, Mỹ đã đưa Nhật Bản trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về động thái thao túng tiền tệ. Tuy nhiên các quan chức Nhật Bản cho rằng điều này không đồng nghĩa Washington nhận thấy chính sách ngoại hối của Tokyo có vấn đề.
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây, giá đồng yen vẫn duy trì ở mức thấp dù BOJ đã siết lại chính sách kích thích tiền tệ, theo đó lần đầu tiên tăng lãi suất sau 17 năm vào tháng 3 vừa qua và mới đây quyết định sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu chính phủ. Theo các nhà phân tích, điều này có thể thúc đẩy việc mua vào đồng yen.
Giới chức Nhật Bản chưa đề cập các mức cụ thể định giá đồng yen, nhưng theo ông Kanda, các động thái tiền tệ cần ổn định, phản ánh nền tảng của nền kinh tế.
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda không loại trừ khả năng điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 7 tùy thuộc tình hình kinh tế sắp tới, cho rằng lạm phát đã trở nên nhạy cảm hơn với các dao động ngoại hối.
Trên thực tế, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng và nguyên liệu thô của nước ngoài, tình trạng trượt giá của đồng yen sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu các mặt hàng trên. Hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản đang chật vật ứng phó với việc giá cả hàng hóa tăng cao. Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch tăng cường hỗ trợ thông qua việc giảm gánh nặng thanh toán dịch vụ điện, nước, gas và trợ cấp bằng tiền mặt.
Giải pháp để Nhật Bản củng cố đồng yen
Dữ liệu mới của Chính phủ Nhật Bản cho thấy các tập đoàn nước này đã tái đầu tư 10.570 tỷ yen (67,8 tỷ USD) lợi nhuận ra nước ngoài trong năm tài chính vừa qua, gấp hơn ba lần con số 10 năm trước.
Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự thay đổi này được cho là làm gia tăng áp lực giảm giá trong trung và dài hạn đối với đồng yen, vốn đang giao dịch ở mức thấp lịch sử. Trong nỗ lực đảo ngược xu hướng này, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc các ưu đãi về thuế để khuyến khích hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài.
Theo số liệu thống kê sơ bộ được Bộ Tài chính công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng 2,8 lần trong năm tài chính 2023 lên mức kỷ lục 25.340 tỷ yen. Thu nhập cơ bản tăng năm thứ ba liên tiếp lên mức kỷ lục 35.530 tỷ yen. Trong đó, thu nhập từ đầu tư trực tiếp đã tăng lên 20.800 tỷ yen, phản ánh nỗ lực ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản nhằm mở rộng dấu ấn toàn cầu của họ. Đồng yen yếu cũng đã đẩy con số đó lên cao.
Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong khoản lợi nhuận này quay trở lại Nhật Bản, thay vào đó, các công ty tái đầu tư tại địa phương để hạn chế rủi ro ngoại hối và tiết kiệm phí chuyển đổi tiền tệ. Trong năm tài chính 2023, có 51% số tiền thu được từ đầu tư trực tiếp đã được tái đầu tư ra nước ngoài.
Điều này đã ảnh hưởng đến đầu tư trong nước. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong khi cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tăng 8,5 lần từ năm 2000 đến năm 2022 thì đầu tư vốn trong nước của khu vực tư nhân chỉ tăng 18%.
Việc chuyển nhiều lợi nhuận này về nước sẽ thúc đẩy nhu cầu về đồng yen và giúp củng cố đồng tiền này. Một phương án là cung cấp các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp để chuyển lợi nhuận ở nước ngoài sang đồng yen. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp được cho là đang truyền đạt ý tưởng này tới các công ty Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự sụt giá của đồng yen.
Việc Sở giao dịch chứng khoán Tokyo thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cao hơn cũng có thể hữu ích. Tính đến tháng 3 vừa qua, các công ty đại chúng đang trên đà hoàn trả kỷ lục khoảng 25.000 tỷ yen cho các cổ đông trong năm tài chính 2023. Japan Tobacco, Isuzu Motors, Mitsubishi Motors và các công ty khác đang thu cổ tức từ các đơn vị ở nước ngoài để tài trợ cho các khoản chi trả này. Hiện tại, 95% cổ tức mà một công ty Nhật Bản nhận được từ một chi nhánh nước ngoài mà công ty này sở hữu từ 25% cổ phần trở lên, đều được miễn thuế.
Đồng yen đã dao động quanh mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD kể từ tháng 3/2024, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm. Đồng yen đã có thời điểm suy yếu xuống mức hơn 160 yen đổi 1 USD trong tháng 4/2024, làm dấy lên những dự đoán về khả năng chính phủ can thiệp trên thị trường tiền tệ.
Thế nhưng có giới hạn về mức độ can thiệp của chính phủ và BoJ, vì làm như vậy liên quan đến việc bán USD từ một tài khoản đặc biệt của Bộ Tài chính. Việc khu vực tư nhân hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài được coi là một lựa chọn thay thế quan trọng để củng cố đồng yen.
Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm Ngày 24/4, tỷ giá đồng yen so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm trong bối cảnh các thị trường cảnh giác với các tín hiệu Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp để củng cố giá nội tệ. Đồng yen Nhật. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, giá 1 đồng USD đã có lúc lên mức 155,17 yen,...