Đông y trị cảm mạo theo mùa
Cảm mạo là do thời tiết thay đổi thất thường dễ sinh ra khí độc (vi khuẩn). Trẻ em, người lớn nếu chính khí kém thì tà khí (vi khuẩn) dễ xâm nhập cơ thể và đều mắc một chứng giống nhau.
Đông y gọi là bệnh thời khí. Chứng cảm mạo lưu hành thường lây qua đường thở. Để đề phòng trước hết phải cách ly đó là việc làm rất quan trọng.
Nếu cảm mạo thời khí nhẹ bệnh chỉ ở da lông, không vào kinh lạc, gọi là cảm phong hàn, sau một thời gian tự khỏi. Nặng gọi là cảm mạo lưu hành ( bệnh cúm) thuộc loại truyền nhiễm do virus dễ biến chứng, lây truyền nhiều người thành dịch. Khi đã thành dịch nếu sức khỏe yếu, sức đề kháng kém dễ dẫn đến tử vong.
Sát trùng nơi ở theo kinh nghiệm dân gian
Mỗi buổi sáng thức dậy dùng 100ml giấm ăn bắc lên bếp đun cho giấm sôi. Đóng kín cửa cho mùi giấm lan tỏa khắp nhà, mọi người hít vào khó chịu phải hắt hơi sổ mũi là đạt yêu cầu. Nếu không có giấm thì dùng quả bồ kết, mỗi lần dùng 5-7 quả đốt lên xông.
Kinh nghiệm dân gian còn hướng dẫn người bệnh khi cảm mạo lưu hành thì mỗi ngày người lớn ăn 20g nghệ tươi. Trong Đông y nghệ có tên gọi khương hoàng, vị cay đắng, tính ôn có tác dụng hành khí thanh huyết chống viêm, kháng vi khuẩn gây bệnh. Nếu cảm mạo thể lưu hành truyền nhiễm thể phong hàn thì có thể xoa dầu nóng.
Xông cho người bệnh một nồi nước xông gồm lá: bưởi, sả, bạch đàn… Nếu cảm phong nhiệt có mồ hôi thì cởi bớt quần áo, không xoa dầu nóng, không xông hơi…
Vị thuốc phòng phong trong bài thuốc điều trị ngoại cảm phong hàn.
Điều trị cảm mạo
Ngoại cảm phong hàn: tà khí thường xâm phạm biểu bì, nhưng biểu bì lại có quan hệ biểu lý với phế (phổi) làm cho phế mất công năng giáng khí. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, sổ mũi, khó thở đau nhức mỏi tay chân, ngứa họng ho, lưỡi có rêu trắng, mạch phù.
Video đang HOT
Điều trị : Tân ôn giải biểu.
Bài thuốc Kinh phong bại độc thang: kinh giới 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, sài hồ 6g, tiền hồ 12g, chỉ xác 6g, xuyên khung 8g, sinh khương 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, bạc hà 6g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Uống 7 ngày liên tục là bệnh khỏi.
Ngoại cảm phong nhiệt : nhiệt tà xâm phạm phế và vệ khí, làm phế khí mất chức năng thăng giáng, biểu bì bị vít lấp lại, nhiệt uất lại bên trong.
Biểu hiện: Sốt cao, sợ gió, mồ hôi ra dâm dấp, đầu đau, miệng khô, ho khan, họng sưng tấy đau, bệnh nhân khó thở, có trường hợp ra máu mũi, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Điều trị : Tân lương giải biểu.
Bài thuốc Tang cúc ẩm: tang diệp (lá dâu khô) 16g, cúc hoa 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g, lô căn 12g, liên kiều 12g, bạc hà 6g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia một số vị thuốc khác. Nếu bệnh nhân ho nhiều, có đờm có thể dùng bài Ngân kiều tán: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cát cánh 12g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g, cam thảo 4g, trúc diệp 12g, kinh giới 12g, đậu xị 12g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày uống liên tục 7 ngày.
Chứng phong nhiệt kiêm thử: Đã dùng thuốc điều trị chứng phong nhiệt nhưng không đỡ. Người vẫn sốt, ít mồ hôi, tâm phiền miệng khát, đau tức vùng ngực, khó thở, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch nhu sác.
Điều trị: Thanh thử, lợi thấp.
Bài thuốc Hoàng liên hương nhu ẩm: hoàng liên 8g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, biển đậu 12g, tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm thêm các vị khác.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày; uống trước khi ăn 15 phút. Uống liên tục 7 ngày
Chứng phong hàn kiêm thấp
Biểu hiện : Sốt nhẹ, sợ rét, đầu nặng, tay chân mệt mỏi, tức ngực, miệng nhạt, buồn nôn có khi nôn mửa, bụng trướng đầy, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu.
Điều trị: Giải biểu hóa thấp.
Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang: khương hoạt 12g, độc hoạt 8g, xuyên khung 8g, mạn kinh tử 12g, cam thảo 4g, phòng phong 12g, cảo bản 12g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Nếu bệnh nặng thuộc dạng cảm mạo lưu hành (cảm cúm) dùng bài Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g, hậu phác 10g, tô diệp 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 12g, cam thảo 4g, Bạch chỉ 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bán hạ (chế) 10g, cát cánh 12g, sinh khương 12g, đại táo 12g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.
Vị thuốc quý từ hoa quả (1): Quả nhót không chỉ là gia vị nấu canh mà còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải
Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải dưới đây.
Hiện nay đang là mùa nhót. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và là vị thuốc quý từ hoa quả giúp trị nhiều bệnh.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây nhót được trồng phổ biến ở nước ta không chỉ lấy quả ăn mà các bộ phận của cây như quả, rễ, lá... đều được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Với tính vị chua, chát, tính bình. Nhót chủ trị ỉa chảy, tả lỵ mạn tính; hen suyễn, khạc nhổ ra máu; thổ huyết và đau họng, khó nuốt. Liều dùng: quả 5-7 quả/ngày; lá khô là 30g/ngày; rễ nhót là 40g/ngày.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ thêm một số món ăn, thức uống, bài thuốc được sử dụng từ nhót như:
* 1. Nấu canh giấm ăn: Dùng quả nhót tùy theo liều lượng dùng của gia đình để nấu
* Chữa ỉa chảy: Dùng quả nhót xanh 10 quả, rễ nhót 40g, rễ mơ lông 20g... sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần.
* Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả; lá khổ sâm 10 g, lá mơ lông 25g sắc uống1 thang /ngày, chia 03 lần. Lưu ý uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
* Chữa ho: Quả nhót xanh 10 quả, quả quất 10 quả, trần bì 10 sắc uống 1 thang/ ngày chia làm 3 lần.
* Chữa ho, hen, khó thở: Quả nhót 6 - 12g sắc uống hoặc tán bột pha nước uống trong ngày.
* Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g, lá bồng bồng 5 lá sắc uống.
* Chữa thổ huyết và đau họng, khó nuốt: Rễ cây nhót 30 g sắc uống
* Chữa hen phế quản: Quả nhót 10, tỳ bà diệp 06, cúc bách nhật 06. Sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục 5- 7 ngày.
Mặc dù quả nhót có nhiều tác dụng nhưng chuyên gia lưu ý mọi người khi ăn cần chú ý do nhót có vị chua, chát. Mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh, mọi người cũng không nên ăn nhiều trái cây có vị chua chát như xoài, nhót...
Mùa hồng xiêm thơm ngọt tháng 3: Tận dụng làm thuốc chữa tiêu chảy, trị táo bón siêu hay Hiếm có loại quả nào như hồng xiêm vì vừa có thể làm thuốc trị táo bón nhưng cũng có thể tận dụng để chữa tiêu chảy. Ngoài ra còn một loạt bài thuốc chữa bệnh hay ho khác từ loại quả này. Hồng xiêm - Trái cây ngon ngọt còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y Mỗi độ tháng 3 về,...