Đồng ý mở cửa khẩu cho người Trung Quốc tự lái ô tô sang Việt Nam chơi
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt phương án thí điểm quản lý xe du lịch tự lái hoạt động qua lại giữa thành phố Móng Cái và TP Đông Hưng (Trung Quốc) qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Theo đó, từ ngày 01/01/2017 tỉnh này chấp nhận cho phép các loại phương tiện ô tô con 09 chỗ ngồi trở xuống, thuộc sở hữu cá nhân, doanh nghiệp đi tham quan du lịch của Trung Quốc nhập cảnh và tham quan du lịch ở Việt Nam và ngược lại.
Thời gian nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam, khách Trung Quốc được ở lại không quá 3 ngày/lần cấp phép, nếu bất khả kháng như tai nạn, hư hỏng phương tiện thì cấp gia hạn thêm 01 ngày.
Xe du lịch tự lái Trung Quốc sẽ được đi lại tại TP Móng Cái từ ngày 01/01/2017 theo quyết định của tỉnh Quảng Ninh và các cấp có thẩm quyền.
Doanh nghiệp (DN) được cấp phép hoạt động thí điểm này là Công ty CP Du lịch và dịch vụ Hồng Gai thực hiện quản lý khai thác thí điểm loại hình xe du lịch tự lái hoạt động qua lại giữa hai thành phố Móng Cái và Đông Hưng.
Theo quyết định phạm vi khách du lịch được phép di chuyển là TP Móng Cái (không vượt quá Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15, bến tàu Dân Tiến, xe không được hoạt động trên tuyến quốc lộ 18C (thuộc vành đai biên giới) và các khu vực quân sự).
Video đang HOT
Về quy định nhận diện xe, tỉnh yêu cầu đơn vị tổ chức cá nhân dán logo trên các phương tiện thí điểm, mẫu logo do đơn vị tự xây dựng, đăng ký với Sở Giao thông Vận tải để thống nhất quản lý.
Đơn vị lữ hành phải ký hợp đồng trọn gói theo phương thức du lịch với đối tác trong tổ chức cho đoàn khách du lịch sử dụng ô tô du lịch tự lái, xuất và nhập cảnh vào Việt Nam. Theo quy định, DN phải bố trí nhân viên thông thạo tiếng Trung ngồi trên xe đầu tiên để dẫn đường cho đoàn xe du lịch của Trung Quốc trong quá trình tham gia giao thông tại Móng Cái. Đoàn xe này phải có logo hoặc cờ biểu tượng của đơn vị lữ hành.
Về quy định số lượng xe và khách tham quan, UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép tối thiểu 05 xe và tối đa không quá 20 xe, mỗi đoàn/lần. Trong thời gian nhập cảnh du lịch, tổng lượng xe của Trung Quốc tại Việt Nam không quá 100 xe/ngày, xong các xe đợt trước mới được quyền cấp phép xe đợt sau. Các cơ quan Sở GTVT và Hải quan, cùng Biên phòng phải thực hiện việc nhập cảnh theo quy định trên.
Trước đó như Dân Trí đã đưa tin vào tháng 5/2016, Bộ GTVT đã ban hành văn bản hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện tổ chức thí điểm xe ô tô du lịch tự lái của cá nhân và doanh nghiệp du lịch, lữ hành hai nước được hoạt động giữa hai TP Đông Hưng (Trung Quốc) và Móng Cái (Quảng Ninh).
Theo quy định của Bộ GTVT xe du lịch tự lái của cư dân Trung Quốc sang Móng Cái phải phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ Việt Nam; xe du lịch vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam hoặc các hiệp định, nghị định thư, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Đồng thời, trong thời gian thí điểm, cơ quan chức năng không sử dụng mẫu giấy phép loại B để cấp cho các phương tiện du lịch tự lái.
Theo Dân Trí
Vụ bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc: Dân gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ
Sau nhiều lần gửi đơn lên các cấp chính quyền địa phương và trong nhiều lần tiếp dân ở UBND huyện Nam Trực (Nam Định) nhưng không được giải quyết thoả đáng, hàng chục hộ dân xã Nghĩa An gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị làm rõ nghi vấn khuất tất trong việc bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc ở địa phương.
Người dân cho rằng việc bán đất nông nghiệp cho doanh nghiệp Trung Quốc làm dự án có nhiều điểm mập mờ.
Theo phản ánh của hàng chục hộ dân xã Nghĩa An (Nam Trực, Nam Định), trong thời gian qua họ đã nhiều lần làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ sự việc từ xã đến huyện liên tục vận động người dân bán 30ha đất ruộng để Công ty Bunda Footwear (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu, nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng. Bởi vậy người dân xã Nghĩa An đã tiếp tục làm đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ.
Theo đơn trình bày: Ngày 13/5/2016, UBND tỉnh Nam Định có văn bản số 994/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu tại xã Nghĩa An và xã Nam Cường, huyện Nam Trực. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 1.400 tỷ đồng, diện tích đất dự kiến là khoảng 30 ha, trong đó xã Nghĩa An là hơn 28 ha, xã Nam Cường gần 2 ha.
Nhưng ngay từ tháng 3, từ xã đến huyện đã phối hợp với phía Công ty Bunda Footwear liên tục vận động người dân bán đất để triển khai dự án. Do người dân không muốn mất đất sản xuất nên không đồng ý bán.
Người dân lên UBND huyện đề nghị lãnh đạo huyện Nam Trực trả lời về việc bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Sau đấy, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện Phòng Tổ chức huyện Nam Trực có đến họp chi bộ xóm 22 và 24, thuộc xã Nghĩa An, nói sẽ tiến hành họp dân để thông báo về việc triển khai dự án.
Khi chưa họp dân thì đã nhận được thông báo trên loa truyền thanh về việc bà con các xóm 21, 22 và 24 lên xã để bán đất cho doanh nghiệp. Dân không đồng ý, xã đã viết giấy mời người dân lên xã để nhận tiền hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất trồng lúa cho Công ty Bunda.
Khi người dân lên xã thì phía Công ty Bunda Footwear đưa 5, 6 loại giấy tờ như đơn xin tự nguyện trả lại đất, biên bản thỏa thận về việc tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và cho Công ty Bunda Footwear thuê thực hiện Dự án nhà máy sản xuất giày xuất khẩu, thông báo về giá thỏa thuận... để người dân ký vào, lấy tiền luôn trước sự chứng kiến của Chủ tịch UBND xã, Bí thư xã, cán bộ địa chính, xóm trưởng.
Người dân tiếp xúc với phóng viên Dân trí, phản ánh về việc nhiều cán bộ địa phương vận động người dân bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo người dân, nhiều văn bản chưa được điền tên, thông tin về thửa đất nhưng đã có chữ ký khống của xóm trưởng để phát cho nhân dân. Người dân cũng không hề được thỏa thuận về mức giá mà được ấn định luôn ở mức 220.000 đồng/m2, tương đương 79,2 triệu đồng/sào.
Bà Lê Thị Thảo (SN 1958), người dân xã Nghĩa An cho biết: "Ngày 20/9, UBND huyện có tổ chức tiếp dân, người dân xã Nghĩa An liên tục yêu cầu huyện trả lời thắc mắc, những mập mờ, thiếu minh bạch trong dự án, nhưng phía huyện trả lời vòng vo, không đi vào vấn đề chính. Chúng tôi yêu cầu phía huyện phải trả lời bằng văn bản nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn chưa có".
Tuấn Hợp - Đức Văn
Theo Dantri
Giám đốc Sở VH Bắc Ninh: Không hiểu sao 'Phố Trung Quốc' tái xuất Ngay sau khi PV có phản ánh khu "phố Tàu" tái xuất sát "nách" Thủ đô, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc xử lý. Chiều 6/8, Trần Quang Nam - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của báo VietNamNet, trong ngày 5/8, Sở...