Đông y hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Có rất nhiều nguyên gây ra bệnh tim mạch: với sự phát triển của y học hiện đại đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Trong Đông y cũng có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch như; vật lý trị liệu, món ăn, bài thuốc. Sự kết hợp giữa Tây y với Đông y luôn đem lại hiệu quả và chất lượng trong điều trị.
Xin giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch (tùy theo mức độ bệnh, điều kiện của từng người có thể áp dụng linh hoạt).
Hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, giảm mỡ máu, có tác dụng chữa chứng đầy bụng, giảm chất béo, tiêu đờm: Sơn tra tươi 500g, mật ong 250g. Chế biến như sau: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu đến sắp chín, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa nhỏ nấu cho đến chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml.
Sơn tra.
Bệnh động mạch vành, giảm mỡ máu, bệnh tăng huyết áp có tác dụng giảm chất béo, hóa đờm: Củ năng 250g, nấm hương 150g ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Củ năng bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt… xào cho đến chín. Ăn hàng ngày. Ăn liền 7-15 ngày.
Chữa tăng huyết áp, giảm mỡ máu, tốt với người bệnh mạch vành:
Bài 1: Lấy 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Ăn thường xuyên, mỗi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 10 – 15 ngày.
Video đang HOT
Nấm hương.
Bài 2: Lấy 4g mộc nhĩ trắng, ngâm vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, có thể cho vào ít đường trắng. Chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 15 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ có tác dụng hoạt huyết khử hư, giảm chất béo: Lấy 6g mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng vào nấu nhừ là được. Ăn mộc nhĩ uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần.
Mộc nhĩ đen.
Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ có tác, hoạt huyết, bổ khí: 10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50 thịt nạc lợn, gia vị vừa miệng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên.
BS. Trần Văn Thuấn
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Ung thư không phải lúc nào cũng chết!
Ngày nay, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đều có suy nghĩ mình sẽ chết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, đừng quá bi quan vì không phải ai bị ung thư cũng chết và hễ bị ung thư ở giai đoạn nào cũng "ra đi"
Câu chuyện của những người trong cuộc
Khi biết tin mình mắc bệnh ung thư dạ dày, bác Vinh rất "sốc". Hành động đầu tiên mà bác làm là chuyển toàn bộ giấy tờ tài sản sang cho vợ đứng tên. Vì thật sự, bác rất sợ sẽ ra đi nửa chừng. Sau đó, bác tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình. Khác hẳn với khi vừa biết tin, những ngày sau đó bác bình thản trước căn bệnh, sống vui vẻ lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ và áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Nhờ đó mà sau hai lần xạ trị, bệnh của bác đã dần thuyên giảm, lấy lại cân nặng trước đó.
Cùng tâm trạng với bác Vinh là bác Tùng. Ông cũng mang căn bệnh ung thư dạ dày và cũng cuống cuồng lo sợ vì nghĩ rằng "ông trời gọi đến mình". Sau khi được thông báo bệnh, bác hoang mang không biết thời gian sắp tới sẽ ra sao, cần phải điều trị như thế nào? Đang lo lắng thì bác được một người cháu giới thiệu cho phương thuốc dân gian: uống bông đu đủ đực. Bác uống được khoảng một tuần cũng không thấy hết đau. Ngay lúc đó, một người quen giới thiệu uống nước lá trinh nữ hoàng cung, bác cũng thực hành. Nhưng rồi kết quả vẫn không thuyên giảm cho dù bác không còn cảm giác đau âm ỉ nữa. Không thể đem mạng sống chơi trò may rủi, bác quyết định vào bệnh viện và xin mổ. Sau phẫu thuật, bác sống lạc quan, giữ tinh thần thoải mái và cũng áp dụng một chế độ ăn uống dành cho người bệnh. Chia sẻ với mọi người, bác khoe sau phẫu thuật 3 tháng đã tăng được gần 6 kg.
Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho 50% bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn 1, 2 và 3
Phó GS-TS Phạm Gia Hiền, Chủ tịch hội đồng Bệnh viện K, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ung thư, khẳng định như vậy tại buổi hội thảo "Dinh dưỡng dành cho người bị bệnh ung thư". Hiện nay, phác đồ cũng như phương tiện máy móc điều trị ung thư ở nước ta không hề thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như trên, bệnh nhân cần có thái độ hợp tác với phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, thái độ sống lạc quan và dinh dưỡng trong quá trình mang bệnh cũng góp phần không nhỏ mang lại thành công cho quá trình điều trị. Ông cũng đưa ra khuyến cáo, để có thể điều trị dứt bệnh ở những giai đoạn này, hiện nay chỉ có Tây y là thực hiện được, còn lại hầu hết chỉ là điều trị mang tính tạm thời như tăng cường sinh lực... Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên quá bi quan, cần bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình một phương pháp điều trị tốt, tránh tin vào những phương thức chữa bệnh sai lệch để khi tìm đến sự điều trị chuyên môn thì cơ hội không còn nữa.
GS.TS Hiền cũng thừa nhận, hiện nay có nhiều người Việt ra nước ngoài điều trị trong khi nền y học của chúng ta vẫn đáp ứng được. Sỡ dĩ có tình trạng này là do lượng bệnh nhân quá đông đã khiến thời gian trao đổi, tư vấn... giữa người bệnh và bác sĩ quá ít, người bệnh không hài lòng về quỹ thời gian quá ít ỏi mà bác sĩ dành cho họ khi họ muốn biết về "cái chết được báo trước này".
Nguyên Hạnh
Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị
Khi được chẩn đoán bị ung thư, hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau đớn và khó chịu. Kết quả này có thể dẫn đến những việc làm thiếu nhận thức của bệnh nhân như sống bi quan, chán nản, bỏ ăn... Trên thế giới, 80% người bệnh ung thư có dấu hiệu sụt cân tại một số thời điểm trong quá trình bệnh. Tại Việt Nam, 80% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán muộn nên sụt cân và suy dinh dưỡng càng nặng nề hơn. Một số hậu quả của suy dinh dưỡng và sụt cân: làm giảm đáp ứng với điều trị, giảm chất lượng sống, tăng biến chứng nhiễm trùng, tăng thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhập viện và tăng tỷ lệ tử vong... Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra lời khuyên, người bệnh cần có một chế độ ăn uống đảm bảo, hỗ trợ cho sức khỏe trong quá trình điều trị căn bệnh nan y này.
Theo PNO