“Đồng ý để chồng đi chăm sóc người phụ nữ khác là chuyện nực cười”
Tôi không đồng ý cách nói người phụ nữ thứ nhất chấp nhận rút lui là vì cô ấy giàu đức hy sinh, nhường hạnh phúc cho người vợ. Cô ấy rút lui vì cô ấy biết rõ mình không được lựa chọn, cô ấy biết rõ trong lòng người đàn ông này có ai. Cô ấy không tranh giành là một quyết định khôn ngoan, chẳng vì ai cả, vì chính cô ấy.
Tôi thấy thật lạ khi đa số bình luận bên dưới bài viết “Vị khách mùng 4 Tết và bí mật của mẹ chồng khiến nàng dâu chết lặng” đều cho rằng người vợ này ích kỷ, và tôn vinh người phụ nữ đã có bầu với chồng chị ấy cùng mẹ chồng chị ấy là những người giàu đức hy sinh.
Bạn cứ thử rơi vào hoàn cảnh chị ấy đi, rồi mới hiểu. Hai đứa trẻ sát sạt tuổi nhau, người phụ nữ kia có bầu ngay trước lễ ăn hỏi của chị ấy, mà lúc đó chị ấy cũng đang bầu. Họ đều gặp phải gã đàn ông không nghiêm túc trong tình cảm. Chưa biết người nào đắng hơn người nào. Chị ấy hơn gì người phụ nữ đó đâu? Hơn ở cái đám cưới! Song đừng nói là ai nhường cho ai, chẳng qua người đàn ông trăng hoa kia đã lựa chọn. Và chị ấy thì, không hề biết gì về sự tồn tại của người phụ nữ kia cũng như lựa chọn của người chồng.
Tôi không đồng ý cách nói người phụ nữ kia chấp nhận rút lui là vì cô ấy giàu đức hy sinh, nhường hạnh phúc cho người vợ. Cô ấy rút lui vì cô ấy biết rõ mình không được lựa chọn, cô ấy biết rõ trong lòng người đàn ông kia có ai. Cô ấy không tranh giành là một quyết định khôn ngoan, chẳng vì ai cả, vì chính cô ấy.
Tất nhiên việc cô ấy bị ung thư lại là một chuyện không may khác, xảy ra sau này. Tôi đồng ý rằng cô ấy là người phụ nữ tốt, hoàn cảnh cô ấy đáng thương, cần được giúp đỡ, nhưng có nhiều cách giúp đỡ, không nhất thiết phải yêu cầu chồng của người vợ trong bài “có trách nhiệm” săn sóc cô ấy khi điều trị.
Những băn khoăn lo lắng của người vợ, tôi thấy rất đồng cảm. Không dễ gì để người đàn ông của mình đến kề cận chăm sóc người phụ nữ khác, nhất là khi họ từng có quan hệ tình cảm với nhau dẫn đến cả có con. Yêu cầu con trai “có trách nhiệm chăm sóc mẹ đứa trẻ” của bà nội tụi nhỏ vì thế không hợp lý.
Cách tốt nhất là đón đứa trẻ về nuôi, trả tiền thuê người chăm sóc cho mẹ nó. Đồng ý cho chồng đi lại chăm sóc hay không là quyền của người vợ. Nếu chị ấy có thể vượt qua thì cả chị ấy và chồng cùng lui lại chăm nom, nếu chị ấy không thể đối mặt và không cho phép chồng đến chăm sóc người phụ nữ kia thì cũng chẳng ai trách cứ gì được chị ấy.
Theo Dantri
Tôi thấy mình vô dụng khi để bố mẹ ngoài 60 tuổi vẫn phải vất vả
Tôi nên đi xa kiếm tiền lo cho ba mẹ cuộc sống vật chất đầy đủ hay ở bên cạnh ba mẹ lúc này?
Tôi sinh ra trong gia đình có hai anh em trai, tôi là con út, thu nhập chủ yếu của gia đình từ mấy công ruộng do ba canh tác. Mẹ buôn bán nhỏ, tôi là công chức nhà nước nên đồng lương cũng ít ỏi. Về phần anh trai tôi thì chẳng nhờ vả gì được, ăn chơi nhậu nhẹt buông thả lại còn vướng nợ làm gánh nặng cho gia đình. Thấy ba mẹ tuổi gần 60 rồi mà còn cực khổ nên tôi định đi làm xa để tăng thu nhập, lo cho cha mẹ an hưởng tuổi già.
Điều làm tôi trăn trở mãi là sợ ba mẹ bệnh không ai bên cạnh chăm sóc, anh tôi đang nghiện rượu, bỏ bê công việc, say rồi về thường xuyên cãi nhau nặng lời với gia đình. Trong nội tâm tôi luôn giằng xé việc không lo cho ba mẹ được chu toàn, muốn đi xa kiếm tiền mà ở nhà không ai quán xuyến nhà cửa, lo ba mẹ. Nhìn mẹ vất vả lo toan mà lòng tôi đau thắt. Tôi thấy mình vô dụng quá. Tôi nên đi xa kiếm tiền lo cho ba mẹ cuộc sống vật chất đầy đủ hay ở bên cạnh ba mẹ lúc này?
Theo Tinmoi24
Đêm tân hôn ngọt ngào của người con gái bị ép cưới với người mình chưa gặp bao giờ Bị ép cưới lấy người chồng mà mình chưa gặp bao giờ nên Hạnh không vui vẻ gì, chỉ vì bố mẹ lấy mạng sống ra dọa nên cô mới nhắm mắt đồng ý. Nhưng không ngờ rằng cô lại có đêm tân hôn tuyệt vời với người đàn ông ấy. Bị ép cưới Hạnh chỉ muốn bỏ đi đâu thật xa. Ảnh...