Động vật sở thú ‘nhớ’ bóng du khách trong đại dịch COVID-19
Một số sở thú khắp nơi trên thế giới cho biết các loài động vật đang trở nên ‘ cô đơn’ vì thiếu vắng du khách.
Theo kênh BBC (Anh), các sở thú nhiều nơi phải đóng cửa để phòng dịch bệnh COVID-19.
Một số động vật có dấu hiệu nhớ con người. Ảnh: Getty Images
Tại sở thú Phoenix (Mỹ), nhân viên trông coi các con thú phải “hẹn hò” ăn trưa cùng voi, đười ươi và một con chim thích giao lưu với con người. Các loài khỉ cũng đang nhớn nhác tìm bóng dáng du khách.
Sở thú Dublin ở Ireland cho biết động vật ở đây cũng đang “tự hỏi chuyện gì xảy ra với con người”. Giám đốc sở thú, ông Leo Oosterweghel cho biết các con vật nhìn ông đầy ngạc nhiên. Ông nói: “Chúng xuất hiện với vẻ ngoài đẹp đẽ. Chúng quen với sự có mặt của du khách”.
Tại công viên hoang dã Orana ở New Zealand, tê giác và hươu cao cổ thường xuất hiện để “gặp công chúng” vào giờ thường ngày. Phát ngôn viên Nathan Hawke nói: “Vẹt và khỉ đột dường như đặc biệt nhớ con người. Chúng thực sự thích nhìn thấy đám đông”.
Nhân viên sở thú phải ăn trưa cùng voi cho chúng đỡ buồn. Ảnh: BBC
Sở thú Phoenix thậm chí còn thấy các động vật thay đổi hành vi. Giám đốc truyền thông Linda Hardwick nói với BBC: “Chúng tôi nhận thấy một số loài động vật thích ‘ giao du’ không ưa gì lệnh giãn cách xã hội và ở nhà. Khỉ đặc biệt chú ý tới việc du khách biến mất và nháo nhác tìm họ”.
Ông Paul Rose, giảng viên về hành vi động vật tại Đại học Exeter, cho rằng không có du khách, một số động vật không có hứng thú. Ông nói: “Một số cá thể, như khỉ và vẹt, hứng khởi khi nhìn và tương tác với du khách. Điều này rất có lợi cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của động vật. Nếu không còn sự khuyến khích từ du khách, động vật thiếu hứng khởi”.
Theo ông Rose, để giúp động vật bận rộn, chúng cần được thả trong khu vực của chúng như bình thường.
Tại sở thú Phoenix, nhân viên trông coi thú tìm cách dành càng nhiều thời gian bên chúng càng tốt. Bà Hardwick kể: “Chuồng chim nhiệt đới của chúng tôi có một con chim rất đặc biệt và thích giao du. Đó là Dynah, con chim sáo Bali biết nói tiếng người. Nó nhớ sự quan tâm của du khách. Nhân viên chăm sóc chim phải thăm nom cô nàng thường xuyên để nàng bớt cô đơn”.
Video đang HOT
Nhân viên ở Slimbridge phải cho chim chóc ăn để chúng quen thuộc với con người. Ảnh: BBC
Tại quỹ bảo tồn vùng đầm lầy và chim săn bắn ở Slimbridge, Anh, nhân viên quỹ tiếp tục bầu bạn với vịt và ngỗng như du khách. Họ rắc hạt cho chúng ăn và đi xung quanh khu vực của chúng để đảm bảo chúng quen với việc có con người ở bên.
Trái lại, một số động vật lại nhanh chóng quên con người khi thiếu vắng du khách. Thủy cung Sumida ở Tokyo, Nhật Bản đã đề nghị mọi người “trò chuyện” với cá chình qua FaceTime để chúng thấy thoải mái khi có con người xung quanh. Loài động vật này lẩn trốn mỗi khi nhìn thấy người tiếp cận khu vực của chúng. Hiện tượng này khiến nhân viên chăm sóc rất lo lắng.
Người dân gọi điện qua FaceTime tới thủy cung để trò chuyện với cá chình. Ảnh: BBC
Vốn nhút nhát nhưng chúng đã quen với sự có mặt của hàng trăm người nhòm vào bể. Do đó, khi thủy cung đóng cửa từ ngày 1/3, chúng bắt đầu vùi mình xuống cát khi có người đi qua. Điều này khiến nhân viên chăm sóc khó kiểm tra sức khỏe của chúng.
Họ đã phải cầu xin mọi người gọi điện qua FaceTime tới thủy cung để cho loài vật này nhìn mặt, nhắc chúng rằng con người rất thân thiện.
Loài động vật này rất nhút nhát. Ảnh: Getty Images
Khi mà lệnh giãn cách xã hội vẫn được duy trì, hiện chưa rõ bao giờ các sở thú và công viên hoang dã có thể mở cửa trở lại.
Tại Đức, các sở thú đã mở cửa lại cho du khách nhưng với một số nước, thời gian mở cửa còn chưa rõ.
Liệu có cần phải lo ngại về việc động vật ngạc nhiên khi thấy con người trở lại?
Ông Rose nói: “Tôi cho rằng nhiều động vật sở thú khá dạn dĩ và sẽ quen với sự thay đổi trong nhịp sống hàng ngày. Nhưng mở cửa lại các chuồng thú theo từng giai đoạn sẽ tốt hơn để đảm bảo thay đổi tiếng ồn đột ngột từ yên lặng sang huyên náo không ảnh hưởng xấu tới động vật. Nhân viên sở thú vẫn tiếp tục hiện diện nên các động vật sẽ không đột ngột xa lạ với con người”
Thương động vật côi cút mùa Covid-19, nhân viên khu bảo tồn quyết ở lại cách ly cùng chúng suốt 3 tháng
Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang chung sống với tình trạng 'cách ly xã hội'.
Phần lớn mọi người tự cách ly trong căn nhà ấm cúng, đầy đủ tiện nghi hoặc di chuyển tới những vùng nông thôn yên bình, làm việc tại nhà thay vì tới văn phòng mỗi ngày.
Tuy nhiên ở một nơi xa xôi nào đó, có những người lại quyết định tự cách ly ở ngay nơi làm việc.
Cách đây 1 tuần, Paradise Park - khu bảo tồn động vật hoang dã ở Hayle, Cornwall, Anh quốc tuyên bố đóng cửa tạm thời do sự bùng phát của dịch Covid-19. Với họ, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các loài thú vẫn được chăm sóc chu đáo. Và nếu muốn vậy, họ phải đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho các nhân viên khu bảo tồn.
Sau khi thông tin được công bố, 4 nhân viên III, Emily, Layla và Sarah-jane Muff đã không về nhà cách ly như mọi người mà tình nguyện chuyển vào ở trong khu bảo tồn và cách ly ngay tại đó. Trong thời gian tự cách ly 3 tháng, họ sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi 1 số đồng nghiệp đến theo ca.
Lý do ở lại được chia sẻ từ 1 nhân viên "tự cách ly"
Theo chia sẻ của Izzy, việc cách ly trong khu bảo tồn là 1 biện pháp phòng ngừa rủi ro. Cô giải thích rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu toàn bộ nhân viên không thể đến làm việc thì ít nhất cô và 3 đồng nghiệp còn lại vẫn đủ sức chăm sóc bầy thú.
Được biết, Paradise Park là nơi sinh sống của khoảng 1.200 con chim và một số loài có vú như gấu trúc đỏ, sóc đỏ, rái cá châu Á, chuột đồng và các loài động vật khác. Với hơn một nghìn loài động vật cư trú, việc chăm sóc, cho ăn, dọn dẹp, chữa bệnh và các hoạt động quan trọng khác không phải là 1 nhiệm vụ dễ dàng (ngay cả khi không phải chịu gánh nặng đại dịch).
Họ làm gì trong thời gian cách ly 3 tháng?
4 nhân viên tự cách ly cho biết, họ vẫn đang duy trì các công việc thường ngày của sở thú, bao gồm cả việc chăm sóc những chú chim cánh cụt Humboldt. Bắt đầu từ mùa lễ Phục Sinh, khu bảo tồn này đã bắt đầu triển khai "Photocalls" - chương trình lựa chọn một số du khách bất kỳ để giúp họ cho chim cánh cụt ăn, cưng nựng và chụp ảnh cùng với chúng.
Đồng thời, 4 người cũng duy trì lịch huấn luyện đại bàng, kền kền, diều hâu và một số loài chim khác sẽ tham gia vào các màn trình diễn bay tự do diễn ra vào mùa hè.
Khu bảo tồn đóng cửa nhưng vẫn "update" đều đều với hình ảnh và webcam trực tuyến
Dù không còn mở cửa đón du khách nhưng các kênh Social Media của khu bảo tồn vẫn "update" thường xuyên, thậm chí, họ còn sử dụng các webcam để live trực tuyến, cho phép các du khách có thể tham quan cuộc sống hoang dã ngay tại nhà.
Một số người còn gợi ý quay lại hành trình cách ly theo kiểu vlog hoặc làm thành chương trình thực tế. Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp sở thú bội thu "follower" dù phải đóng cửa trong mùa dịch.
Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp sở thú bội thu "follower" dù phải đóng cửa trong mùa dịch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Paradise Park cũng đã mất phần lớn thu nhập. Vì vậy, các nhân viên của sở thú đã phát động chiến dịnh GoFundMe với hy vọng có thể chi trả cho thực phẩm và các chi phí quan trọng khác vốn tiêu tốn hơn 1.500 USD/tuần.
Hương.H
TQ phát hiện đáng lo ngại về virus corona Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus corona đã tiến hóa thành hai chủng lớn với tốc độ lan truyền và phân bố địa lý khác nhau. Báo South China Morning Post trích dẫn một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí khoa học National Science Review hôm 3/3 cho biết, kết luận được rút ra sau khi một nhóm...