Động vật hoang: Món nhậu “hot”
Các loại động vật hoang dã, quý hiếm đang là món hàng “hot” tại nhiều nơi và đẩy chúng đến gần hơn tình trạng tuyệt chủng…
Ngày 1/11, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cho biết, đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi rao bán động vật hoang dã trên mạng của Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1987, thường trú ở tỉnh Khánh Hòa).
Rao bán công khai
Trước đó, ngày 28/10, lượng Cảnh sát môi trường (CSMT) thuộc Công an thành phố Đà Nẵng phối hợp với các tình nguyện viên (TNV) bảo vệ động vật hoang dã tại Đà Nẵng bắt quả tang Tuấn rao bán một con rùa trái phép. Để bán được rùa, Tuấn lên trạng mạng vatgia.com, đăng quảng cáo với nội dung: “muốn bán một con rùa vàng – hộp ba vạch, giá 10 triệu…”.
Một con thú rừng được đưa lên mâm chờ thực khách
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 28.10, Tuấn đã bị bắt giữ cùng với tang vật. Theo các điều tra viên thuộc Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, con rùa giải cứu được từ Tuấn là rùa hộp trán vàng, được bảo vệ trong nhóm IIB thuộc Nghị định 32 CP/2006, là nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại. “Tuy nhiên, Tuấn quảng cáo trên mạng là rùa vàng (Rùa hộp ba vạch,được bảo vệ trong nhóm IB Nghị định 32, nghiêm cấm sử dụng vì mục đích thương mại) để bán với giá cao. Đây là hành vi vi phạm pháp luật”, một điều tra viên cho biết.
Mới đây, lực lượng Kiểm lâm Đà Nẵng, chuyên gia nghiên cứu Linh trưởng người Anh Larry Ulibarri và tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã tại Đà Nẵng cũng đã giải cứu thành công một con trăn đất (tên tiếng Anh: Burmese (Asiatic rock) python/ tên khoa học: Python molurus) và một con khỉ vàng (tên tiếng Anh: Rhesus macaque/ tên khoa học: Macaca mulatta), bị nuôi nhốt trái phép nhiều năm qua tại quán cà phê Thảo Chi – số 80 Hà Huy Tập.
Chủ quán cà phê cho biết, hai động vật trên được người bạn ở Quảng Bình cho đã lâu và nuôi với mục đích làm cảnh trong quán cà phê để hút khách. Hiện con khỉ đang được các cơ quan chuyên môn kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định thả hay đưa về rừng quốc gia Cúc Phương dưỡng sức.
Video đang HOT
Theo lực lượng Kiểm lâm Đà Nẵng, các cá thể động vật hoang dã này được luật pháp bảo vệ ở nhóm IIB thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm động vật hoang dã hạn chế sử sụng vì mục đích thương mại.
Bắt không xuể
Trong khi đó, ở Quang Nam, các loại thú rừng được chào bán công khai ở các quán nhậu. Những nhà hàng, quán nhậu đặc sản thú rừng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách bất cứ lúc nào. Phần lớn các đầu nậu cung cấp thịt rừng đều mở rộng thị trường xuống phố do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh.
Lực lượng chức năng Quảng Nam bắt giữ một số lượng động vật hoang dã bị vận chuyển trái phép.
Khi được hỏi, nhân viên quán nhậu ĐQ (huyện Núi Thành) mời chào thịt heo rừng 250.000 đồng/kg, thịt nai 200.000 đồng/kg, thịt tê tê có giá 1,2 triệu/kg… Ngồi trong quán nhậu sẽ thấy thực khách, phần động à lãnh đạo các doanh nghiệp và quan chức đều gọi món thịt cheo, chồn hương, nhím, sơn dương….
Tại Đà Nẵng, các quán nhậu: HM (đường 2/9), HD (đường Đào Duy Từ)… thịt thú rừng ở đây được bán với giá cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi (tùy từng loại) so với các quán nhậu ở Quảng Nam. Một nhân viên quán HM bật mí: “Cách đây một vài năm, khu vực các xã Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) các điểm mua bán thịt thú rừng hoang dã mọc lên như nấm và là điểm cung cấp nguồn thịt thú rừng cho hàng trăm nhà hàng ở thành phố.
Tuy nhiên, hiện cảnh mua bán thịt thú rừng hoang dã ở những địa phương này đã giảm nên nhiều chủ nhà hàng phải chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn thịt thú rừng của các con buôn chuyên thu mua thịt thú rừng từ các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk xuống, từ Huế, Quảng Trị… Do đó, giá đắt hơn nhiều”.
Theo các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, từ năm 1998 đến nay, đã có gần 300 vụ buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã được phát hiện với hoảng hơn 8.000kg thịt thú rừng bị tịch thu vì không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, hiện tình trạng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã vẫn diễn ra khá phổ biến và tinh vi.
Theo Báo Đất Việt
Gà lôi, rắn hổ chúa... suýt thành món nhậu
Gà lôi trắng, rắn hổ mang chúa được mua ở Lạng Sơn, vận chuyển về Hà Nội để chế biến thành đặc sản.
20h ngày 15-9, Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với CAP Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy tuần tra, kiểm soát trên đường Xuân Thủy, phát hiện xe taxi 4 chỗ BKS 30T-1436 dừng đỗ sai quy định, biểu hiện nghi vấn đã tiến hành kiểm tra.
Hoàng Văn Cương và Đỗ Văn Phương
Thời điểm kiểm tra, trên xe có 2 người đàn ông đang ôm khư khư 2 túi vải, bên trong có 2 cá thể rắn hổ mang, 2 con gà lôi. Chủ hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số động vật hoang dã trên, nên được đưa về cơ quan công an làm rõ.
Hai con gà lôi các đối tượng mua ở Lạng Sơn
Tại đây, 2 đối tượng khai tên là Đỗ Văn Phương (SN 1972), trú tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội), và Hoàng Văn Cương (SN 1983), trú tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Phương và Cương nhận: số động vật trên là rắn hổ mang chúa và gà lôi trắng - loài động vật thuộc nhóm IB (động vật rừng quý hiếm nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt, mua bán, giết mổ).
Động vật hoang dã tiếp tục bị sắn bắt để chế biến các món ăn
Rắn hổ mang chúa và gà lôi trắng được các đối tượng mua ở khu vực Lạng Sơn, với ý định đem về Hà Nội bán kiếm lời. Đang trên đường vận chuyển thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ. Được biết, mỗi kilogam gà lôi trên thị trường tự do bán giá 7 triệu đồng, rắn hổ mang chúa giá 5 triệu đồng.
Hiện, Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường đã bàn giao hồ sơ vụ án mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên cho CAH Cầu Giấy tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo ANTD
'Tiểu hổ'... lên ngôi! Chẳng biết từ khi nào, Thái Bình trở thành nơi chuyên trị thịt mèo, đến nỗi món nhậu này đã trở thành... đặc sản! Những năm gần đây, thịt mèo đã trở thành món đặc sản ở Thái Bình. Lúc trước, thịt mèo chỉ xuất hiện tại một số nhà hàng sang trọng ở TP Thái Bình nhưng gần đây, món nhậu này...