Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân
Hươu hoang, bò rừng, ngựa Przewalski và 200 loài chim đã sinh sôi nảy nở ở khu vực từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, ở Pripyat, Ukraine.
Ngựa Przewalski được nhìn thấy ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân.
Theo Mirror, nơi từng đặt nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày nay đang trở thành thiên đường để các loài sinh vật phát triển.
Năm 1986, một ngọn lửa bùng lên ở một trong những lò phản ứng của nhà máy, tạo thành thảm họa hạt nhân, khiến người dân phải sơ tán. Khu vực này bị bỏ hoang kể từ đó.
Các nhà nghiên cứu nói sự biến mất của con người là một trong những nguyên nhân giúp động vật hoang dã tái xuất.
Cáo xuất hiện ở khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl không xa.
Video đang HOT
Hàng trăm loài sinh vật giờ đây sinh sống ở Chernobyl, trong khu vực rộng 4000m2, giáp biên giới Ukraine-Belarus.
Camera ghi lại hình ảnh của gấu nâu, sói và nhiều sinh vật khác đi lang thang trong khu vực không có con người can thiệp.
Nhiều kẻ lạ mặt còn đến đây sinh sống, cho đến khi bị chính quyền Ukraine bắt được.
Trong một cuộc họp báo gần đây, các nhà nghiên cứu nói lượng phóng xạ ở Chernobyl đã giảm xuống mức thấp, không có dấu hiệu đe dọa đến các loài sinh vật xuất hiện ở đây.
Khu vực nhà máy điện hạt nhân nay còn có nhiều động vật hoang dã hơn trước.
Nghiên cứu nói cộng đồng sinh vật hoang dã ở Chernobyl đang phát triển, thậm chí còn đa dạng hơn trước.
Một số người đã bày tỏ mong muốn rằng khu vực này được biến thành khu bảo tồn động vật hoang dã.
Một người tên Germán Orizaola nói: “Trong 33 năm qua, Chernobyl đã chuyển mình từ vùng đất chết, trở thành một trong những khu vực đa dạng sinh học bậc nhất.
“Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng chúng ta cần duy trì sự đa dạng này và biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên, để sự sống ở Chernobyl tiếp tục sinh sôi nảy nở”.
Theo Danviet
Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học.
LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy điều kỳ lạ xảy ra tại vùng cách ly khi nó trở thành một khu bảo tồn độc nhất cho đa dạng sinh học.
"Sự phục hồi môi trường sống bị nhiễm xạ trong vùng cách ly được tạo điều kiện bằng việc loại bỏ các hoạt động công-nông nghiệp của con người tại đây. Do đó, số lượng nhiều loài động-thực vật đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện hiện tại cũng tác động tích cực tới môi trường sống ở khu vực cách ly", nghiên cứu trên diễn đàn Chernobyl của LHQ ghi rõ.
Hiện trường nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân
Thực tế, những phóng xạ do thảm họa hạt nhân gây ra khiến nhiều động thực vật chết ngay lập tức trong phạm vi 20-30 km so với nhà máy Chernobyl. Nhưng sau đó, không có báo cáo về tác động tương tự với động thực vật ở ngoài phạm vi đó (khu vực cách ly).
Vài năm đầu, động thực vật ở khu vực cách ly có khiếm khuyết về di truyền do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng sau nhiều năm, mức độ phóng xạ giảm dần, quần thể sinh học lại được phục hồi.
Ngoài việc gây biến đổi tới môi trường, thảm họa hạt nhân Chernobyl cũng làm thay đổi thái độ của người dân toàn thế giới về năng lượng hạt nhân.
Năm 1987, Ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý sau thảm họa và sau đó một năm, đất nước hình chiếc ủng quyết định loại bỏ các nhà máy hạt nhân. Thảm họa Chernobyl còn dẫn đến việc thành lập một bộ môi trường liên bang ở Đức.
Theo Danviet
Hệ thống radar khổng lồ bí ẩn trong tử địa lớn nhất thế giới Trạm radar khổng lồ nằm sâu trong khu rừng thuộc Ukraine ngày nay từng là dự án tuyệt mật của quân đội Liên Xô, đi kèm với nhiều lời đồn đoán về khả năng "điều khiển tâm trí". Sâu trong khu rừng ở phía bắc Ukraine, trạm radar Duga là cơ sở bí ẩn có quy mô lớn được Liên Xô xây dựng...