Động vật bên bờ đại tuyệt chủng lần đầu sau khủng long
Đến năm 2020, số lượng động vật hoang dã có thể giảm tới 2/3, theo báo cáo khoa học mới phát hành.
Một con voi ở Ấn Độ được biết đã chết vì ăn cây có thuốc trừ sâu (Ảnh: Reuters)
Thế giới đang tiến gần đến sự tuyệt chủng động vật hàng loạt đầu tiên từ khi khủng long bị quét sạch 65 triệu năm trước đây, theo một khảo sát toàn diện nhất về động vật hoang dã từng được thực hiện.
Đến năm 2020, số lượng động vật có vú, chim, cá, bò sát và các loài có xương sống khác dự đoán sẽ giảm hơn 2/3 so với năm 1970, theo báo cáo Living Planet.
Tỷ lệ tuyệt chủng hiện tại là nhanh hơn 100 lần so với mức bình thường, lớn hơn tỉ lệ của 5 lần tuyệt chủng hàng loạt trước đây trong lịch sử Trái Đất.
Đến năm 2020, số lượng động vật có vú, chim, cá, bò sát và các loài có xương sống khác dự đoán sẽ giảm hơn 2/3 so với năm 1970
Báo cáo Living Planet được thực hiện bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Hội Động vật học London (ZSL), phân tích dữ liệu của 3.706 loài động vật. Đây được coi là nghiên cứu toàn diện nhất về tình trạng hiện tại của động vật hoang dã toàn cầu.
Báo cáo cũng phát hiện từ năm 1970 đến năm 2012, các loài động vật đã suy giảm trung bình 58% số lượng. Nếu không có gì thay đổi, mức suy giảm này sẽ tăng lên 67% vào năm 2020, năm thế giới cam kết sẽ ngăn chặn sự biến mất của động vật hoang dã.
Tiến sĩ Mike Barrett, Giám đốc khoa học và chính sách của WWF ở Anh, cho biết: “Lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt động vật hoang dã từ sau khi khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước.
Video đang HOT
“Việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đã đe dọa môi trường sống, dồn ép các loài vật không thể thay thế đến bờ vực và đe dọa sự ổn định của khí hậu”.
Sói bờm đang bị đe dọa vì môi trường sống của chúng ở Brazil đang được chuyển đổi thành trang trại đậu nành và đồng cỏ chăn nuôi gia súc
Trong khi những con khủng long có thể đã chết vì một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất, chỉ có một nguyên nhân duy nhất của vấn đề hiện tại: con người.
Ví dụ, những người săn trộm đã giết một số lượng lớn voi châu Phi. Trong một thập kỷ, số voi này đã giảm 111.000 con (giờ chỉ con 415.000 con).
Sói bờm đang bị đe dọa vì môi trường sống của chúng ở Brazil đang được chuyển đổi thành trang trại đậu nành và đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Ô nhiễm hóa chất đã ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển, từ cá kình để gấu Bắc cực.
Thế nhưng, tiến sĩ Barrett cũng nhấn mạnh tình hình vẫn chưa đến mức vô vọng. “Chúng ta biết cách để ngăn chặn chuyện này. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần suy nghĩ lại về cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sau đó tính toán sự thành công và các giá trị của môi trường tự nhiên”, tiến sĩ Barrett nói.
Theo Trà My – Independent (Dân Việt)
Cá sấu xóa sổ gần 1.000 lính Nhật trong Thế chiến 2
Bị lực lượng lính thủy Anh truy đuổi vào vùng đầm lầy trên đảo Ramree trong Thế chiến 2, trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật không ngờ rằng đó là chuyến đi định mệnh, không có lối thoát.
Ảnh minh họa.
Theo Vintage News, trong Thế Chiến 2, quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo Ramree vào năm 1942. Hòn đảo nằm ngoài khơi Myanmar, cách Akyabk khoảng 112 km về phía nam, khu vực ngày nay được biết đến với tên gọi Sittwe.
Bởi Ramree là cứ điểm chiến lược quan trọng, quân Đồng minh đã tấn công lên đảo năm 1945 và thiết lập một căn cứ không quân để hỗ trợ chiến dịch trên mặt đất. Giao tranh diễn ra hết sức ác liệt nhưng với sự yểm trợ từ trên không, quân Đồng minh đã lên tiếp giành thắng lợi vang dội, buộc trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật phải tháo chạy.
Liều lĩnh nhằm thoát khỏi sự truy đuổi của quân Anh, phát xít Nhật tiến sát đến khu vực đầm lầy ngập nước dài 16 km ở giữa đảo. Binh sĩ Nhật không hề biết rằng đó là lúc mà một trong những thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh sắp xảy ra.
Phớt lờ lời kêu gọi đầu hàng của quân Anh, trung đoàn lính Nhật bước vào đầm lầy vốn hoang sơ và nhiều nguy hiểm với tốc độ ngày càng chậm dần. Nhiều người trở thành nạn nhân của muỗi, nhện, rắn, bò cạp kịch độc ẩn mình trong những bụi cây trong đầm lầy.
Lính Anh đổ bộ lên đảo Ramree.
Suốt hành trình kéo dài vài ngày qua vùng đầm lầy này, quân Nhật dần thiếu thiếu nguồn nước sạch để uống và nạn đói bắt đầu xảy ra. Nhưng đó chưa phải cơn ác mộng lớn nhất, thảm họa kinh hoàng kinh hoàng thực sự đang chờ đón phát xít Nhật.
Trong một đêm tuần tra quanh khu vực, nhóm quân Anh nghe thấy những tiếng la thất thanh và tiếng súng nổ trong đêm tối. Họ không biết chuyện gì xảy ra, chỉ có lính Nhật mới biết mình trở thành mục tiêu tàn sát của đàn cá sấu khát máu.
Trung đoàn phát xít Nhật không gặp may bởi vùng đầm lầy trên đảo Ramree là nơi cư ngụ của vô số những con cá sấu nước mặn khổng lồ với số lượng không xác định. Những con cá sấu này khi trưởng thành dài 6 mét, nặng hơn một tấn và là một trong những loài bò sát ăn thịt lớn nhất thế giới.
Những người lính mệt mỏi với những vết thương rỉ máu giữa đầm lầy trở thành mồi ngon cho cá sấu. Ngay cả một con cá sấu nước mặn cỡ trung bình cũng có thể dễ dàng sát hại người trưởng thành.
Lính Nhật trong Thế chiến 2.
Họ đã bị những con quái vật bò sát khổng lồ này tấn công và tàn sát không thương tiếc. Những người sống sót sau đó kể lại giây phút loài động vật hung dữ vùng đầm lầy bất ngờ tấn công họ, còn những người lính trong cơn hoảng loạn chỉ biết bắn loạn xạ về mọi hướng.
Những người sống sót mô tả những con cá sấu bất thình lình lao lên từ đầm lầy, ngoạm lấy những người lính đang la hét và kéo tuột họ xuống bùn. Thảm kịch này đã được nhà tự nhiên học Bruce Stanley Wright, một người lính Anh tham gia trận chiến đó, mô tả trong cuốn "Wildlife Sketches Near and Far " (Phác họa Cuộc sống Hoang dã Gần và Xa) năm 1962.
"Đó là đêm kinh hoàng nhất mà các thành viên đội chúng tôi từng trải qua. Những con cá sấu bị đánh thức bởi những tiếng súng và mùi tanh của máu, tụ tập xung quanh những cây đước, trong khi mắt nhô lên khỏi mắt nước và lặng lẽ bơi về phía con mồi. Theo từng cơn sóng thủy triều, những con cá sấu lao tới đám lính đang bị thương, bị chết và cả những người khỏe mạnh mắc kẹt trong bùn lầy", Wright viết trong cuốn sách.
Cá sấu nước mặn.
Wright mô tả, "cảnh tượng như vậy, tôi nghĩ, rất ít người trên Trái đất này có thể chứng kiến được. Vào lúc bình minh, đàn kền kền kéo đến dọn sạch những gì mà lũ cá sấu bỏ lại... Gần 1.000 lính Nhật tiến vào đầm lầy Ramree, người ta chỉ tìm được hơn 20 người còn sống".
Cho đến nay, câu chuyện của Wright là dữ liệu lịch sử duy nhất còn lưu lại về thảm kịch trên trận chiến đảo Ramree. Một số nhà sử học và sinh vật học tỏ ra hoài nghi tính xác thực của câu chuyện này. Số khác tin rằng câu chuyện Wright kể là có thật nhưng số lượng đàn cá sấu và số lính Nhật bỏ mạng tại đầm lầy trên thực tế có thể thấp hơn.
Bất chấp những tranh cãi, trận chiến trên đảo Ramree được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là sự kiện "có nhiều nạn nhân nhất trong một cuộc tấn công của cá sấu".
Câu chuyện rùng rợn trên đảo Ramree đã trở thành một trong những truyền thuyết của Thế chiến II. Nhiều năm sau đó, đảo Ramree vẫn đem đến một nỗi sợ hãi. Những con cá sấu nước mặn vẫn ở đó cho đến tận ngày nay.
Theo Đăng Nguyễn - Vintage News (Dân Việt)
Hành tinh thứ 9 có thể gây tuyệt diệt Trái đất sắp lộ mặt Quãng thời gian Hành tinh thứ 9 bí ẩn "lẩn trốn" trong bóng tối sâu thẳm của hệ Mặt trời chỉ còn khoảng 16 tháng. Phác họa hình ảnh Hành tinh thứ 9 bí ẩn. Theo trang mạng Space, nhà thiên văn học Mike Brown ở Viện Công nghệ California, Mỹ (Caltech) tuyên bố, Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời sẽ...