Đông và Nam châu Phi: Hạn hán nặng nề, hơn 4 triệu người bị đói
Báo cáo công bố ngày 6-5 của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết hạn hán kéo dài tại Angola đã khiến hơn 2,3 triệu người dân nước này phải sống trong tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm, hàng ngàn trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp.
Hiện Chính phủ Angola đang cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán để huy động các nguồn lực, giảm thiểu thiệt hại về người và vật nuôi. Trong khi đó, Namibia đã ban bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán trên diện rộng được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Chính phủ sẽ hỗ trợ thu mua gia súc, gia cầm của các hộ nông dân, cung cấp thùng đựng nước cho các khu vực dân cư không có nguồn nước thay thế, để đối phó với tình hình nghiêm trọng đang diễn ra.
Cùng ngày, Hội đồng Tị nạn Na Uy cảnh báo hạn hán đã khiến gần 2 triệu người Somalia cần viện trợ lương thực khẩn cấp trong bối cảnh lượng mưa khan hiếm khiến nhiều cộng đồng khắp khu vực Đông Phi đối mặt với nạn đói.
PHƯƠNG AN
Theo SGGP
Thời tiết cực đoan 2019: Nắng nóng đến sớm, bão xuất hiện muộn trên Biển Đông
Nắng nóng, hạn hán, mưa bão, lũ quét, sạt lở đất, xâm nhập mặn,... vẫn sẽ diễn biến khó lường trong năm 2019.
Video đang HOT
Nắng nóng dự báo sẽ xuất hiện sớm ở khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Ảnh minh họa.
Nắng nóng đến sớm, bão xuất hiện muộn
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, theo các kết quả dự báo mới nhất, từ tháng 4 cho đến khoảng tháng 7-8/2019, thời tiết sẽ duy trì trạng thái El Nino (pha nóng).
Tuy nhiên, El Nino trong giai đoạn này có cường độ yếu và không kéo dài. Do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ trung bình từ tháng 4-8/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C.
"Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 4-5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5-6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5-8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực miền Đông Nam Bộ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng trong tháng 4/2019", vị đại diện thông tin.
Mùa bão 2019 trên Biển Đông sẽ xuất hiện muộn hơn trung bình nhiều năm. Ảnh minh họa.
Vị đại diện cho biết thêm, những tháng cuối năm 2019, nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng giảm dần và thời tiết sẽ chuyển về pha trung tính ENSO (không nóng, không lạnh). ENSO sẽ khiến mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN.
Dự báo, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với TBNN. Cụ thể, sẽ có khả năng xuất hiện khoang 10-12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ trong những tháng nửa cuối năm 2019.
Nguy cơ xuât hiên các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt là thời kỳ giao mùa từ tháng 4 đến tháng 5/2019 trên phạm vi toàn quốc.
Bắc Bộ đề phòng lũ quét, Trung và Nam Bộ lo chống hạn hán, xâm nhập mặn
Tháng 4/2019, nguồn nước so với trung bình nhiều năm (TBNN) khu vực Tây Bắc phổ biến ở mức cao hơn từ 5-20%; khu vực Việt Bắc phổ biến xấp xỉ TBNN; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ thiếu hụt từ 20-30%.
Hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến khó lường ở miền Trung và Nam Bộ. Ảnh minh họa.
Từ tháng 5-8/2019, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện nhiều đợt lũ, đỉnh lũ các sông ở mức BĐ1-BĐ2, các sông suối nhỏ trên BĐ3. Lũ quét và sạt lở đất có khả năng xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu mùa mưa lũ, nhiều đợt lũ quét và sạt lở đất tập trung tại vùng núi phía Tây Bắc.
Khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên từ tháng 4-5/2019 nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, đặc biệt tình hình hạn hán thiếu nước xảy ra cục bộ ở những vùng nằm ngoài khu vực cấp nước của các công trình thủy lợi.
Từ tháng 6-8/2019, dòng chảy trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên có xu thế tăng dần; các sông khác ở Trung, Nam Trung Bộ giảm dần. Mùa khô năm 2019 ở các tỉnh ven biển Trung, Nam Trung Bộ khả năng kéo dài tới tháng 8/2019, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông tại các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bô, Nam Trung Bộ.
Tình trạng xâm nhập mặn vùng đồng bằng Nam Bộ ít gay gắt hơn so vơi năm 2016 nhưng vẫn cao hơn năm 2018. Hệ thống sông Vàm Cỏ và vùng bán đảo Cà Mau-Kiên Giang độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 5/2019. Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ vẫn cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Trong 5 tháng tới, mực nước ven biển tại Trung và Nam Bộ chủ yếu dao động theo thủy triều và ở mức trung bình cùng kỳ của nhiều năm.
Ven biển Bắc Bộ có khả năng xuất hiện nước dâng do bão trong tháng 7 và 8. Khu vực ven biển Bắc Bộ, Bắc và Giữa Biển Đông vẫn có khả năng có sóng lớn do hoạt động của gió mùa Đông Bắc và trong bão, ATNĐ vào tháng 7 và 8. Hoạt động của gió mùa Tây Nam trong tháng 7 và 8 gây sóng lớn tại khu vực Nam Biển Đông.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Hạn, mặn ở miền Tây: Giảm thiệt hại bằng đầu tưthủy lợi đồng bộ Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Trần Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp nước (Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) cho rằng, để hạn chế những tác động tiêu cực của hạn mặn, cần có giải pháp căn cơ, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài. Đến thời điểm này, tình hình...