Đồng USD tiếp tục đà tăng giá trước khi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố
Đồng USD tiếp tục đà tăng giá trong phiên 10/10, sau khi số liệu việc làm “vững chắc” của Mỹ.
Đồng USD tăng từ mức 1,1086 USD/bảng trong phiên 7/10 lên 1,1059 USD/bảng, từ 0,9745 USD/euro lên 0,9708 USD/euro và từ 145,25 yen/USD lên 145,72 yen/USD.
Đồng bạc xanh đã tăng lên các mức cao kỷ lục nhiều năm so với đồng euro và các đồng tiền khác và tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư cho rằng số liệu việc làm mới nhất của Mỹ sẽ đảm bảo cho kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) trong việc tiếp tục tăng mạnh lãi suất.
Số liệu mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này sẽ cập nhập tình hình lạm phát ở nước này, sau khi Fed chuyển hướng thắt chặt chính sách tiền tệ với các quyết định tăng mạnh lãi suất.
Các nhà phân tích cho rằng việc đồng USD tăng giá trong phiên 10/10 còn là do xung đột tại Ukraine, khi đã khiến đồng USD là lựa chọn đầu tư an toàn.
Trong tuần này, doanh số bán lẻ tháng Chín của Mỹ cũng như báo cáo lợi nhuận của Delta Air Lines, JPMorgan và các doanh nghiệp khác cũng được công bố.
Các nhà đầu tư thận trọng trước khi mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu, khi chi phí tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Theo CFRA Research, các nhà phân tích nhận định các công ty trong chỉ số S&P 500 sẽ chứng kiến lợi nhuận tăng 2,9% trên mỗi cổ phiếu, so với mức tăng 10,5% theo dự báo hồi tháng Sáu.
Trong khi đó, những nỗ lực của Chính phủ Anh trong việc trấn an thị trường sau kế hoạch ngân sách gây tranh cãi đã không mang lại sự hỗ trợ lớn cho đồng bảng.
Kẻ khóc người cười khi đồng bạc xanh tăng giá
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng cũng khiến đồng USD trở nên mạnh nhất trong hơn 20 năm.
Người Mỹ ra nước ngoài có thể mua hàng hoá với chi phí thấp hơn, nhưng du khách đến Mỹ lại khác.
Kiểm đồng USD tại một ngân hàng. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự tăng giá của đồng bạc xanh đang giảm đáng kể sức mua của du khách nước ngoài tại Mỹ. Đối với du khách Anh, "nỗi đau" càng lớn, khi đồng bảng Anh xuống mức thấp kỷ lục so với đồng bạc xanh, sau thông báo giảm thuế và tăng vay nợ của Chính phủ Anh. Bên cạnh đó, đồng bảng còn chịu tác động do quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong năm nay, đồng bảng đã giảm tới 20% so với đồng USD.
Thị trường tiền tệ trên toàn thế giới đã chứng kiến những biến động lớn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Sức mạnh tương đối của nền kinh tế Mỹ đã cho phép Fed tăng lãi suất mạnh mẽ hơn các đồng nghiệp khác. Jose Alvado, một du khách đến thăm Mỹ cho biết đồng USD quá cao nên ông không thể chi tiêu như mong muốn, khi phải lựa chọn những nhà hàng có giá rẻ hơn và đến các cửa hàng để ngắm nghía thay vì mua sắm thực sự.
Dù vậy, sau khi chính sách hạn chế đi lại do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, Hiệp hội Du lịch Mỹ ước tính chi tiêu du lịch của khách quốc tế tại Mỹ sẽ đạt 87 tỷ USD trong năm nay so với mức 33 tỷ USD vào năm 2020 và 2021.
Tuy nhiên, đà tăng của đồng USD lại có lợi cho du khách Mỹ. Khi USD và euro lần đầu tiên ngang giá trong 20 năm, du khách Mỹ có thể mua hàng xa xỉ tại Paris cũng như thưởng thức những món ăn tại London với chi phí thấp hơn.
Lạm phát tháng 8 tại Nhật Bản cao nhất trong 8 năm qua Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 20/9 công bố báo cáo cho biết lạm phát của nước này trong tháng 8 đã chạm con số 2,8% - mức cao nhất kể từ năm 2014. Người dân mua sắm tại một cửa hàng rau củ ở Tokyo, Nhật Bản ngày 21/4/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Theo báo cáo, nếu trừ các...