Đông Ukraine vẫn rung chuyển, 13 người chết vì đạn pháo
Ít nhất 13 người đã thiệt mạng hôm nay 22/1 khi một quả đạn pháo bắn trúng tàu điện tại khu vực Donestk, Đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát. Trong khi đó, quân đội Ukraine đã tuyên bố tạm rút lui khỏi sân bay Donetsk.
Một khu vực tại Donetsk tan hoang vì đạn pháo (Ảnh: Tass)
Thông tin được hãng tin AFP đăng tải, dẫn lời một quan chức cơ quan tình trạng khẩn cấp địa phương.
“12 người đã thiệt mạng khi một chiếc xe điện bị trúng đạn pháo, và một người khác thiệt mạng khi đang lái ô tô đi ngang qua đó”, vị quan chức cho biết. Ngoài ra còn có khoảng một chục người bị thương.
Trong đêm thứ Tư 21/1, các vụ pháo kích tiếp tục diễn ra quanh khu vực sân bay Donetsk, tâm điểm của những vụ đụng độ gần đây. Đạn pháo khiến một người dân thiệt mạng khi bắn trúng một xe buýt, Ivan Prikhodko, một quan chức của thành phố phát biểu với AFP.
Các vụ đụng độ trong ngày thứ Năm diễn ra chỉ ít giờ sau khi ngoại trưởng các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp kết thúc một cuộc họp khẩn tại Berlin, với tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn, nhưng không có bước đột phá nào được thông qua.
Trong khi đó, quân đội Ukraine tuyên bố đã rút lui khỏi phần chính sân bay Donetsk. “Tối qua, chúng tôi đã quyết định rời khu vực nhà ga mới của sân bay để tới các vị trí khác”, Vladislav Seleznyov, một người phát ngôn của quân đội Ukraine cho biết.
“Tổng cộng 10 binh sỹ đã thiệt mạng và 16 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh hôm qua” trên khắp khu vực ly khai ở phía Đông, vị quan chức này xác nhận.
Trong khi đó, phát biểu với hãng tin Tass của Nga, người đứng đầu lực lượng tự vệ Luhansk, Sergey Kozlov cho biết các lực lượng an ninh của Kiev đã thực hiện 23 cuộc tấn công vào khu vực này.
Giao tranh làm 8 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương vì pháo kích. Quân đội Ukraine được cho là đã sử dụng các hệ thống phóng tên lửa liên hoàn Grad và Uragan để tấn công.
Video đang HOT
Tổng hợp
Theo Dantri
Sân bay Donetsk - chiến trường khốc liệt ở biên giới Ukraine - Nga
Con số 2.000 lính Ukraine thương vong sau 3 ngày đụng độ ở sân bay Donetsk cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến giữa Kiev và lực lượng đối lập miền Đông.
Cuộc gặp ngày 21/1 của Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Đức và Pháp kết thúc ở thủ đô Berlin (Đức) đã kết thúc với tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine, nhưng không có thỏa thuận đột phá nào nhằm chấm dứt xung đột.
Xe tăng của quân đội Ukraine trên đường phố Donetsk (ảnh: Reuters)
Những thông tin trái chiều về tình hình chiến sự ở sân bay Donetsk liên tục được tung ra. Hãng tin Sputnik đưa tin, quân đội Ukraine đã kiểm soát được sân bay Donetsk, trong khi nhiều báo khác lại nói: Lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine tuyên bố giành chiến thắng ở khu vực chiến sự này... Tất cả đang thể hiện tính phức tạp trong cuộc chiến thông tin; đồng thời cho thấy tầm quan trọng chiến lược đặc biệt của sân bay Donetsk.
Theo Sputnik, động thái giành giật sân bay quốc tế Donetsk giữa quân đội Kiev và lực lượng đối lập miền Đông Ukraine là điềm báo về một cuộc chiến quy mô lớn hơn ngay lúc này hoặc trong tương lai gần.
Vì sao Kiev và lực lượng miền Đông tranh giành quyết liệt sân bay Donetsk?
Từ tháng 5/2014, sân bay Donetsk đã trở thành mục tiêu giằng co quyết liệt giữa quân chính phủ và lực lượng đối lập Ukraine. Đây được cho là một vị trí không những có tầm chiến lược quan trọng mà còn có giá trị biểu tượng lớn.
Lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine cho rằng: nếu quân chính phủ chiếm được sân bay này, họ sẽ thiết lập căn cứ quân sự, phục vụ cho kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào trung tâm của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
AP dẫn lại lời đại diện của lực lượng đối lập ở Donetsk: "Sân bay này nằm ở khu vực phía bắc Donetsk, thành phố lớn nhất tại miền đông Ukraine. Nếu giành được quyền kiểm soát, quân chính phủ Kiev sẽ chiếm được ưu thế tấn công vào các vị trí trọng yếu của Cộng hòa Nhân dân Donetsk".
Bản đồ vùng chiến sự Donetsk
Còn với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, sân bay Donetsk được coi là "tài sản của người Ukraine", là niềm tự hào và cũng là sự sĩ diện của quân chính phủ. Hơn 9 tháng qua, chiến trường này là nơi Kiev thể hiện quyết tâm sắt đá trong việc theo đuổi triết lý "chỉ có quân sự mới giải quyết được vấn đề".
Dù đã không ít binh lính chính phủ Kiev đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giành lại sân bay Donetsk từ tay phe đối lập, chính phủ Ukraine vẫn quyết tâm không từ bỏ trận chiến này. Ukraine còn không giấu diếm tham vọng đẩy chiến sự tới sát biên giới với Nga.
Ngày 20/1, Ukraine quyết định động viên 50.000 lính dự bị và tình nguyện viên nhằm tăng cường sức chiến đấu cho quân đội, sau trận đánh ác liệt tại sân bay Donetsk, với 6 dân thường thiệt mạng trong các trận pháo kích vào thành phố hôm 20/1. Đây là lần thứ tư kể từ tháng 4/2014, Ukraine động viên lính dự bị.
Nếu đoạt được sân bay này, chính quyền Kiev có bàn đạp để tấn công các vùng lân cận, và cũng là minh chứng cho phương Tây thấy rằng Kiev có thể đánh và có thể thắng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak tuyên bố trước báo chí hôm 20/1: "Lịch sử sẽ lặp lại như trận tái chiếm thành trì Slavyansk khỏi tay lực lượng đối lập tháng 7/2014". Chiến thắng Slavyansk trước đó đã củng cố niềm tin cho EU "mở hầu bao" thông qua khoản vay 1,38 tỷ USD cùng với 848 triệu USD viện trợ tài chính vi mô cho Ukraine, trong khi Mỹ ký đảm bảo cho chính phủ Ukraine vay 1 tỷ USD.
Ở thời điểm hiện tại, Kiev đang muốn níu giữ giá trị của mình trong mắt Mỹ, EU và tạo sức ép để tiếp tục nhận thêm sự giúp đỡ. Tín hiệu tích cực những ngày qua khi Washington đánh tiếng ủng hộ Kiev. Khả năng vào tuần tới, các quan chức của Lầu Năm Góc sẽ thảo luận với Ukraine về vấn đề huấn luyện quân đội quốc gia này chiến đấu sao cho hiệu quả với lực lượng đối lập ở miền Đông.
Mất sân bay Donetsk - hậu quả khó lường
USA Today nhận định, bài học từ việc Nga mất quyền kiểm soát sân bay Grozny vào tay lực lượng ly khai CH Chechnya (Liên bang Nga) những năm 1990 vẫn còn giá trị với Ukraine trong bối cảnh Kiev và lực lượng đối lập ở miền Đông đang giằng co sân bay Donetsk. Việc lực lượng ly khai Chechnya kiểm soát được sân bay Grozny thực tế không chỉ ảnh hưởng tới an ninh Nga mà còn gây bất ổn cho nhiều khu vực khác, khi mà không ai có thể kiểm soát lượng vũ khí phi pháp, ma túy và những tay súng từ nhiều nơi trên thế giới đổ về khu vực này.
"Mối lo ngại về viễn cảnh Chechnya có thể lặp lại với Donetsk đang hiển hiện trong đầu các nhà lãnh đạo Kiev", ông Mark Galeotti, Chuyên gia lịch sử an ninh Nga của trường Đại học New York, Mỹ nhận định với trang điện tử Medium.com.
Một góc sân bay Donetsk bị pháo kích hôm 18/1 (ảnh: Reuters)
Chuyên gia Mark Galeotti nói thêm: "Đối với Kiev, việc để mất sân bay Donetsk sẽ giáng một đòn đau vào quyết tâm đánh thẳng vào sào huyệt của phe đối lập; làm mất uy tín của chính quyền cũng như khả năng chiến đấu của quân đội. Ngược lại, giành được sân bay này, quân đội Ukraine sẽ có được điểm tựa chiến lược về hậu cần, triển khai các chiến dịch tấn công các địa điểm do phe đối lập kiểm soát tại CH Donetsk và Lugansk tự xưng. Khi ưu thế, tương quan lực lượng còn đang ở thế giằng co, nếu Kiev bao vây được thành phố thì họ cũng có thể bao vây sân bay, từ đó ít nhất ngăn khả năng tiếp tế về vũ khí, đạn dược".
Chuyên gia Mark Galeotti còn phân tích: "Chiến sự tại Donetsk và Luhansk nhiều tháng qua đã đẩy khu vực này vào tình trạng "vô chính phủ". Một môi trường không có luật pháp tối cao và nằm dưới sự quản lý của những tay súng đối lập sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức tội phạm trỗi dậy".
Hơn bao giờ hết chính phủ Ukraine quá hiểu điều này nên thể hiện rõ quyết tâm "sống chết" cùng Donetsk. Việc giành lại sân bay Donetsk không chỉ mang tính chiến lược nhằm giúp quân chính phủ Kiev duy trì sự hiện diện tại khu vực này mà còn là một âm mưu chiến thuật "duy trì nội chiến" phục vụ những dụng ý khác...
Trong trường hợp quân đội chính phủ Ukraine đủ mạnh để giành được sân bay Donetsk, điều này quá tốt, khi Ukraine vừa giữ được thể diện, vừa được viện trợ, lại vừa ngăn tình trạng bất ổn lan sang các khu vực khác trên lãnh thổ nước này. Một mũi tên trúng nhiều đích./.
Ngân Giang
Theo_VOV
Ukraine: Phe ly khai chiếm sân bay Donetsk, giao tranh dữ dội Các lực lượng ly khai tại Đông Ukraine khẳng định đã đẩy lùi hai đợt phản công của quân đội chính phủ quanh sân bay Donetsk. Trong khi đó, phía Kiev cáo buộc 700 lính Nga ngày 19/1 đã vượt qua biên giới sang hỗ trợ phe ly khai. Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời người đứng đầu nước cộng hòa...