Đông Ukraine bên bờ vực chiến tranh
Suốt mấy ngày qua, tiếng đạn pháo hạng nặng gầm vang ở khu vực sân bay quốc tế Donetsk và các khu vực tranh chấp khác, đưa Donetsk (Ukraine) trở lại bờ vực chiến tranh.
Anh Tiến Trịnh- người Việt đang sống trong vùng chiến sự Donetsk miêu tả, đã có rất nhiều những quả đạn pháo rơi vào khu người dân đang sinh sống và các cơ sở phục vụ an sinh xã hội như bệnh viện, trường học, nhà trẻ, các trạm điện và nước gây tổn thất nặng nề cho người dân. Cũng theo anh Tiến Trịnh, trong tình trạng giao tranh xảy ra ác liệt, Hội Người Việt Nam tại Donetsk đã khuyến cáo cộng đồng đang ở trong vùng chiến sự hết sức cẩn trọng, hạn chế ra ngoài trời và tránh đi lại ra vào vùng chiến sự.
Phụ nữ cũng phải nhập ngũ
Hai binh lính quân đội chính phủ Ukraine tại khu vực giao tranh ác liệt ở sân bay quốc tế Donnetsk. KievPost
Trước sức nóng trở lại của vùng chiến sự miền Đông Ukraine, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 14.1 đã ký sắc lệnh gọi nhập ngũ ít nhất 50.000 người trong lực lượng dự bị của nước này.
Báo Bưu điện Kiev ngày 15.1 đưa tin, phát biểu tại một cuộc họp các quan chức khu vực, ông Poroshenko cho biết đã chuyển sắc lệnh này cho Quốc hội Ukraine thông qua. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh quyết định của ông là để tăng cường lực lượng phòng thủ cho đất nước vì tình hình căng thẳng tại khu vực Donetsk và Lugansk trong những ngày gần đây đã leo thang, gây nhiều thương vong.
Theo sắc lệnh trên, đợt huy động lực lượng dự bị sắp tới trong năm 2015 sẽ được chia thành 3 giai đoạn, trong đó, đợt đầu tiên sẽ được khởi động vào ngày 20.1. Các đối tượng nhập ngũ, bao gồm cả nữ, ở độ tuổi từ 25 đến 50.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine Vladislav Seleznev cho biết, việc huy động phụ nữ có những điểm khác biệt nhất định: Tuổi đời tối đa không quá 50, trong khi đối với nam giới là 60. Trước đây, vào cuối tháng 10.2014 từng có thông tin tại UKraine sẽ có tiểu đoàn nữ chính thức đầu tiên. Nhiều phương tiện truyền thông khi đó đã dự báo sẽ tiến hành tuyển quân nữ vào tháng 11.
Năm 2014, Kiev đã tiến hành 3 đợt động viên từng phần nhằm kêu gọi binh sĩ tham gia vào một chiến dịch quân sự chống lực lượng đòi độc lập ở khu vực miền Đông.
Lệnh kêu gọi nhập ngũ lần này ở Ukraine diễn ra giữa lúc quân đội Ukraine chịu thêm tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột tại miền Đông. Quân đội Ukraine vừa phải rút binh lính khỏi sân bay Donetsk, sau khi lực lượng đòi độc lập giành quyền kiểm soát toàn bộ sân bay này.
Vi phạm thỏa thuận
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi khẩn trương tổ chức một cuộc gặp của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine để tìm kiếm thỏa thuận giữa các bên xung đột tại quốc gia này. Nếu các bất đồng có thể được thu hẹp tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo tin rằng điều đó sẽ dọn đường cho các cuộc hội đàm ở cấp cao hơn có thể tổ chức ở thủ đô Astana của Kazakhstan để thảo luận về việc triển khai thỏa thuận hòa bình Minsk.
Trong khi đó, ngày 15.1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Ukraine không được sử dụng vũ lực trong cuộc xung đột tại miền Đông. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Mátxcơva, ông Lavrov nói: “Chúng tôi cảnh báo những đồng nghiệp Ukraine không được mưu toan quay trở lại kịch bản sử dụng vũ lực”.
Ông Lavrov nhấn mạnh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh tại miền Đông Ukraine đã bị vi phạm và nhấn mạnh tới vụ bắn rốc-két vào một xe buýt chở thường dân ngày 13.1 khiến 12 người thiệt mạng, đồng thời kêu gọi tiến hành “một cuộc điều tra kỹ lưỡng và khách quan” về vụ việc này. Bộ Ngoại giao Nga cũng mô tả cuộc tấn công này là một hành động “khiêu khích” nhằm phá hoại thỏa thuận ngừng bắn.
Từ Donetsk, anh Tiến Trịnh chia sẻ: “Đất nước Ukraine xinh đẹp và con người Ukraine thân thiện đâu rồi, thay vào đó là sự thù nghịch, anh em bắn giết lẫn nhau, vùng Donbass thành bãi chiến trường để thử nghiệm tất cả các loại vũ khí giết người. Những người dân lao động mà trong đó có người Việt nam đang sinh sống ở Ukraine liệu có được yên ổn để làm ăn hay không? Đất nước Ukraine liệu có tiếp theo bánh xe dân chủ như Afghanistan, Libya, Iraq, Syria hay không?…Chúng tôi rất muốn biết câu trả lời”.
Bộ phận báo chí của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng cho biết, Tổng thống đã thảo luận với lãnh đạo các cơ quan công lực trong nước về tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở biên giới, tình hình viện trợ quân sự-kỹ thuật và vật chất từ các nước đối tác, cũng như các bước tái trang bị và đảm bảo hỗ trợ trong khu vực hoạt động quân sự bằng các thiết bị công nghệ hiện đại.
Theo Đức Hoàng – Hạ Anh (Dân Việt)
Nga có quyền đòi nợ Ukraine ngay lập tức
Ngày 10-1, Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov cho biết: Kiev đã vi phạm các điều kiện đối với khoản vay 3 tỷ USD. Vì vậy, Nga có quyền đòi nợ ngay lập tức.
Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov
Trao đổi với các nhà báo, ông Siluanov nói: "Khoản nợ 3 tỷ USD mà Kiev vay của Moscow đã vượt quá 60% tổng GDP đất nước. Điều này đã vi phạm các điều kiện của khoản vay".
Vị bộ trưởng cho hay rằng, Nga có tất cả các căn cứ để yêu cầu hoàn trả lại khoản vay này tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa được đưa ra.
Trước đó, trong ngày 10-1, một nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết, trong tương lai gần có khả năng Moscow sẽ yêu cầu chính quyền Kiev hoàn trả lại khoản nợ này trước hạn.
Nếu Nga đòi nợ thì Ukraine sẽ lâm vào nguy khốn và gần như chắc chắn không thể trả được số tiền trên.
Bởi, một mặt Ukraine đang phải vật lộn để tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động quân sự chống lại phe ly khai tại miền đông đất nước vẫn chưa chấm dứt hẳn.
Mặt khác, tình trạng đối đầu căng thẳng với Nga đã đẩy giá trị đồng hryvnia của Ukraina xuống thấp nghiêm trọng, đồng thời làm tê liệt nền kinh tế mà gần như đã phá sản sau nhiều năm tham nhũng và tình trạng quản lý yếu kém. Trong khi đó, sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, Kiev đã hao hụt 20% giá trị nền kinh tế.
Mặc dù được sự hỗ trợ từ các nước khác và các tổ chức tài chính quốc tế nhưng Ukraine vẫn phải "cầu cứu Nga". Trong tháng 12-2013, Nga đã quyết định cho Ukraine vay 15 tỷ USD và mua trái phiếu châu Âu đầu tiên của Ukraine trị giá 3 tỷ USD. Trong năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã hỗ trợ Kiev 15 tỷ USD nhưng tình hình kinh tế tại nước này vẫn không có khởi sắc.
Ngày 15-12-2014, Thủ tướng Ukraine, Arseny Yatseniuk tiếp tục kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho nước này và nói rằng, chính phủ Ukraine đang làm tất cả những gì có thể để khôi phục lại nền kinh tế đổ vỡ của mình và sự giúp đỡ là rất cần thiết.
Nhưng Brussels đã từ chối tổ chức hội nghị cho các nhà tài trợ giúp đỡ Ukraine cho đến khi Kiev đưa ra một kế hoạch chi tiết về phát triển kinh tế đất nước.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko đã tuyên bố, Ukraine có thể tổ chức một cuộc trưng cầu trong vài năm tới về việc gia nhập NATO mặc dù điều này đã được Mátxcơva cảnh báo rằng sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Phát biểu tại trụ sở của NATO, Thủ tướng Yatseniuk nói rằng, cá nhân ông rất vui mừng nếu Ukraine có thể gia nhập NATO càng sớm càng tốt, nhưng ông không dám chắc tất cả các đồng minh NATO sẽ hài lòng về điều này.
Theo_An ninh thủ đô
Ukraine nhận hàng hỗ trợ quân sự từ nước ngoài Tổng thống Petro Poroshenko cho biết Ukraine đang kịp thời nhận được từ đối tác quốc tế các thiết bị quân sự cần thiết. Thông tin này được ông đưa ra trong cuộc họp với các cơ quan công lực ngày 4/1. Tổng thống Poroshenko nêu rõ: "Những gì mà các đối tác từ Litva cam kết về mặt vũ trang thì chúng...