Đông trùng hạ thảo 1,6 tỷ/kg: Đại gia uống thay trà hàng ngày
Được ví như tiên dược tự nhiên chữa được bách bệnh, đông trùng hạ thảo tự nhiên Tây Tạng dù có giá đến 1,6 tỷ đồng/kg vẫn được giới nhà giàu Việt háo hức đặt mua. Khách mua còn phải đặt trước nửa năm trời mới có.
Sáng cuối tuần, vừa thưởng thức chén trà nóng, ông Nguyễn Ngọc Lâm ở Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội) vừa khoe: “Trà đông trùng hạ thảo thượng hạng, hai con này có giá tới 1,5 triệu đồng. Ngày nào tôi cũng nhâm nhi thưởng thức một chén, thay vì uống trà bình thường”.
Ông Lâm chỉ tay vào chén trà có hai con đông trùng to bằng đầu đũa, một đầu màu hơi vàng và một đầu màu đen, nói tiếp: “Để không phí uổng tiên dược, sau khi thưởng thức xong chén trà, hai con đông trùng này cũng có thể ăn luôn”.
Tìm hiểu trên mạng thấy loại đông trùng hạ thảo cực kỳ bổ dưỡng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng miễn dịch, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau ốm dậy, điều trị bệnh, tăng cường hormone sinh dục nam,… nên mấy năm gần đây, ông Lâm thường xuyên đặt mua về để bồi bổ sức khỏe cho mình và các thành viên khác trong gia đình.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng đang có giá bán trên thị trường lên đến 1,6 tỷ đồng/kg
“Mỗi lần tôi mua tầm 1 kg, dùng gần hết lại đặt tiếp”. Ông Lâm cho biết, đông trùng có thể ngâm rượu theo công thức 10g đông trùng ngâm với 1,5 lít rượu, sau 30 ngày ngâm có thể đem uống. Hay đơn giản, cứ 2 con đông trùng pha vào 1 chén trà, đem vài con đi nấu cháo, hầm với gà ác, nấu canh với cá,…
Ngày nào nhà ông Lâm cũng sử dụng đông trùng hạ thảo, không pha trà uống thì đem chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, ông chỉ sử dụng loại có nguồn gốc Tây Tạng.
“Đông trùng hạ thảo Việt Nam giá rất rẻ nhưng là hàng trồng, còn đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng là khai thác tự nhiên, cực kỳ quý hiếm nên dù giá có lên tới 1,6 tỷ đồng/kg tôi vẫn mua”, ông Lâm chia sẻ.
Video đang HOT
Tương tự, chị Phương Nga ở phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng cho biết, nhà chị ngày nào cũng phải dùng vài con đông trùng hạ thảo.
Chị Nga chia sẻ, cách đây hai năm bố chồng chị bị tai biến, dùng đông trùng hạ thảo tẩm bổ thì thấy bệnh thuyên giảm dần. Thế nên, giờ chị còn chế biến đông trùng hạ thảo bằng cách hầm với gà ác, ba ba, chim cút,… cho cả nhà cùng ăn, coi như bồi bổ, phòng chống bệnh tật. Riêng chồng chị thì dùng thêm loại rượu ngâm đông trùng hạ thảo để giảm stress, tăng cường sinh lực.
“Hay dùng nhưng mà khó mua. Đặt hàng thì phải nửa năm mới có, thậm chí có khi còn lâu hơn. Dịp tháng 2 vừa rồi, có cậu bạn đi du lịch Tây Tạng, tôi chuyển tiền vào tài khoản cậu ấy nhờ mua hẳn 2 kg đông trùng hạ thảo loại thượng hạng, trên 2 tỷ đồng/kg”, chị Nga nói. Đây là hàng khô, mua về tích đó để dùng dần trong 2-3 năm tới.
Trao đổi với PV, chị Lê Thị Quỳnh, một đầu mối chuyên bán đông trùng hạ thảo Tây Tạng trong TP.HCM, cho biết, trên thị trường đông trùng hạ thảo có khá nhiều loại, giá thấp nhất vào khoảng 100 triệu/kg, loại trung bình tầm 400-500 triệu đồng/kg.
Dù đắt đỏ nhưng đông trùng hạ thảo Tây Tạng vẫn được giới nhà giàu Việt mua cả cân về dùng
Nhưng đắt và hiếm nhất vẫn phải kể đến đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Cụ thể, loại D rẻ nhất giá 7 triệu đồng/10g (từ 60-65 con), loại C giá 8,5 triệu đồng/10g (từ 50-55 con), loại B giá 10 triệu đồng/10g (khoảng tầm 40 con), loại A giá 12 triệu đồng/10g (tầm 26-30 con), loại vip giá 16 triệu đồng/10g (22-25 con) tương đương với 1,6 tỷ đồng/kg. Thậm chí, có thời điểm đông trùng loại vip giá còn lên tới 18 triệu đồng/10g.
Theo chị Quỳnh, Tây Tạng là vùng đất sản sinh ra đông trùng hạ thảo, người dân phải leo lên những ngọn núi cao cả 4.000 m so với mặt nước biển để tìm kiếm từng con đông trùng, sau đó về phân loại và phơi khô.
“Đa phần khách thường mua loại đông trùng D, C, B để làm quà biếu tặng với số lượng từ 1-2 lạng. Song, nhiều đại gia Việt đặt mua cả cân. Họ dùng toàn hàng xịn nhất. Thậm chí có khách quen cứ nửa năm lại đặt mua 1 kg, mà mỗi ký loại vip thường có 2.200-2.500 con”, chị nói.
Các loại đông trùng loại D, C, B số lượng nhiều nên khách mua chỉ cần đặt hàng trước 1 tháng, riêng loại A phải đặt trước vài tháng. Còn loại vip phải đặt trước ít nhất nửa năm vì hàng siêu hiếm.
Trước đó, báo chí Trung Quốc có đăng hàng loạt thông tin về đông trùng hạ thảo – loại được coi là vị thuốc quý của Đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch; thậm chí được đẩy lên thành “ thần dược” với giá đắt hơn vàng, nhưng thực ra công dụng của chúng không giống như những gì đồn thổi. Bởi, loại trung thảo tố (loại hoạt chất là kháng sinh để tung hô đông trùng hạ thảo như thần dược) lại không có trong đông trùng hạ thảo.
Trong khi đó, các các chuyên gia ở Việt Nam thì lại cho rằng, đông trùng hạ thảo vẫn là vị thuốc quý, nhưng không phải là loại thuốc có thể trị bách bệnh.
Theo_VietNamNet
Kỹ sư IT bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt làm nhộng trùng thảo
Đang có việc làm ổn định và thu nhập khá tốt ở một công ty công nghệ thông tin tại TP HCM, Lê Ngọc Tuyền bất ngờ nghỉ việc lên Đà Lạt thuê phòng trọ hàng tháng trời để tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất nhộng trùng thảo.
ăm 2006, Lê Ngọc Tuyền thi đậu vào một trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin ở TP HCM, và có việc làm ngay khi ra trường. Tuy công việc ổn định và thu nhập khá tốt, nhưng là người dám chấp nhận mạo hiểm, Tuyền vẫn quyết định chọn ngã rẽ mới.
Năm 2013, các sản phẩm đông trùng hạ thảo của Hàn Quốc bắt đầu quảng bá nhiều ở Việt Nam và trong nước cũng đã sản xuất được. Nhận thấy đây là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng và có thể đem lại thu nhập cao, Tuyền quyết tâm tìm hiểu về sản phẩm này. Qua nghiên cứu, thấy việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo khó khăn hơn, chàng kỹ sư IT chọn nuôi nhộng trùng thảo và lấy Đà Lạt làm địa điểm phát triển vì có khí hậu phù hợp.
Tuyền giải thích, nuôi trồng đông trùng hạ thảo là cấy cây nấm phát triển ký sinh trên con nhộng từ mùa đông sang mùa hạ (6 tháng) mới thu thành phẩm. Còn nuôi trồng nhộng trùng thảo cũng tiến hành tương tự, nhưng thời gian hoàn thành chỉ từ 60 đến 70 ngày ở mọi thời điểm trong năm. Dược chất của đông trùng hạ thảo thường cao hơn so với nhộng trùng thảo.
Xưởng ươm trồng nhộng trùng thảo của Lê Ngọc Tuyền.
Với số vốn ban đầu chỉ hơn trăm triệu, Lê Ngọc Tuyền thuê nhà trọ ở Đà Lạt để tìm hiểu, nghiên cứu, rồi đến các viện nghiên cứu, trường đại học... làm quen xin chỉ dẫn từ những cán bộ nghiên cứu khoa học đã từng làm hoặc đang nghiên cứu đề tài về nhộng trùng thảo và đông trùng hạ thảo. Điều may mắn là Tuyền được mọi người chỉ dẫn tận tình. Tuy nhiên, bắt tay vào làm anh gặp thất bại khá nhiều lần, nhưng cuối cùng cũng thành công khi kết hợp với một vài người bạn ở Đà Lạt có cùng đam mê để ra một qui trình cho riêng mình.
Tuyền chia sẻ, để nuôi trồng nhộng trùng thảo, trước tiên cấy ký sinh cây nấm vào nhộng tằm, rồi kết hợp giá thể là gạo lứt. Nhộng trùng thảo thích hợp phát triển với điều kiện khí hậu tự nhiên của Đà Lạt, nhiệt độ nuôi trồng luôn đảm bảo từ 20 đến 22 độ C, mà ở Đà Lạt buổi trưa trong nhà là thời điểm nóng nhất cũng chỉ 23 độ C nên không cần dùng tới máy lạnh. Ánh sáng thì cần từ 60 đến 70% và độ ẩm 80%. Tại Đà Lạt độ ẩm thường rất cao, nếu những lúc độ ấm thấp chỉ cần áp dụng một vài biện pháp kỹ thuật đơn giản là có thể khắc phục. Quan trọng là phải giữ vườn ươm sạch, tránh ẩm mốc làm cho nấm nhiễm khuẩn kém phát triển hoặc hỏng hàng loạt.
Hiện tại nhà ươm trồng nhộng trùng thảo của Tuyền ở Đà Lạt rộng 300m2. Anh cho biết, mật độ nuôi trồng tốt nhất là 12.000 lọ trên 100m2, nếu cao hơn mức đó chất lượng sẽ kém đi. Sau 2 tháng nuôi, mỗi lọ bên trong có 25-30 cây nấm, Tuyền xuất bán với giá 600.000 đồng một lọ, trung bình 40 lọ được một kg tươi. Nếu là nhộng trùng thảo khô thì có giá 150 triệu đồng một kg vì phải qua công đoạn sấy.
Nhộng trùng thảo rất dễ sử dụng, chỉ cần ngắt cây nấm ra rồi ngâm với mật ong, hoặc ngâm rượu hay pha trà, thậm chí có thể nấu cháo, hầm với gà, vịt đều dùng được. Nếu để nhộng trùng thảo vào tủ lạnh thì bảo quản được 2 tháng, còn sấy khô có thể bảo quản cả năm.
Tuyền cho biết thêm, ban đầu, sản phẩm khô phải sấy thủ công rất vất vả nhưng từ đầu năm nay khi anh và các đồng sự lập công ty, đã quyết định đầu tư 500 triệu để mua máy sấy lạnh theo đúng qui trình.
Vào tháng 10/2015, Tuyền đưa mẫu nhộng trùng thảo kiểm nghiệm tại Viện Y tế công cộng TP HCM (Bộ Y tế) đã đạt kết quả dược tính khá cao (tỷ lệ 9,4mg/g dược chất cordycepin và 1279,59mg/kg của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên), giúp công ty tăng nhanh đơn đặt hàng từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Nhiều khách hàng phía Bắc còn thích mua giống về tự nuôi trồng, nên Tuyền bán một lọ giống cho khách là 90.000 đồng.
Dự định của Lê Ngọc Tuyền và các đồng sự là cố gắng năm nay nâng diện tích ươm trồng lên gấp đôi, nhưng bài toán khó vẫn là vốn. Tuy đã thành công ban đầu, nhưng lợi nhuận lâu nay đều dồn vào vốn và thanh toán vốn vay. Trong tương lai, Tuyền sẽ tập trung nghiên cứu thêm một số dòng thảo dược phù hợp với điều kiện khí hậu và nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Đông trùng hạ thảo dễ bị nhầm với nhộng trùng thảo. Cách phân biệt nhanh nhất là dựa trên hình dáng. Nhộng trùng thảo thân cây màu vàng cam ngả hồng hồng, đầu nấm dạng chùy, được trồng trên bất cứ chỗ nào của vật/cây ký chủ; còn đông trùng hạ thảo là cây ở dạng nấm mọc trên đỉnh đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác.
Theo Quốc Dũng (VnExpress)
Đỉa khô dùng để làm gì? Trong các sách đông y nổi tiếng của Việt Nam đều có dùng đỉa làm thuốc. Tuy nhiên, chúng phải được chế biến rất kỹ càng, nghiêm ngặt. Đỉa sấy khô nhập lậu từ Campuchia bị phát hiện hôm 14.11 - Ảnh: Giang Phương Thông tin 72 kg đỉa khô bị chặn bắt trên đường từ biên giới Campuchia - Việt Nam vào...