Dòng tin nhắn của một lớp phó học tập: “Thầy ơi, con muốn… chết!”
“Con đang ở trên lầu 3. Một mình. Thầy ơi, con muốn chết!”, những dòng tin nhắn của cậu học trò lớp 10 làm thầy giáo “rụng tim”. Thầy gọi điện, bật camerea.. để trò chuyện với học trò.
Tuần rồi, sự việc nam sinh lớp 6 ở Hà Nội nhảy lầu làm nhiều người rụng rời. Vậy nhưng, việc học trò tự vẫn không phải là chuyện xưa nay hiếm, gần năm nào cũng xảy ra.
Trường hợp học trò tự tử theo nhiều người chỉ là “tảng băng nổi” so với số học trò có ý định hoặc suy nghĩ tự tử. Nhiều giáo viên trong quá trình tiếp xúc với học trò gặp không ít câu chuyện đau lòng…
Một học trò 15 tuổi chia sẻ trên một diễn đàn “Ngày nào em cũng có ý định tự sát” (Ảnh chụp lại màn hình).
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tìm cái chết (800.000 ca tự tử/năm). Theo thống kê, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông. Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng công bố trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
“Con đang trên lầu 3!”
Nhắc lại câu chuyện cách đây không lâu, thầy Nguyễn Văn Trung, nguyên giáo viên một Trường THPT ở quận 3, TPHCM vẫn chùng lòng. Tối đó, một em học trò nhắn tin cho thầy nói… em đang ở trên sân thượng lầu 3 và em đang chờ để nhảy xuống. Em nhắn: “Thầy ơi, con muốn chết!”.
Thầy Trung bủn rủn. Cậu học trò một mình trong căn nhà rộng thêng thang, không ai bên cạnh. Qua lời kể của em thầy chỉ biết từ bé em đã thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ em gây gổ, đánh nhau.
4 năm nay, bố em đã chuyển đến sống với người phụ nữ khác, vài tháng mới về nhà. Người mẹ bận rộn, đi suốt ngày. Gần đây, theo cậu học trò, mẹ mình có bạn trai nên càng ít về nhà, ngày nào bà cũng gọi điện chỉ để nhắc “lo học đi”. Một mình lủi thủi, ngày em càng chán chường, không thiết sống…
Video đang HOT
Đời sống tâm lý học trò ngày càng phức tạp, bất ổn (Ảnh học trò đánh bạn ngay trong lớp chụp từ clip).
Tối đó, thầy giáo gọi điện qua video call với cậu học trò suốt đêm hòng giữ chân em. Cậu học trò nằm trên sân thượng, một mình uống rượu bia… Đến 2 giờ sáng, nghe lời thầy, em đi xuống nhà khi đã say khướt.
Thầy Trung chia sẻ, đó chỉ là một trường hợp mình vô tình biết được do em là lớp phó học tập, hay nhắn tin qua lại. Hiện nay, đời sống học trò cực kỳ phức tạp, nếu chỉ nhìn bên ngoài, không dễ nhìn thấy được những bất ổn bên trong các em.
Không cần đến những nghiên cứu, khảo sát hay các con số báo động, cô Nguyễn Thị T., giáo viên dạy Văn ở quận 7, TPHCM từng cảnh báo tại tọa đàm về giáo dục: Hầu hết học trò cô dạy đều ít nhất một lần nghĩ đến việc tự vẫn, có em nghĩ đến nhiều lần.
Cô T. kể đã thâm nhập vào các nhóm chat, diễn đàn của học sinh, đi sâu vào “thế giới ngầm” của học sinh mới thấy được phần nào nỗi lòng, các vấn đề mà các em đang phải đối mặt.
Lý do các em nghĩ đến cái chết thì vô vàn, từ thất tình, bị bạo hành học đường, bị Body Shaming, kết quả học tập không như kỳ vọng, hoặc chán nản chuyện gia đình…
Trong đó, theo cô T., nhiều em chịu áp lực rất lớn từ kỳ vọng, sự áp đặt của bố mẹ. Và đặc biệt, các vấn đề của các em không được tháo gỡ khi không tìm được sự chia sẻ, không được lắng nghe, không tìm được một điểm tựa nào đó để tìm tháo gỡ cho những vấn đề của mình.
Cả chục năm, chỉ nói với con câu “lo học đi”
Tiếp xúc với các em, hòa trong thế giới của các em, cô Nguyễn Thị T. bày tỏ: “Điều đáng thương nhất là các em ngày nay không thiếu ăn thiếu mặc, không thiếu thốn gì về vật chất nhưng các em rất cô đơn và tuyệt vọng!”.
Trẻ nhỏ là đối tượng chịu nhiều tác động của những bi kịch đời sống xã hội, gia đình. Cuộc sống hiện nay ít có sự gắn kết, tương tác, trẻ ít không gian thực để kết nối, để tiếp xúc giữa người và người, ngay cả trong gia đình. “Cuộc khủng hoảng gia đình” là thách thức với nhiều đứa trẻ khi bố mẹ quá bận rộn, không quan tâm chia sẻ với con cái, bố mẹ bạo lực hoặc ly hôn…
Chưa nói đến thế giới rộng lớn nhiều áp lực ngoài kia, nhiều đứa trẻ cô đơn ngay trong nhà mình, ngay khi sống bên cạnh bố mẹ. Có em, bố mẹ sáng đi đêm về hoặc đi công tác triền miên, muốn nói gì với bố mẹ thì “viết giấy dán lên tủ lạnh”; có em hàng ngày rạch tay, uống thuốc ngủ rồi lên mạng tâm sự để nhận về sự chia sẻ, những lời động viên “dừng lại đi” từ nickname xa lạ…
Nhiều trẻ rạch tay, tự làm đau bản thân vì những bất ổn bên trong (Ảnh chụp lại màn hình).
Nhiều đứa trẻ cứ mở lời với bố mẹ là bị la mắng, phán xét; có những đứa trẻ “đóng cửa” với bố mẹ nhưng cũng không ít trẻ nổi loạn để mong bố mẹ thấy mình còn tồn tại…
Một nữ sinh ở trường cai nghiện game, khi kể về hành trình dấn thân vào game, thậm chí từng có ý định giết người để có tiền chơi game, em nói: “Cả chục năm qua, từ khi em vào lớp 1, câu duy nhất bố mẹ nói với em là “lo học đi”. Khi chơi game, em bớt cô đơn”.
Đời sống, tâm lý học trò phức tạp đặt ra thách thức lớn với nhà trường, giáo viên. Trường học, giáo viên giờ đây không chỉ là dạy chữ, dạy kiến thức mà cần nắm, hiểu về cuộc sống, khó khăn của trẻ. Đòi hỏi trường học phải xây dựng một hệ thống hỗ trợ tư vấn tâm lý cho trẻ.
Vậy nhưng, việc hỗ trợ tâm lý trong trường học còn rất hạn chế, nhiều trường không có chuyên gia tâm lý hoặc có cho… có. Việc hỗ trợ trẻ nhiều khi vượt quá năng lực của nhà trường, của giáo viên.
Bà Vũ Thị Thu Hằng, Trưởng Phòng Đào tạo tại một hệ thống trường ngoài công lập, đồng tác giả bộ sách “Chăm trái tim ấm – Dưỡng trí não con tinh” chia sẻ, đối với nhiều vấn đề của học trò, khả năng của người thầy là… có hạn. Nhiều vấn đề của học sinh xuất phát từ gia đình, mình không thể can thiệp, không thể thay đổi giá trị của họ đối với việc giáo dục con. Người thầy chỉ có thể làm những việc trong khả năng của mình.
Chúng ta không thể làm việc hàn gắn hạnh phúc gia đình của họ hay thay đổi họ như mình mong muốn. Việc người thầy có thể làm là hãy cho các em biết rằng, kể cả khi thế giới có quay lưng lại với con, cho dù ba mẹ con có vấn đề gì, hãy tin luôn có cô lắng nghe, bên cạnh con.
Để ít nhất, có khi muốn “buông”, học trò vẫn thấy có bàn tay luôn sẵn sàng giơ ra nắm lấy tay mình.
Nam sinh lớp 7 đột nhiên nhảy lầu tự vẫn từ tầng 17, ông bố giở vở bài tập của con ra xem mới ngã quỵ trước lý do đau lòng
Bi kịch vô cùng thương tâm của gia đình đã khiến dư luận, nhất là các bậc phụ huynh phải giật mình sợ hãi.
Mới đây, Tống Thanh Huy - một nhà kinh tế học, tác giả nổi tiếng của Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện thương tâm của gia đình mình trên mạng xã hội Weibo và thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận, đặc biệt là khiến hàng triệu bậc phụ huynh phải giật mình.
Theo truyền thông Trung Quốc, vào 6 giờ 26 phút sáng ngày 23/11, tại một khu chung cư thuộc quận Long Cương, thành phố Thâm Quyến, Tống Nhiên - một học sinh lớp 7 đã rơi từ tầng 17 căn hộ chung cư xuống đất tử vong tại chỗ. Theo ông Tống Thanh Huy - bố nạn nhân thì ngày xảy ra sự việc kinh hoàng, con trai ông vẫn dậy sớm từ lúc 6 giờ kém để chuẩn bị đi học. Ngày hôm đó trong nhà không có sẵn đồ ăn sáng và bản thân ông có việc bận nên đã bảo con trai tự ra ngoài ăn sáng và đến trường. Tống Nhiên chỉ nói "Vâng", xử sự bình thường, không có biểu hiện gì đặc biệt. Nhưng cậu bé đã nói dối và không ra khỏi nhà. Chỉ khoảng 15 phút sau, Tống Nhiên đã đi ra ban công và gieo mình xuống từ tầng 17.
Những hình ảnh cuối đời của con trai yểu mệnh được người bố đăng tải
"Sáng hôm đó trời rất lạnh, thằng bé nằm lặng lẽ ở đó, trông rất cô đơn, trên đầu còn có một vũng máu. Tôi đã cố gắng hô hấp nhân tạo cho con và gọi cấp cứu. Nhưng khi họ tới nơi, tôi đã thấy bàn tay của con trai mình lạnh ngắt", ông Tống Thanh Huy đau đớn kể lại.
Sự ra đi quá đột ngột của nam sinh lớp 7 đã khiến gia đình bàng hoàng và hoàn toàn suy sụp. Tống Thanh Huy sau đó đã kiểm tra đồ đạc cá nhân của con trai để tìm thư tuyệt mệnh hoặc đáp án cho hành động dại dột của cậu bé.
Nhà kinh tế học cho biết sau khi đọc hết một lượt sách vở của con, ông và vợ đã hiểu ra vấn đề. 3 ngày trước khi nhảy lầu, Tống Nhiên nhận kết quả thi giữa kỳ không được như ý và rất buồn. 1 ngày trước đó, cậu bé lại tiếp tục bị giáo viên chủ nhiệm phê bình vì làm bài tập không đạt yêu cầu. Tống Nhiên có tỏ ra buồn bã nhưng người nhà nghĩ đó là chuyện bình thường và nhỏ nhặt nên không để ý nhiều.
Kể từ khi vào cấp 2, Tống Nhiên đã phải chịu áp lực học tập cực kỳ lớn. Cậu bé ngày nào cũng thức đêm làm bài tập về nhà. Mặc dù ở nhà, bố mẹ không quá ép buộc hay đòi hỏi con trai có thành tích cao nhưng áp lực từ trường học, thầy cô và bạn bè vẫn khiến cậu bé gặp vấn đề tâm lý trầm trọng. Ở lứa tuổi dậy thì nhạy cảm, tổn thương tinh thần bị tích tụ lâu ngày đã khiến trẻ nảy sinh suy nghĩ và hành động tiêu cực như vậy.
Bi kịch của gia đình đã khiến nhiều người thương xót và phải giật mình
"Con trai ra đi thậm chí không để lại cho chúng tôi một lời nào. Thằng bé rời bỏ chúng tôi một cách tàn nhẫn như vậy, có lẽ là vì muốn nhanh chóng đến thế giới hạnh phúc hơn. Ở đó, không có bài tập hay bài kiểm tra nào, chỉ có những bức tranh mà thằng bé thích vẽ, được thoải mái vô tư hơn", bố của Tống Nhiên viết và đăng tải hàng loạt bức tranh mà con trai đang vẽ dở, vĩnh viễn không kịp hoàn thành.
Những tác phẩm dang dở của cậu bé lớp 7 tìm thấy trong cặp sách và bàn học
Nhà kinh tế học Tống Thanh Huy cho biết vợ chồng ông đã phải suy ngẫm và dằn vặt không thôi vì đã không quan tâm, nhận ra biểu hiện tiêu cực của con suốt bao lâu vì bản thân luôn bận rộn làm việc. Qua câu chuyện đau đớn của gia đình mình, ông cũng lên tiếng kêu gọi các bậc phụ huynh khác cần phải quan tâm tới sức khỏe tâm lý của con cái và đẩy lùi gánh nặng học tập ở con trẻ.
"Con trai tôi đã mang đến cho chúng tôi nhiều bài học. Tôi hy vọng cuộc đời ngắn ngủi của con và bi kịch này có thể tạo ra một ảnh hưởng xã hội nhất định để những tình cảnh tương tự sẽ không bao giờ xảy ra với gia đình nào khác nữa", người bố tâm sự cuối bài đăng Weibo dài của mình.
3 học sinh tiểu học rủ nhau nhảy lầu tự tử ngay trong trường trước sự bàng hoàng của thầy cô, nguyên nhân vụ việc đáng báo động 3 đứa trẻ đã lần lượt nhảy xuống từ tầng 5 tòa nhà trước sự chứng kiến của 2 người bạn nữa và sau đó được người lớn đưa đi cấp cứu kịp thời. Vào ngày 15/11 vừa qua, tại trường tiểu học thực nghiệm Khải Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã xảy ra một vụ việc gây xôn xao mạng xã...