Dòng tin cuối chiến sĩ 19 tuổi nhắn cho mẹ, cuộc gọi chẳng còn ai nghe
Sống giữa thời bình, thế nhưng ba chiến sĩ: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc đã phải nằm xuống vì sự an toàn của người dân.
Hết mình vì nhiệm vụ cứu người, các chiến sĩ đã không màng hiểm nguy, không may sự việc đáng tiếc đã xảy ra, để lại bao nỗi bàng hoàng, mất mát cho người ở lại.
Trong số ba chiến sĩ hy sinh, mọi người dành nhiều sự quan tâm và xót thương cho hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. Bởi 19 tuổi, độ tuổi còn quá trẻ nhưng chàng trai ấy đã phải nằm xuống, bỏ lại tuổi xuân cùng những dự định dang dở.
Chân dung Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. (Ảnh: An Ninh Thủ Đô)
Những dòng tin nhắn cuối cùng…
Báo Lao Động đưa tin, căn nhà nhỏ của hạ sĩ Phúc mấy ngày nay bỗng trở nên đông đúc nhưng không gian lại yên ắng, trầm mặc, vang vọng sự u buồn khó gọi tên. Ngồi thất thần ở một góc nhà đón tiếp người thân, bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (mẹ Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc) dường như chưa thể chấp nhận sự thật là cậu con trai đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh không giấu được sự đau đớn trước tin dữ của con trai. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bà Hạnh nghẹn ngào chia sẻ: “Con trai tôi năm nay vừa tròn 19 tuổi. Bố cháu mất sớm, cả gia đình có 3 chị em thì Phúc là con út nhưng từ lâu đã được coi là trụ cột chính của cả nhà”. Thế nhưng, chàng trai đó đã mãi mãi ra đi ở cái tuổi còn quá trẻ. Nhớ lại những ngày còn được trò chuyện cùng cậu con trai út, những ký ức ấy vẫn vẹn nguyên trong thâm tâm của một người làm mẹ. Bà Hạnh nhớ rõ dáng vẻ con chào tạm biệt mình lần cuối, nhớ cả dòng tin cuối cùng con nhắn cho mình khi chuẩn bị làm nhiệm vụ. Từng kỷ niệm gợi ra bóng hình của cậu con trai cứ thế quặn thắt nỗi lòng bà mẹ 50 tuổi.
Mẹ và chị của hạ sĩ Phúc thất thần, bàng hoàng trước sự ra đi của chàng chiến sĩ. (Ảnh: Dân Trí)
Ngày 2/8, bà Hạnh ngậm ngùi tâm sự cùng báo Tuổi Trẻ: “Ba ngày trước, Út Phúc có ghé qua nhà khi đi mua đồ ăn sáng. Trưa hôm qua, con còn nhắn cho mẹ đang làm nhiệm vụ ở Nguyễn Khánh Toàn” . Từng dòng tin nhắn hiện rõ ràng, tròn chữ như bóp nghẹt trái tim của người làm mẹ. Trước đó, hai mẹ con hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc vẫn thường xuyên dành cho nhau những dòng tin nhắn hỏi han, quan tâm. Sự hiếu thuận, tình cảm của chàng chiến sĩ trẻ không khỏi khiến người xem nao lòng.
Những dòng tin hỏi han, quan tâm của chiến sĩ Phúc và mẹ trước đây. (Ảnh: Dân Việt)
Tuy nhiên, đến chiều ngày 1/8 cuộc hội thoại bỗng bị ngắt quãng. (Ảnh: Dân Việt)
Thế nhưng, đến chiều ngày 1/8, sau sự cố tại Quan Hoa, như trong hình ảnh được chia sẻ, những cuộc gọi của bà Hạnh đã bị nhỡ. Không một dòng tin nhắn hồi âm, không một cuộc gọi lại, chàng chiến sĩ ấy đã ra đi mãi mãi ở đội tuổi 19 đầy mộng mơ và hoài bão.
Chàng chiến sĩ ấy đã ra đi ở độ tuổi đẹp nhất của đời người. (Ảnh: Dân Trí)
Dù thế nào, mẹ vẫn tự hào khi được làm mẹ của con
Video đang HOT
Ngày bà Hạnh nhận được tin dữ, sự hoang mang, đau buồn có lẽ không đủ sức để diễn đạt được cảm xúc của người làm mẹ. Bà Hạnh xót xa nhớ lại cùng báo Người Lao Động: “Lúc đó, tôi hy vọng không phải con mình. Nhưng khi hỏi đơn vị thì các anh ấy báo thật sự sốc, em ngoan, làm gì cũng cẩn thận chu đáo, không nghĩ xảy ra như vậy”.
Những tư trang của chiến sĩ Phúc còn nguyên nơi đơn vị. (Ảnh: FB H.N)
Sau khi ra đi, chiến sĩ Phúc đã được thăng hàm và nhận được sự ghi công của Tổ Quốc. (Ảnh: FB H.N)
“Tôi biết trước khi hi sinh, Phúc đã cùng các đồng đội cứu được 8 người ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, khi quay trở lại hiện trường thì xảy ra sự việc đau lòng này. Ai cũng vậy, mất con thì rất đau xót, con còn rất trẻ. Nhưng mẹ rất tự hào về con, con đã hy sinh sự sống của mình cho người khác được sống. Mặc dù con rất trẻ, nhưng đã biết hy sinh cho mọi người, mẹ rất tự hào….” - mẹ chiến sĩ Phúc nghẹn ngào tiếp lời.
Hai chiếc nón PCCC quen thuộc là thứ duy nhất còn lại của ba chiến sĩ sau sự cố nhưng cũng không nguyên vẹn. (Ảnh: An Ninh Thủ Đô)
Giữa thủ đô Hà Nội vào thời bình, chàng chiến sĩ trẻ 19 tuổi đã nằm xuống, hết lòng cho đất nước, cho nhân dân. Hình bóng của anh, từng tư trang vẫn ở đó – lặng thinh nơi đơn vị, tuy nhiên những dòng tin nhắn, những cuộc gọi điện giữa anh với mẹ đã mãi dừng lại kể từ giây phút định mệnh.
Mẹ quẩn trí nhảy cầu tự tử, xót xa 6 đứa trẻ mồ côi
Vì nợ nần, người mẹ ấy quẫn trí, đành chọn lối đi oan nghiệt: nhảy cầu tự tử giải thoát mình, để lại 6 đứa con thơ dại, ngơ ngác cùng người chồng tội nghiệp ốm yếu.
Tang thương bao trùm lên căn nhà của một gia đình nghèo ở làng quê thuộc xã Nghĩa Thương, H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) khiến nhiều người xót thương. Mẹ nhảy cầu tự tử, bỏ lại 6 đứa con thơ dại.
"Con không tin mẹ mất..."
Chiều 21.7, chúng tôi đến nhà của chị Nguyễn Thị Thúy (30 tuổi) trú thôn Vạn An 1, xã Nghĩa Thương, H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), người đã nhảy cầu tự tử vì nghĩ quẩn.
Từ đầu ngõ đến tận nhà, bà con hàng xóm vây quanh, ai cũng xót xa cho người mẹ xấu số kia và 6 đứa trẻ (lớn nhất 14 tuổi, nhỏ nhất gần 2 tuổi) ngơ ngác, bơ vơ đã vĩnh viễn xa vòng tay mẹ.
Anh Lê Thùy buồn bã khi vợ mình nhảy cầu tự tử, để lại 6 đứa con. Ảnh HẢI PHONG
Bước vào nhà, chúng tôi cảm nhận được nỗi tang thương bao trùm lên căn nhà ấy khiến nhiều người xót thương.
Cháu Lê Minh Khang (gần 2 tuổi), ngơ ngác ngồi bên hiên, thấy bà con kéo đến mỗi lúc một đông. Cháu không cười, không nói, còn ánh mắt sợ sệt. Dường như cháu đang cảm nhận một mất mát nào lớn lắm, ấm áp dần xa mình. Còn cháu lớn nhất là Lê Anh (14 tuổi) thút thít bảo: Đến giờ con cũng không tin mẹ mất.
Khu xóm Vạn An 1, xã Nghĩa Thương, nơi có nhà người mẹ tự tử. Ảnh HẢI PHONG
Anh Lê Thùy (42 tuổi) là chồng chị Thúy, cho hay anh đang làm phụ hồ, thì nghe tin người chú gọi điện báo vợ anh nhảy cầu tự tử, anh vội chạy đến nơi thì thấy xe máy, đôi dép và mũ bảo hiểm của chị Thúy để lại trên cầu.
Anh Thùy nghĩ, chắc là vợ mình quẫn trí nợ nần nên buồn mà bỏ đi đâu đó. Đến khi lực lượng chức năng vớt được thi thể chị Thúy lên bờ, anh Thùy mới chết lặng, bủn rủn tay chân. Anh Thùy nói mà hai mắt đỏ hoe.
Bà con hàng xóm tập trung lo tang gia cho người mẹ xấu số. Ảnh HẢI PHONG
Anh Thùy và chị Thúy cưới nhau về chung sống được 15 năm và sinh được 6 người con (5 trai, 1 gái). Trước kia gia đình anh là hộ nghèo, lo làm ăn nên đã thoát nghèo được một năm. Hiện gia đình anh ở trong căn nhà cấp 4 mới xây được 3 năm với tổng diện tích là 65 m2, có hai phòng và một căn bếp nhỏ.
Gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, hai vợ chồng lo đi làm ăn để các con nhỏ lại gửi lại các con nhỏ cho ông bà nội trông coi. Anh Thùy làm nghề thợ hồ, kiếm được từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Thúy làm công nhân may tại một công ty trên địa bàn H.Tư Nghĩa được khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Bà Nguyễn Thị Lộc (68 tuổi), mẹ chồng của chị Thúy cho biết, khi thấy cơ quan chức năng cùng người dân vớt thi thể chị Thúy lên bờ, bà ngất xỉu phải nhờ người đưa về nhà đi chích thuốc.
Bà Nguyễn Thị Lộc, mẹ chồng người mẹ xấu số, xót xa cho con, cháu. Ảnh HẢI PHONG
"Bây giờ con Thúy nó mất rồi, để lại 6 đứa còn nhỏ. Ba nó làm sao lo cho các cháu ăn học đến nơi đến chốn? Vợ chồng tôi già rồi...", bà Lộc vừa thút thít vừa nói.
"Tôi hay qua nhà cháu Thùy uống nước. Thấy gia đình khó khăn, tôi cũng không giúp gì được chỉ biết động viên hai vợ chồng cố gắng làm ăn để chăm lo cho các cháu nhỏ. Giờ lấy gì lo cho 6 đứa nhỏ..", ông Võ Đình Diệu (68 tuổi) trú thôn Vạn An 1, xã Nghĩa Thương buồn bã nói.
Ông Lê Văn Phi, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Thương cho biết, gia đình chị Thúy chỉ mới thoát nghèo cách đây 1 năm, địa phương cũng hỗ trợ gia đình con giống, hỗ trợ tiền để làm ăn, vay tiền ngân hàng lãi suất ưu đãi...
Chính quyền xã Nghĩa Thương thăm hỏi, hỗ trợ tiền cho gia đình. Ảnh HẢI PHONG
"Địa phương đã đến nhà thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 3,5 triệu đồng. Chúng tôi kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ cho gia đình, để có thêm điều kiện chăm lo cho 6 em nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Phi nói.
"Thấy 6 đứa nhỏ là khóc!"
Ông Huỳnh Văn Lộc (60 tuổi) kể mình làm nghề chài lưới trên sông. Nghe tin chị Thúy tự tử, ông bỏ ghe chạy đến cầu Đập Quánh tham gia lặn vớt chị Thúy. 10 giờ lặn, đến gần 11 giờ tìm thấy thi thể chị Thúy.
"Nhìn thi thể ốm gầy không khỏi xót xa. Đưa cháu nó về đến nhà, 6 đứa con bu quanh ôm khóc. Thiệt không thể nào chịu thấu", ông Lộc nói, mắt đỏ hoe.
Ông Huỳnh Văn Lộc (bìa trái) người lặn vớt thi thể nạn nhân và ông Nguyễn Tổng (ngồi kế bên) kể chuyện, xót thương gia đình nạn nhân. Ảnh PHẠM ANH
Ông Nguyễn Tổng (58 tuổi) bảo, từ trưa đến giờ, cứ thấy 6 đứa con mồ côi là khóc, là nước mắt chảy ra. "Nhà hai vợ chồng nó nghèo lắm, nhưng hiền lành, xóm này ai cũng thương. Thấy nhà cực khổ, bà con hàng xóm hay cho quà mấy đứa nhỏ. Bây giờ con Thúy mất rồi, biết ai lo cho mấy đứa nhỏ bây giờ...". Ông Tổng nói, mắt đỏ hoe.
Bà con hàng xóm cho biết, do sinh 6 đứa con nên chị Thúy gầy gò, hay đau ốm, nhưng siêng làm, không làm ai mắc lòng bao giờ.
Anh Lê Thùy cứ như người không hồn. Ảnh HẢI PHONG
Hai vợ chồng đi từ sáng đến tối mịt mới về. 6 đứa con nhờ tất cả vào ông bà nội: từ nấu ăn, tắm rửa, lo cho con bò, sào ruộng... Thế nhưng, dù làm quần quật, hai vợ chồng vẫn không đủ để trả nợ ngân hàng, trả nợ vay qua mạng xã hội.
Tang thương trong căn nhà nhỏ. Ảnh HẢI PHONG
Ông Lê Quang, nhà kế bên và cũng là chú họ của anh Lê Thùy cho biết, dù ở gần nhà, biết gia đình khổ nhưng không biết có thiếu nợ ai không, mà chị Thúy lại nghĩ quẫn, phải đi nhảy cầu tự tử.
"Sáng trước khi đi làm, thằng Thùy còn ngồi uống nước với tôi. Nó than là phải trả nợ vay ngân hàng, trả hoài không hết chứ đâu có nghe vợ chồng hồi đêm xích mích, cãi nhau gì đâu...", ông Quang nói rồi nhìn vào nhà cháu mình, ở đó bà con hàng xóm đang lo lễ tang...
Lão nông tha thứ cho nhóm thanh niên phá ruộng dưa, làm đơn bãi nại 'Sự việc xảy ra rồi, cũng không ai mong muốn. Vợ chồng tôi nhờ người viết đơn bãi nại, xin chính quyền tha thứ cho nhóm thanh niên vì suy nghĩ bồng bột mà phá ruộng dưa", lão nông 66 tuổi ở huyện Diễn Châu, Nghệ An, nói. Vợ chồng ông Tôn cho biết sẽ tha thứ cho nhóm thanh niên phá hoại...