Động Tiên Sơn – Chốn ‘Bồng lai tiên cảnh’ giữa đời thực
Được ví như Phong Nha-Kẻ Bàng thứ 2 của Việt Nam, vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh và không gian kỳ bí của động Tiên Sơn được hình thành từ những khối đá nhũ thạch tuyệt đẹp do thiên nhiên tạo tác.
Động Tiên Sơn. (Nguồn: Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa)
Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 3/11/2003, tỉnh Thanh Hóa phát hiện một hang động đẹp, gọi là Động Tiên Sơn.
Động nằm ở lưng chừng núi Mướn thuộc làng cổ Đông Sơn, nay là xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trong Quần thể Du lịch Sinh thái Văn hóa Hàm Rồng.
Động Tiên Sơn chỉ cách Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc khoảng 25km. Hang động này được xem là mái nhà chung của cộng đồng người Việt cổ, bởi người ta tìm thấy trong đó có di cốt và những di vật chứng minh cho cuộc sống cách đây chừng hàng nghìn năm.
Động ăn sâu vào lòng núi đá vôi dài hàng km, bên trong có cảnh quan đẹp, còn nguyên vẻ hoang sơ với nhiều nhũ đá vôi với hình thù đa dạng, phong phú.
Được ví như Phong Nha-Kẻ Bàng thứ hai của Việt Nam, vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh và không gian kỳ bí của động Tiên Sơn thu hút du khách bởi những khối đá nhũ thạch tuyệt đẹp được tạo hóa ban cho.
Để đến động Tiên Sơn, du khách phải đi qua một hành trình đầy mê hoặc. Bước theo chân núi Thung Vinh trong quần thể ngũ linh động, rồi bước lên hơn 200 bậc đá, chúng ta sẽ được đến đích.
Động Tiên Sơn tọa lạc trong lòng núi đá vôi, tạo thành một không gian rộng lớn với chiều dài 600m, chiều rộng 12,5m và chiều cao lên tới 20m. Đặc biệt, tại Giếng Trời, chiều cao của hang động lên tới 50m, tạo nên một cảm giác kỳ ảo và trầm mê.
Động Tiên Sơn. (Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Vĩnh Lộc)
Video đang HOT
Động Tiên Sơn được chia thành ba khu vực chính: Chính cung, Hồ nước và Thoải cung.
Bước vào hang động, du khách sẽ bị hút vào ánh nhìn của bức tượng Quan Âm Bồ Tát, ngự trên tòa tháp sen trắng.
Ngay giữa Chính cung có khối đá có hình dáng một nàng tiên xinh đẹp là Bạch Tiên Nương. Bên cạnh là hình ảnh cậu Hoàng Bơ.
Theo truyền thuyết, động Tiên Sơn là nơi nàng tiên xinh đẹp này bị giam giữ bởi mẹo lừa của vợ chồng nhà Vồm khổng lồ. Chuyện kể rằng vào một năm nọ trời xứ Thanh hạn hán nặng nề, ông Vồm người xã Thiệu Khánh đã lên trời để cầu xin Ngọc Hoàng ban mưa nhưng đã bị Ngài từ chối nên ông bực tức bỏ về. Vào một ngày nọ Bạch Y Tiên Nương được Vua cha cho phép xuống trần gian du ngoạn và đến tắm tại “Hồ nước Tiên” trong xanh trong động Tiên Sơn. Vợ chồng nhà Vồm do oán giận Ngọc Hoàng đã dấu bộ Cánh của nàng đi và lấp cửa hang lại, khiến nàng không thể trở về.
Trung tâm của hang động, nằm giữa những khối thạch nhũ màu nâu trắng lấp lánh như vàng bạc châu báu, là bàn thờ Bà Chúa Kho.
Phía sau bàn thờ là những khối đá mang hình ảnh ruộng bậc thang, kho thóc, kho gạo, kho vàng, kho bạc.
Bên cạnh là khối đá mà người dân lan truyền rằng giống như bàn chân Mẫu Âu Cơ.
Theo truyền thuyết, những gia đình mong muốn có cả con trai và con gái sẽ đến đây, nhắm mắt cầu nguyện và chạm đầu bàn chân mẫu Âu Cơ, hy vọng rằng ước nguyện của họ sẽ được thực hiện.
Trong cùng là Thoải cung. Du khách đứng ở đây sẽ thấy hình tượng Ngọc Hoàng và những khối đá mang hình ảnh của phủ Nam Tào Bắc Đẩu trên Thiên Đình.
Cuối động là một khối thạch nhũ rất đẹp. Khi đến cuối động và bước ra khỏi cửa ra của động, du khách sẽ được ngắm nhìn dòng sông Mã.
Phía bên ngoài động là cung Tiên Ông. Tượng Tiên Ông cao 20m, xung quanh là tượng được làm bằng đá nguyên khối hình voi chầu, sư tử và quan quân rất đông.
Du khách có thể tới tham quan Động Tiên Sơn bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng thời gian lý tưởng nhất vào khoảng cuối hè đầu thu. Vào lúc này thời tiết khá mát mẻ, thích hợp cho việc leo bậc thang ngắm hang động.
Du khách đến đây không những được thưởng ngoạn cảnh đẹp mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sắc với cá rô, cá lóc, cá diếc, khi du thuyền buông câu du khách cũng có thể hái những quả ấu non để thưởng thức.
Theo đánh giá, giá trị về địa chất địa mạo thì động Tiên Sơn không kém gì động Thiên Cung của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) và động Phong Nha (Quảng Bình). Và trong một ngày không xa, danh thắng đồ sộ này sẽ được mọi người biết đến với một di sản lớn./.
Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ chân móng
Tòa thành cổ bằng đá hiếm hoi còn lại trên thế giới từng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại, thậm chí được so sánh với kim tự tháp, đó là Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 10/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định 3619/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc.
Kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ được phê duyệt sau khi di sản này đã thu được nhiều kết quả khả quan sau nhiều lần khảo cổ.
Mới đây, sau khi hạ giải tường thành và chân móng tại vị trí sạt lở, khu vực di sản xuất lộ 2 đoạn móng tổng chiều dài khoảng 15m với kết cấu khác nhau gồm một đoạn 8,7m có đá lót chân móng và đoạn 6,3m không có đá lót chân móng.
Việc này đối chiếu với kết quả khai quật khảo cổ học năm 2018 đã có sự sai khác nên để có cơ sở triển khai thực hiện dự án ở giai đoạn tiếp theo, di sản một lần nữa phải tiến hành khai quật khảo cổ học để làm rõ kết cấu và cách thức gia cố móng chân tường thành sau khi hạ giải, so sánh sự khác biệt với kết quả khảo cổ học trước đó, tạo cơ sở cho đơn vị tư vấn thiết kế có cơ sở xây dựng phương án gia cố móng theo nguyên gốc, làm cơ sở cho đơn vị thi công tiến hành bảo tồn, gia cố phần móng đảm bảo đúng theo theo quy định.
Mục đích của việc khai quật khảo cổ học lần này là làm rõ sự khác biệt của 2 loại kết cấu móng tường thành đã tìm thấy, tìm ra kết cấu các loại móng và cách thức gia cố móng tường thành đá di sản thế giới Thành Nhà Hồ của người xưa, tạo cơ sở để tu sửa phần móng theo nguyên gốc. Quy mô, diện tích khai quật khoảng 60 m2 gồm 6 hố tại vị trí đoạn tường thành và 15 m tường thành phía Đông Bắc.
Sau đây là hình ảnh của Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa bước vào giai đoạn khảo cổ học tiếp theo:
Toàn bộ khu vực di sản bên trong các cổng Thành nhà Hồ. Ảnh: Thụy Văn
Một số đoạn tường thành bị đổ, nứt vỡ, sạt lở. Ảnh: Thụy Văn
Cổng Bắc với mái vòm tuyệt đẹp còn nguyên vẹn. Ảnh: Thụy Văn
Hiện, khu vực hiện trường di sản vẫn mở cửa và chỉ dẫn cho khách tham quan. Ảnh: Thụy Văn
Phía sau cổng Nam - cổng chính 3 vòm của di sản Thành nhà Hồ, nơi từng khai quật khảo cổ phát lộ con đường đá ngự đạo của người xưa. Ảnh: Thụy Văn
Đôi rồng đá - hiện vật ngoài trời duy nhất nằm trong di sản Thành nhà Hồ. Ảnh: Thụy Văn
Cánh cổng đá uy nghi theo thời gian của di sản trứ danh Thành nhà Hồ. Ảnh: Thụy Văn
Báo Đức giới thiệu những điểm đến du lịch đặc sắc của Việt Nam Theo trang tin chuyên về du lịch và lữ hành của Đức Reisereporter, Việt Nam được biết đến với những cảnh quan ngoạn mục, những thành phố mang tính lịch sử và nền ẩm thực làm mê đắm lòng người. Trang tin Reisereporter giới thiệu về Phong Nha-Kẻ Bàng. (Ảnh: TTXVN phát) Trang tin chuyên về du lịch và lữ hành của Đức...