Dòng tiền đổ vào bluechips, chứng khoán tăng điểm mạnh
Bất chấp số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, đặc biệt nhóm bluechips.
Phiên giao dịch đầu tuần ngày 10/5, VN-Index mở cửa trong sắc đỏ trong tâm lý e ngại của nhà đầu tư trước tình hình dịch diễn biến tiếp tục căng thẳng trong cuối tuần qua. Tuy nhiên, VN-Index đã nhanh chóng đảo chiều tăng điểm vào phiên chiều nhờ lực cầu mạnh cùng sự hỗ trợ của dòng tiền. VN-Index đóng cửa phiên tại mức sát 1.260 điểm, tăng gần 18 điểm, tăng 1,43%.
Xét trên bình diện chung, thị trường giao dịch trong trạng thái khá cân bằng. HoSE có 214 mã tăng và 207 mã giảm. HNX-Index đóng cửa tăng nhẹ 0,41 điểm và UPCoM-Index giảm nhẹ 0,01 điểm.
VN-Index đóng cửa phiên tại mức sát 1.260 điểm, tăng gần 18 điểm, tăng 1,43%. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Đáng chú ý là sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu thuộc doanh nghiệp có vốn hoá lớn trong phiên hôm nay. VN30-Index có mức tăng mạnh gần 30 điểm tương đương 2,23%, cao hơn so với mức tăng toàn thị trường. Cụ thể, 23/30 cổ phiếu kết trong sắc xanh trong đó 3 cổ phiếu tăng kịch trần.
Tổng giá trị giao dịch của nhóm này đã chiếm hơn 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Đà tăng được dẫn dắt bởi nhóm bluechips dẫn đầu là cổ phiếu VNM của hãng sữa Vinamilk và MSN của tập đoàn bán lẻ tiêu dùng của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với mức tăng kịch trần, cùng HPG của Hòa Phát ( 3,62%), VHM của Vinhomes ( 2,06%).
“Chính dòng tiền đổ mạnh vào bluechips đã giúp VN-Index có phiên tăng điểm tốt trong khi độ phân hoá thị trường không quá chênh lệch giữa số mã tăng và mã giảm”, theo phòng phân tích công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam.
Đáng chú ý, phiên giao dịch khởi sắc hôm nay cũng ghi nhận hỗ trợ đắc lực từ dòng tiền. Sau các phiên giao dịch trước khi dòng tiền có dấu hiệu suy yếu, riêng giá trị giao dịch trên HoSE là 23.133 tỷ đồng, tăng 714 tỷ đồng so với phiên hôm qua, chứng khoán lại có phiên giao dịch với giá trị đạt trên 1 tỷ USD, tương đương trên 26.300 tỷ đồng, tính trên cả 3 sàn.
Công ty chứng khoán BSC nhìn nhận thanh khoản thị trường hôm nay duy trì ở mức cao, độ rộng thị trường ở trạng thái cân bằng cho thấy dòng tiền đang chuyển sang nhóm largecaps và bluechips. Bên cạnh dòng tiền nội khối chảy mạnh, dòng tiền ngoại khối cũng hỗ trợ thị trường phiên hôm nay. Cụ thể khối ngoại hôm nay mua ròng trở lại trên cả 2 sàn với giá trị khoảng 87 tỷ đồng, theo đó mua mạnh ở VHM và MSB.
Trong khi đó bán mạnh ở CTG của ngân hàng VietinBank. Khối ngoại sang tay hơn 350 tỷ đồng tại VPB của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng kéo cổ phiếu tiếp tục tăng điểm, hiện lên 62.000 đồng/cổ phiếu. Với diễn biến dòng tiền nội khối và ngoại khối chảy vào thị trường, chứng khoán BSC cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ tích lũy trong vùng 1.260-1.280 điểm trong ngắn hạn.
Giá lúa gạo hôm nay 7/5: Giá lúa gạo duy trì ở mức cao
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đi ngang sau khi được điều chỉnh tăng ở phiên hôm qua. Thị trường giao dịch lai rai, trong đó nhu cầu hỏi mua nếp nhiều hơn.
Tại An Giang, giá lúa hôm nay đi ngang. Theo đó, OM 9577, OM 9582 ở mức 6.050 đồng/kg; OM 5451 ở mức 6.300 - 6.500 đồng/kg; OM 6976 giữ giá 6.000 - 6.150 đồng/kg; IR 50404 giá 5.900 - 6.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; nếp vỏ tươi 5.000 - 5.100 đồng/kg; nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg, nếp Long An 5.100 - 5.500 đồng/kg.
Hai giống lúa OM 18 và Đài Thơm 8 sau khi tăng hôm qua, nay đi ngang, lần lượt có giá 6.400 - 6.600 đồng/kg với OM 18 và 6.400 - 6.600 đồng/kg với Đài Thơm 8.
Theo các thương lái, hiện thị trường giao dịch lai rai, giá lúa vững và nhu cầu cọc lúa Hè thu cao. Riêng lúa nếp được hỏi mua nhiều hơn.
Giá lúa gạo duy trì ở mức cao
Tương tự, giá gạo tiếp tục duy trì ổn định. Cụ thể gạo NL IR 504 giá 9.100-9.200 đồng/kg; gạo TP IR 504 giá 10.550 đồng/kg; tấm 1 IR 504 giá 8.500 đồng/kg; cám vàng 6.950 đồng/kg.
Các loại gạo như: Nếp ruột, hương lài, thơm thái hạt dài... cũng không biến động. Hiện nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Hương lài 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo trắng thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg. Như vậy, kể từ đầu tháng 5 tới nay, các loại gạo này không tăng cũng không giảm.
Trên thị trường thế giới, sau khi điều chỉnh tăng 5 USD/tấn trong phiên hôm qua, hôm nay giá gạo xuất khẩu chững lại, trong đó gạo 5% tấm đang xấp xỉ mức 500 USD/tấn. Cụ thể, gạo 5% tấm ở mức 493-497 USD/tấn; gạo 25% tấm 468-472 USD/tấn; gạo 100% tấm 423-427 USD/tấn và Jasmine 558-562 USD/tấn.
Trong khi giá gạo Việt Nam chững lại thì giá gạo của Thái Lan bất ngờ được điều chỉnh tăng 3 USD/tấn cho cả hai loại gạo 5% và 25% tấm. Như vậy, sau nhiều phiên đi ngang, nay giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trở lại, lên mức 471-475 USD/tấn với gạo 5% tấm và 451-455 USD/tấn với gạo 25% tấm.
Gạo xuất khẩu của các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Campuchia... tiếp tục ổn định như thời điểm cuối tháng 4/2021.
Điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm an ninh, an toàn hiệu quả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng cần phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và đảm bảo an ninh, an toàn hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tổng Bí thư...