Đóng tiền để được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, cho biết đã nghe nói về việc có thể đóng tiền để thực hiện “nghĩa vụ thay thế” và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận tại tổ góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, không tán thành với 1 nội dung được nêu dự thảo Hiến pháp: “Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”.
Nhập mô tả cho ảnh
Ông Chiến cho rằng đã là nghĩa vụ quân sự thì công dân phải thực hiện và nhà nước tạo điều kiện để người dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. Việc quy định”thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định” sẽ tạo ra cơ chế không công bằng trong việc tuyển chọn công dân nhập ngũ.
Video đang HOT
“Bây giờ cũng có ý kiến cho rằng lực lượng thanh niên của chúng ta rất đông, tuyển vào nghĩa vụ quân sự thì ít nên để đảm bảo công bằng thì anh không muốn nhập ngũ thì phải đóng góp bằng nghĩa vụ khác thay thế. Tôi chưa hiểu nghĩa vụ thay thế đó là gì, nhưng có nghe nói có thể bằng tiền. Tôi không đồng ý với cái đó, bởi đã là nghĩa vụ thì phải thực hiện”, ông Chiến nói.
Nhập mô tả cho ảnh
Trao đổi thêm sau đó với PV, ông Nguyễn Văn Chiến cho biết trong văn bản góp ý gửi ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông cũng đã nói rõ chuyện này. Tuyển chọn thanh niên thực hiện nghĩa vụ ít nhưng lực lượng nghĩa vụ quân sự không chỉ có lực lượng thường trực mà còn có cả dự bị, động viên.
“Chúng ta có thể rút ngắn thời gian huấn luyện quân sự, dự bị động viên, khi cần thì huy động. Đi mấy tháng cũng là thực hiện nghĩa vụ quân sự chứ không phải chỉ cứ nhập ngũ đủ 2 năm mới là thực hiện nghĩa vụ quân sự”, ông Chiến bày tỏ.
Ông Chiến cho rằng nếu quy định “thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự”bằng cách nộp 1 khoản tiền sẽ xảy ra câu chuyện: Nhà giàu có tiền muốn con cái ở nhà làm việc khác, người đỗ đại học, cao đẳng không muốn đi bộ đội sẽ sẵn sàng nộp tiền, còn nhà nghèo không có tiền nộp thì phải đi bộ đội.
“Con nhà nghèo thì thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu lại phải đi bộ đội. Tôi lo lắng nghĩ tới trường hợp chất lượng quân đội sẽ yếu” – ông Chiến nói và cho rằng quy định hiện nay đã đảm bảo sự công bằng. Mọi công dân đều phải đảm bảo nghĩa vụ quân sự nhưng không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn.
Thông qua kiểm tra sức khỏe sẽ tuyển trọn được những người đủ tiêu chuẩn. Nếu tuyển nhiều thì lấy những người đủ tiêu chuẩn sức khỏe A1, A2, A3, còn nếu lấy ít thì chỉ cần những người đạt tiêu chuẩn A1. Như vậy dù đỗ đại học, cao đẳng nhưng địa phương có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự trước thì anh vẫn phải thực hiện xong nghĩa vụ quân sự rồi mới tiếp tục thực hiện việc học. “Như thế đảm bảo được chất lượng quân đội sẽ lên, đảm bảo sự công bằng. Nên bỏ “việc thực hiện nghĩa vụ thay thế theo luật định”, ông Chiến nói.
Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban biên tập dự thảo Hiến pháp, cho biết nội dung xung quanh việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự là vấn đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt xuất phát từ ý kiến đóng của Bộ Quốc phòng dựa trên tình hình thực tế trong thời thời bình.
Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ thay thế sẽ được thực hiện theo luật định, có thể trong Luật Nghĩa vụ quân sự do Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng. “Mà quy định trong luật thì không thể trái với Hiến pháp. Hiến pháp đã quy định mọi công dân phải làm nghĩa vụ quân sự, nếu luật lại quy định một nghĩa vụ khác thay thế nghĩa vụ quân sự thì không được. Quốc hội sẽ xem xét việc có nên để cụm từ đó hay bỏ đi như đại biểu Chiến góp ý”, theo lời ông Lý.
Theo Người lao động
Phát động phong trào học tập Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã phát động "Phong trào học tập, noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp" trong toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh.
Chủ đề chính của phong trào được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đưa ra là "Phát huy truyền thống quê hương Quảng Bình "Hai giỏi," cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Quảng Bình ra sức học tập tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao."
Theo Đại tá Hoàng Xuân Vĩnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, trên tinh thần chủ đề đã nêu, các nội dung của phong trào học tập, noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quán triệt cụ thể, như tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, quán triệt và thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng tình yêu thương, gắn bó, gần gũi với nhân dân, với cán bộ, chiến sỹ theo gương Đại tướng; gắn việc học tập, noi gương Đại tướng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị...
Để phong trào đi vào chiều sâu và thu được nhiều kết quả, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng, hoàn thành tốt nhất công việc được giao, coi đó là thành quả dâng lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.
Theo TTXVN
Nghị định của Chính phủ: Phạt tiền nếu gian dối sức khỏe trốn nghĩa vụ quân sự Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Nghị định gồm 4 chương, 52 Điều quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập...