Đồng tiền chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS – hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm – đã nỗ lực phát triển một đồng tiền chung.
Và, số phận của đồng tiền chung này dự kiến sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 của khối diễn ra trong tháng 10.
BRICS đã triển khai sáng kiến phi đôla hóa nhằm mục đích giảm phụ thuộc vào đồng USD và tạo thêm giải pháp thay thế độc lập cho các giao dịch quốc tế. Bước đầu tiên là thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Thỏa thuận Dự trữ dự phòng (CRA). Tuy nhiên, những bước đi như vậy vẫn chưa đủ để đạt được mong muốn ban đầu. BRICS đang xem xét sử dụng một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng như một sự thay thế ổn định hơn, ít bị tác động bởi các biến động chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, đó sẽ là một sự thay thế để cân bằng hệ thống tiền tệ quốc tế hay có nguy cơ đem lại rủi ro tiềm tàng?
Đồng tiền chung BRICS được bảo đảm bằng vàng
Một trong những sáng kiến mới đây của BRICS là phát triển một hệ thống thanh toán mới không sử dụng đồng USD. Hệ thống này được thiết kế để đơn giản hóa các thanh toán xuyên biên giới bằng cách sử dụng các tiến bộ công nghệ kỹ thuật số, như chuỗi khối ( blockchain). Dù vẫn đang được phát triển nhưng có tin đồn về khả năng một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ là một phần của hệ thống này.
Sáng kiến phi USD hóa của BRICS nhằm mục đích giảm phụ thuộc và tạo thêm một giải pháp thay thế độc lập cho các giao dịch quốc tế.
Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng có thể tạo ra sự ổn định lớn hơn so với các đồng tiền pháp định, vốn chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ và lạm phát. Vàng từ lâu đã được đánh giá là có khả năng lưu trữ giá trị đáng tin cậy và có thể giúp phòng ngừa những biến động của tiền tệ. Thông qua gắn giá trị của đồng tiền với vàng, BRICS mong muốn tạo ra sự thay thế có khả năng chống chịu tốt hơn trước bất ổn kinh tế toàn cầu và thực trạng các lệnh trừng phạt quốc tế thường ảnh hưởng tới các nước thành viên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất chấp được bảo đảm bằng vàng, hệ thống tiền tệ do BRICS đề xuất sẽ vẫn dựa trên nền tảng cho vay nặng lãi, như vậy lãi suất sẽ tiếp tục giữ vai trò trung tâm. Theo thời gian, sự phụ thuộc vào các cơ chế sinh lãi có thể dẫn tới việc đồng tiền của BRICS tách dần khỏi vàng. Khi các tổ chức tài chính muốn linh hoạt hơn để phản ứng với các nhu cầu của thị trường và tăng trưởng kinh tế, sự cám dỗ của lạm phát hay những điều chỉnh chính sách tiền tệ có thể làm xói mòn bản vị vàng ban đầu. Viễn cảnh này phản ánh xu hướng lịch sử mà trong đó dù khởi đầu dựa vào sự bảo đảm của vàng, song các đồng tiền thường chấm dứt mối liên hệ với kim loại quý này để chuyển sang hệ thống tiền pháp định linh hoạt hơn.
Bài học từ lịch sử
Từ lâu, vàng được sử dụng như một phương tiện trao đổi và cất giữ giá trị. Trong lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế, vàng từng giữ vai trò đáng kể như tiêu chuẩn tiền tệ toàn cầu, còn gọi là bản vị vàng. Năm 1944, hội nghị Bretton Woods đã thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế mới, trong đó, USD trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu và được quy đổi ra vàng với một tỷ giá cố định. Hệ thống này đã mang lại quyền lực đáng kể cho nước Mỹ trong thương mại quốc tế. Thật không may, tỷ giá quy đổi giữa USD và vàng liên tục tăng, khi ngày càng nhiều USD được in và lưu hành toàn cầu so với số vàng thực tế đang dự trữ. Điều này cho thấy sự lạm dụng quyền phát hành USD, cho dù không có đủ lượng vàng dự trữ để có thêm bảo đảm cho đồng tiền này. Cuối cùng, vào năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố chấm dứt mối liên hệ giữa USD và vàng (cú sốc Nixon), khởi đầu cho thời đại mà USD trở thành đồng tiền pháp định được hỗ trợ bởi niềm tin từ thị trường, thay vì vàng dự trữ.
Với sự chuyển đổi này, USD trở thành đồng tiền chính cho các giao dịch dầu mỏ, dẫn tới khái niệm “đôla dầu mỏ” và hệ thống tài chính toàn cầu càng trở nên phụ thuộc vào đồng USD. Sự thay đổi này cho phép Mỹ thu lợi đáng kể, bao gồm khả năng mở rộng mức thâm hụt thương mại và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên các quốc gia chống lại chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tuy nhiên, sự thiếu ổn định trong chính sách tiền tệ của Mỹ có thể ảnh hưởng lan rộng tới nền kinh tế toàn cầu, đó là lý do thúc đẩy các quốc gia như BRICS tìm kiếm sự thay thế ổn định hơn. Một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ đem lại sự ổn định hơn và cả khả năng chống lại ảnh hưởng của lạm phát. Thông qua gắn giá trị tiền tệ với vàng, BRICS có thể giảm thiểu sự biến động và tạo ra thêm một lựa chọn thay thế ổn định hơn so với đồng tiền pháp định. Điều này cũng có thể giúp các nước thành viên giảm sự phụ thuộc vào USD và tăng cường sự độc lập của nền kinh tế.
Ý tưởng về đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng
Đưa một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng vào hệ thống kỹ thuật số có thể kết hợp giữa sự ổn định của vàng với sự hiệu quả của công nghệ chuỗi khối, mang lại tính minh bạch và tăng tốc độ các giao dịch quốc tế. Hệ thống này có khả năng nâng cao tính hiệu quả của các giao dịch quốc tế và giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ.
Tuy nhiên, triển khai một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng sẽ đối mặt với các thách thức về kỹ thuật và pháp lý. Đảm bảo an ninh cho hệ thống chuỗi khối và bảo vệ dự liệu là mối quan tâm hàng đầu, cùng với đó là vấn đề liên quan tới khả năng liên thông giữa các hệ thống quốc tế hiện có. Sử dụng một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng như một đồng tiền cơ sở của BRICS có thể tạo ra những lỗ hổng cho sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống tiền tệ. Ngay cả khi chuỗi khối mang lại tính minh bạch, vẫn có những rủi ro liên quan đến khả năng tấn công mạng và các lỗi hệ thống. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào công nghệ mới có thể đặt ra thách thức trong việc tích hợp với những hệ thống tài chính toàn cầu hiện có.
Vấn đề phát sinh tiếp theo là liệu BRICS có lặp lại những gì Mỹ đã làm trước đây, đó là in và phát hành đồng tiền một cách liều lĩnh, ngay cả khi không đủ dự trữ vàng tương ứng. Khả năng này có thể khiến các quốc gia đang làm việc với BRICS rơi vào cùng một cái bẫy
Nga thừa nhận khả năng hiện thực hóa thấp về đồng tiền chung của BRICS
Trong số 5 nước thành viên của BRICS, Brazil, Nga, Trung Quốc ủng hộ việc cho ra đời một loại tiền tệ chung của nhóm nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AP
Dự án đồng tiền chung BRICS (gồm các nước Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil) do một số thành viên tích cực vận động hành lang, hứa hẹn sẽ chấm dứt quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ (USD), dường như đang rơi vào bế tắc.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mới đây cho biết ý tưởng đưa ra một đồng tiền chung cho 5 quốc gia trong BRICS "khó khả thi trong ngắn hạn".
Ông Peskov thừa nhận: "Vấn đề này vẫn là một quá trình thảo luận" đang diễn ra ở cấp độ chuyên gia. Theo ông Peskov, khả năng hiện thực hóa thấp của đồng tiền chung trong BRICS không có nghĩa là dự án bị dừng hoàn toàn.
"Quá trình phi USD của nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách chắc chắn. Nhiều quốc gia đang hướng tới sử dụng tiền tệ quốc gia trong các thỏa thuận chung", ông Peskov lưu ý.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời Anil Sooklal, Đại sứ lưu động của Nam Phi về châu Á và BRICS, loại tiền tệ mới của BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh của khối tại Nam Phi trong tháng 8 này, trong khi các nước thành viên sẽ tiếp tục sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) liên quan đến giao dịch thương mại.
Ông Sooklal nói: "Chưa có cuộc thảo luận nào về một loại tiền tệ chung mới của BRICS, nó không có trong chương trình nghị sự. Những gì chúng tôi đã nói và chúng tôi tiếp tục trao đổi là giao dịch bằng đồng nội tệ và thanh toán bằng đồng nội tệ".
Hồi tháng 7 vừa qua, Ấn Độ cũng bất ngờ tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào dự án tạo ra một loại tiền tệ mới của BRICS, vốn được kỳ vọng là sẽ có tác dụng giảm việc sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) trong thanh toán thương mại quốc tế.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar, nước này không có kế hoạch về một loại tiền tệ của BRICS và có thể rút lui khỏi việc tạo ra đồng tiền mới. Thay vào đó, Ấn Độ tập trung vào việc củng cố đồng tiền quốc gia (đồng Rupee) và làm cho đồng Rupee mạnh hơn sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Ấn Độ.
Trong số 5 nước thành viên của BRICS, 3 nước là Brazil, Nga, Trung Quốc ủng hộ việc cho ra đời một loại tiền tệ chung của nhóm nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu trong bối cảnh Moskva bị áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine vào năm ngoái.
Ấn Độ có thể rút khỏi kế hoạch phát hành đồng tiền chung của BRICS Mặc dù Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi ủng hộ thiết lập một loại tiền tệ chung của BRICS, nhưng Ấn Độ dường như là quốc gia duy nhất không quan tâm đến kế hoạch này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 13/7, một cuộc tranh cãi đang nảy sinh về các kế hoạch...