Đóng thuế chuyển nhượng mua Big C, Central Group có chịu thiệt?
Việc Tập đoàn Central Group (Thái Lan) phải đóng thuế chuyển nhượng khi mua lại chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam thay vì phía bán là Tập đoàn Casino (Pháp) phải đóng thuế này, theo giới phân tích là chưa hẳn phía mua chịu thiệt.
Central Group đã đóng thuế chuyển nhượng mua Big C – Ảnh: Quốc Hùng
Một luật sư từng đại diện một doanh nghiệp trong nước cùng tham gia cuộc đua trong thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam của tập đoàn Casino đã nêu ý kiến của mình như trên với TBKTSG Online trong một cuộc trao đổi gần đây khi có thông tin Central Group phải thay Casino đóng thuế chuyển nhượng vì mua chuỗi Big C.
Theo vị luật sư này, vì giao dịch giữa hai đơn vị trên ngoài lãnh thổ Việt Nam, không thông qua cơ quan quản lý Việt Nam, không thay đổi pháp nhân nên bên bán không phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để không bị chính quyền địa phương “gây khó” trong quá trình hoạt động vì không đóng tiền thuế chuyển nhượng, về nguyên tắc bên mua sẽ ràng buộc với bên bán để “chia sẻ” rủi ro. Đây là nguyên tắc mà chắc chắn bên mua nào cũng phải đưa ra với bên bán, vị luật sư này phân tích.
Trong khi đó, một nguồn tin khác cho rằng có khả năng Central Group đã chấp nhận rủi ro về khoản thuế phải đóng này khi vượt qua nhiều nhà bán lẻ lớn trong và ngoài nước khác để thắng được thầu, bởi trong thương vụ này Central Group chưa chắc là đơn vị bỏ thầu cao nhất.
Video đang HOT
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 29-8, dẫn nguồn từ Bộ Tài chính, Big C đã nộp toàn bộ số thuế chuyển nhượng vốn là 2.034 tỉ đồng, sau khi Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group mua chuỗi siêu thị Big C Việt Nam vào tháng 4 rồi.
Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ, Central Group – đơn vị nhận chuyển nhượng chuỗi siêu thị Big C Việt Nam – đã không đứng ra kê khai và nộp số thuế trên, mà Big C Việt Nam đứng ra nộp.
Trong khi trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, đại diện của chuỗi Big C Việt Nam cho biết Central Retail thuộc tập đoàn Central Group (Thái Lan) – đã hoàn tất nhiệm vụ khai báo thuế liên quan đến việc chuyển nhượng Big C Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Central Retail hay Big C Việt Nam đóng khoản tiền thuế này thì cũng do Central Group sở hữu hoàn toàn hoặc góp vốn chi phối.
Việc Central Group phải đóng khoản tiền thuế trên được cho là động thái thúc ép từ cơ quan thuế sau gần ba tháng hoàn tất việc chuyển nhượng thương vụ, nhưng cả bên bán và bên mua cũng không có động thái nào trong việc đóng thuế.
Cụ thể, cơ quan thuế sẽ phạt bằng việc tính lãi suất cũng như khuyến cáo không cho chuyển đổi chủ mới nếu chậm nộp thuế. Trường hợp các bên kê khai và nộp thuế muộn, cơ quan thuế sẽ còn áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trước mắt là các công ty thuộc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam sẽ bị dừng việc thay đổi người đại diện pháp luật từ Tập đoàn Casino sang Central Group.
Cho đến nay, đây được xem là một trong những khoản thu thuế chuyển nhượng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến tối qua (28-9), phía Big C vẫn chưa có phản hồi về việc đã đóng số tiền thuế chuyển nhượng trên hay chưa.
Trước đó tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 ở TPHCM vào ngày 18-8, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiêp lớn, Tổng cục Thuế cho rằng trong một số thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) vừa qua, các nhà đầu tư đã nhận được thông tin không chính xác từ các công ty tư vấn nên đã hiểu lầm về chính sách thuế của Việt Nam đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
Sở dĩ như vậy, theo ông Phụng là do các công ty tư vấn đã dựa vào các câu chữ chưa thực sự rõ ràng ở các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư) để tư vấn cho khách hàng. “Về lý, các vụ chuyển nhượng thực hiện ở nước ngoài nhưng vấn đề là thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, Việt Nam không bao giờ từ bỏ quyền lợi này”, ông Phụng khẳng định.
Ông Phụng cho biết trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì và minh bạch trong việc thu thuế với hoạt động mua bán, chuyển nhượng. Đồng thời, sẽ chấn chỉnh các công ty tư vấn về các thông tin truyền tải cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện kết nối thông tin với các cơ quan đầu tư.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Big C bác thông tin chủ Trung Quốc núp bóng
Trước thông tin hệ thống siêu thị này thuộc sở hữu của ông chủ người Trung Quốc, đại diện Big C Việt Nam đã bác bỏ thông tin này.
Big C khẳng định sở hữu bởi gia đình người Thái Lan
Gần đây, trên mạng xã hội truyền đi thông điệp ông chủ mới của siêu thị Big C Việt Nam thực chất là 3 công ty Trung Quốc. Theo đó, ba công ty này có tỷ lệ góp vốn là 99,98% 0,01% 0,01%.
Nguồn tin này cho rằng, mặc dù người đại diện theo pháp luật mới của siêu thị là một người Thái nhưng không có tỷ lệ góp vốn, hay nói cách khác, là một Tổng giám đốc Thái Lan được Trung Quốc thuê. 3 cổ đông còn lại nắm giữ Big C đang sinh sống tại Trung Quốc và cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc). Dẫu vậy, Tập đoàn Central Group vẫn lấy danh nghĩa đây là doanh nghiệp từ Thái Lan.
Tuy nhiên, ngày 19-7, đại diện Big C Việt Nam cho hay: "Central Group là tập đoàn 100% sở hữu của gia đình Thái Lan. Những nội dung đã được chỉnh sửa (photoshop) trên các trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt.".
Đại diện Big C cho biết, Central Group được thành lập vào năm 1947, từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart, và gần đây nhất là Zalora và Big C.
Tập đoàn có nhiều đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, thực hiện các chương trình vì cộng đồng, cam kết hỗ trợ phát triển nguồn cung ứng địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam. Đầu tháng 7 vừa qua, Central Group đã tổ chức thành công tuần lễ quảng bá hàng Việt Nam tại trung tâm mua sắm lớn nhất Bangkok Central World.
Central Group Thái Lan và Big C cùng hợp tác phát triển từ cách đây khá lâu, bắt đầu từ việc Central Group đưa chuỗi siêu thị Big C vào thị trường Bangkok từ năm 1994. Mặc dù Big C tại Thái Lan hiện không do Central Group sở hữu nhưng Tập đoàn vẫn giữ mối quan hệ hợp tác chiến lược với Big C. Vào đầu năm 2016, tập đoàn đã bổ sung thương hiệu này vào danh sách các công ty thành viên của tập đoàn tại Việt Nam.
Theo_An ninh thủ đô
Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ 'đỉnh cao khởi nghiệp' đến 'chén đắng cuộc đời' Là ông chủ của Tập đoàn Trung Nguyên, từng là hình ảnh khởi nghiệp thành đạt và được vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam", song với việc mất quyền điều hành cà phê hòa tan Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đang trong những ngày cảm nhận "vị đắng" của cuộc đời. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa đánh mất quyền...