Đồng Tháp từ chối tổ chức Festival lúa gạo 2014
Căn cứ ngân sách địa phương khó khăn và tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ngày 26/2, UBND tỉnh Đồng Tháp đã gửi công văn đến BTC về việc từ chối tổ chức Festival lúa gạo 2014.
Sau khi Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 (2012) được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng khép lại, BTC giao cho tỉnh Đồng Tháp tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 3 vào năm 2014. Tuy nhiên theo dự toán kinh phí tổ chức lên đến 20 tỷ đồng nhưng không được sử dụng ngân sách địa phương, UBND tỉnh Đồng Tháp đã gửi công văn đến Công ty CP Hội chợ quốc tế và phát triển nông thôn từ chối việc tổ chức Festival lúa gạo lần 3, năm 2014.
Bản đồ Việt Nam làm bằng hoa, lúa gạo… trưng bày tại Festival lúa gạo lần 2 (Ảnh: Huỳnh Hải).
Trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – Nguyễn Văn Dương cho biết, lý do chính tỉnh Đồng Tháp từ chối là vì Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị các tỉnh phải tiết kiệm trong việc tổ chức lễ hội. Hơn nữa, ngân sách địa phương cũng hạn chế, trong khi đó các doanh nghiệp hiện đang rất khó khăn, rất cần thêm vốn để củng cố và mở rộng việc kinh doanh sản xuất. Vì vậy tỉnh từ chối tổ chức Festival lúa gạo 2014, một mặt giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp, mặt khác tập trung vào các giải pháp hữu hiệu, giúp nông dân bán được lúa, tăng lợi nhuận – điều cần thiết nhất trong giai doạn này.
Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều lãnh đạo tỉnh và Sở Nông nghiệp một số tỉnh khu vực ĐBSCL, việc tổ chức Festival lúa gạo liên tục như hiện nay là không cần thiết, đôi khi còn phản tác dụng khi sau mỗi kỳ Festival, giá lúa lại đi xuống, nông dân trồng lúa tiếp tục “vật vờ” với điệp khúc “trúng mùa, thất giá” đeo bám mãi.
Theo Dantri
Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương
Sáng qua, QH đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách T.Ư năm 2013, với tổng số thu cân đối ngân sách T.Ư là 519.836 tỉ đồng; tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 296.164 tỉ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách T.Ư là 681.836 tỉ đồng, bao gồm cả 193.595 tỉ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư cho ngân sách địa phương.
QH giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan ở T.Ư và địa phương phân bổ chi đầu tư phát triển bảo đảm tập trung ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản và các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2013; hạn chế tối đa khởi công dự án mới...
QH cũng quyết nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khoản dự toán chi đầu tư phát triển giao cho các tập đoàn, tổng công ty, DNNN tổ chức thực hiện, bảo đảm hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí...
Đáng chú ý, nghị quyết nêu rõ yêu cầu sử dụng khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên (sau khi trừ tiền lương, các khoản có tính chất lương) để tăng nguồn cải cách tiền lương năm 2013.
Cũng trong sáng qua, QH đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát của QH năm 2013. Theo đó, QH quyết nghị năm tới sẽ thực hiện giám sát tối cao 2 chuyên đề, gồm: Việc thi hành luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012 (tại kỳ họp thứ 5) và việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009-2012 (tại kỳ họp thứ 6).
Theo TNO
Vợ chồng nghèo trả lại 300 triệu đồng nhặt được Cả đời tôi chưa bao giờ có số tiền lớn như vậy. Khi nhặt được số tiền đó, tôi đã nói chồng tìm cách trả lại cho người ta. Nếu mình tham, giữ số tiền thì cũng có người đang đau khổ vì đánh mất nó". Đó là lời nói chân tình của chị Nguyễn Thị Mai (49 tuổi, ngụ ấp Mỹ Tây...