Đồng Tháp: Trồng đu đủ Nhật làm kiểng, nhiều người hỏi có còn bán không!
Nông dân Trần Bá Chuốt ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) đã trồng thành công giống đu đủ Nhật, và đưa cây đu đủ Nhật lên chậu làm kiểng.
Năm 2019, sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng đu đủ Nhật và cách chăm bón, ông đã mua 100 cây đu đủ giống Nhật ở Bến Tre về trồng.
Theo ông Trần Bá Chuốt, đu đủ Nhật là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thời tiết nên từ khi trồng, chăm sóc từ 6 – 7 tháng là đu đủ cho thu hoạch.
Cây đu đủ Nhật được ông Trần Bá Chuốt, trú tại ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) đưa lên chậu làm kiểng.
Video đang HOT
Khi trái đu đủ Nhật chín có màu vàng như đu đủ ta, ruột màu vàng cam, có vị ngọt mặn nhẹ, thơm; lá đu đủ Nhật xanh, cọng lá màu tím.
Để cây đu đủ Nhật cho trái to đều, đạt năng suất cao nên tỉa bớt trái lúc còn nhỏ. Bán trái đu đủ Nhật với giá 10.000 đồng/kg, ông Trần Bá Chuốt thu về 30 triệu đồng.
Tính từ lần đu đủ Nhật ra trái đầu tiên, khoảng sau 2 tháng, ông Bá Chuốt lại thu hoạch những lứa trái tiếp theo.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây đu đủ Nhật mang lại rất khả quan, nên ông Chuốt làm thêm mô hình trồng đu đủ Nhật trong chậu để phục vụ thú chơi kiểng.
Nhờ đu đủ Nhật có mẫu mã đẹp, giá trị dinh dưỡng cao nên được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, đu đủ Nhật ít bị sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, thời gian cho trái kéo dài.
Mô hình trồng đu đủ Nhật này của ông Trần Bá Chuốt ở tỉnh Đồng Tháp đã được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm và áp dụng trồng.
Với cách làm khoa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, trái hoàn toàn chín tự nhiên nên đu đủ Nhật sẽ là nguồn sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường, giúp người tiêu dùng an tâm.
Mô hình trồng đu đủ giống Nhật đã và đang thành công của ông Trần Bá Chuốt đã góp phần làm đa dạng cây trồng ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), giúp cho bà con nông dân có thêm sự chọn lựa tìm hướng đi thích hợp.
Đồng Tháp: Trao tặng sách tại các Tủ sách khuyến học
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức trao tặng sách tại các Tủ sách khuyến học ở các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung
Đây là một trong những việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ VII (21/4/2014 - 21/4/2020), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4.
Tủ sách khuyến học là mô hình hoạt động điển hình của tỉnh Đồng Tháp, ra đời từ năm 2016 và không ngừng được nhân rộng cho đến nay và mang lại hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội của người dân tại địa phương.
Với mục đích tiếp thêm nguồn lực thông tin để các tủ sách phục vụ nhu cầu tự đọc, tự học của người dân, phát triển văn hóa đọc tỉnh nhà, các đơn vị tài trợ gửi tặng sách thêm cho các Tủ sách khuyến học đã được trang bị và phục vụ hiệu quả trong thời gian qua.
Ngày 23/4/2020, đại diện các Sở và các nhà tài trợ là Viettel Đồng Tháp và VNPT Vinaphone - Đồng Tháp, tổ chức chương trình trao tặng sách tại Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành và xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi lễ trao tặng sách
Trước đó, tại huyện Hồng Ngự, đại diện các Sở và các nhà tài trợ trao cho Tủ sách của Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng thị trấn Thường Thới Tiền; tại huyện Thanh Bình trao cho Tủ sách của Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã Bình Thành. Mỗi điểm trao tặng sách trị giá 10 triệu đồng do Mobifone Đồng Tháp tài trợ.
Hoạt động giúp gắn kết sách, việc đọc sách với sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đưa sách đến cơ sở, tạo sự hưởng ứng của cộng đồng một cách sâu rộng, hiệu quả. Thông qua đó, xây dựng không gian văn hóa lành mạnh, thiết thực, bổ ích cho nhiều đối tượng bạn đọc, góp phần hình thành và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng một xã hội học tập.
Minh Trí
Ngôi nhà cổ ở Đồng Tháp la liệt đồ quý hiếm giá hàng tỷ đồng Với niềm đam mê đồ cổ, hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Đình Tuấn (SN 1974) ngụ khóm 2, thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) xuôi ngược tìm mua được nhiều món đồ "độc, lạ". Hiện, anh đang sở hữu một ngôi nhà cổ Nam bộ với bên trong là hàng trăm món đồ cổ lớn nhỏ, tổng trị...