Đồng Tháp: Thầy giáo làng “hô biến” rơm rạ thành tranh, dân tình ngắm mà xuýt xoa
Với niềm đam mê sáng tạo, thầy giáo mỹ thuật Đặng Vũ Linh – xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự “tỉnh Đồng Tháp) tận dụng nguồn rơm phế phẩm tạo ra những bức tranh rơm độc đáo.
Qua những tác phẩm nghệ thuật của mình, anh Linh giới thiệu đến mọi người về quê hương Hồng Ngự hiền hòa, hào sảng…
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ của anh Đặng Vũ Linh gắn liền với cánh đồng, ruộng lúa. Những niềm vui trẻ thơ bên những đống rơm ngày mùa đã trở thành ký ức khó quên.
Anh Linh chia sẻ: “Bên cạnh gạo mang lại những giá thiết thực cho đời sống, những cọng rơm vương vãi khắp ruộng cũng mang lại giá trị riêng khi được người dân đốt sau khi thu hoạch để cải tạo đất, chuẩn bị cho vụ mùa mới…”.
Tác phẩm tranh rơm của anh Linh thường mang chủ đề phong cảnh quê hương.
“Tuy nhiên, giá trị của rơm hầu như chưa được khai thác hết. Thời gian qua, nhiều người đã tận dụng nguồn rơm làm nguyên liệu để phục vụ sản xuất trên một số lĩnh vực. Nhằm chung tay nâng tầm giá trị cho rơm, đem lại lợi ích cho mình và quê hương, tôi nung nấu ý tưởng dùng rơm làm tranh”.
Với lợi thế là thầy giáo dạy mỹ thuật, anh Linh nảy sinh ý tưởng dùng rơm tạo nên những bức tranh độc đáo. Ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện, anh gặp không ít khó khăn.
Video đang HOT
Anh Linh chia sẻ, lúc đầu do chưa biết cách lựa chọn, ép rơm vào các chi tiết của bức tranh phù hợp nên liên tiếp bị thất bại. Rút kinh nghiệm sau mỗi lần chưa đạt như ý, anh tiếp tục điều chỉnh để những bức tranh rơm của mình dần hoàn hảo, sinh động và có hồn hơn.
Anh Đặng Vũ Linh cho biết: “Tạo hình cho bức tranh rơm là công đoạn khó nhất, do rơm không chỉ có một màu nhất định. Ngoài ra, những cọng rơm do máy cắt đa phần bị ép mạnh nên không thể sử dụng làm tranh. Vì vậy, để có nguyên liệu rơm phù hợp, khi tới mùa lúa, tôi ra đồng tự tay lựa chọn những cọng lúa đứng, cùng màu để cắt tỉa nguyên liệu làm tranh rơm”.
Phần lớn những tác phẩm của anh thường mang chủ đề phong cảnh quê hương, gần gũi với đời sống nông thôn vùng quê Nam bộ như hình ảnh nhà sàn, đồng nước, những cánh đồng lúa, đồng sen…
Đặc biệt, để giữ độ bền cho sản phẩm, rơm sau khi mang về, anh Linh tiến hành xử lý chống mối mọt trước khi phơi khô, “hóa màu”.
Khi hoàn thành tác phẩm, anh Linh tiếp tục phủ lớp sơn bóng vừa tạo thẩm mỹ cho tranh, vừa giữ được màu tự nhiên của rơm và chống mối mọt xâm nhập.
Tác phẩm tranh rơm của anh Đặng Vũ Linh
Nhờ tính độc đáo, mới mẻ nên các tác phẩm của anh Đặng Vũ Linh được người yêu nghệ thuật gần xa đón nhận. Không chỉ đơn thuần là vật trang trí, tranh rơm của Linh còn được xem là món quà tặng lưu niệm ý nghĩa…
Là thầy giáo dạy mỹ thuật trường Tiểu học, anh Vũ Linh thường hướng dẫn cho học sinh biết cách tận dụng những sản phẩm từ thiên nhiên để sáng tạo ra các vật dụng gần gũi với đời sống.
Chia sẻ kế hoạch phát triển sản phẩm tranh của mình, anh Vũ Linh cho biết, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục gắn bó với dòng tranh rơm, đồng thời nghiên cứu đa dạng các nguyên liệu từ thiên nhiên vào đam mê sáng tác tranh để giới thiệu đến mọi người…
Đồng Tháp: Khô hạn mà gieo thứ cây này đỡ phải tưới, cứ 1 ha lời 30-35 triệu
Trước thời tiết nắng nóng, có nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là các khu vực gò cao, trong vụ Hè Thu, nông dân tỉnh Đồng Tháp đã chuyển sang trồng vừng thay vì trồng lúa như trước đây.
Nông dân còn phấn khởi hơn khi vừng năm nay được mùa, được giá, thu nhập cao hơn gấp 2-3 lần so với lúa.
Vừng là loại hoa màu được nông dân Đồng Tháp trồng thay cho cây lúa. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Trồng gần 1 ha vừng, anh Lê Văn Chiến, ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đây năm thứ 5 liên tiếp, anh luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ vừng. Bởi trong điều kiện nắng nóng, khô hạn và thiếu nước tưới như hiện nay, so với lúa, vừng thích ứng và phát triển tốt hơn.
Sau hơn 3 tháng trồng, nông dân huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) thu hoạch vừng với năng suất đạt khá hơn 1 tấn/ha.
Hiện tại, vừng hạt dân bán tại ruộng với giá 50.000 đồng mỗi ki lô gam. Mức giá này cao hơn trung bình nhiều năm từ 10.000 - 15.000 đồng mỗi ki lô gam, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lợi nhuận từ 30 - 35 triệu đồng trên mỗi ha trồng vừng.
Nông dân huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) phấn khởi thu hoạch vừng. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Tuy nhiên, một số diện tích những vùng gò cao, do nắng nóng, khô hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đảm bảo nên vừng trồng cho lượng hạt cũng chỉ khoảng 0,80 - 0,85 tấn/ha. Nhưng với mức giá bán vừng hạt ở mức cao như hiện nay, nông dân trồng vừng vẫn có lời.
Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừng là một trong các loại hoa màu chịu hạn được nông dân ưu tiên chọn để chuyển đổi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Chỉ tính riêng trong vụ Hè Thu 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 2.600 ha trồng vừng, tập trung ở các huyện Lấp Vò, Cao Lãnh, Hồng Ngự.
Sau hơn 3 tháng trồng, cây vừng cho thu hoạch với năng suất đạt hơn 1 tấn mỗi ha giúp nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp có thu nhập tốt trong mùa hạn mặn. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Ở tỉnh Đồng Tháp, bình quân trồng một ha hoa màu, trong đó có trồng vừng cho lợi nhuận tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa; đồng thời, việc chuyển đổi cây trồng trên địa bàn tỉnh, nhất là thời điểm khô hạn nhằm góp phần tiết kiệm nước tưới, cải tạo đất, cắt đứt dòng đời sâu bệnh trên lúa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp khuyến khích nông dân chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả hơn, trong đó có trồng cây vừng, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá bỏ việc độc canh cây lúa góp phần quan trọng trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đồng Tháp xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 Chiều 7-5, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Đồng Tháp Võ Bé Hiền xác nhận, vừa nhận được kết quả xét nghiệm có liên quan đến dịch cúm gia cầm A/H5N1 của Chi cục Thú y vùng VII. Ngành chức năng tiến hành tiêm ngừa trên đàn gia cầm ở huyện Hồng Ngự. Theo kết quả xét...