Đồng Tháp: Số người về quê nhiễm Covid-19 tăng nhanh
Tính đến tối 6.10 tỉnh Đồng Tháp có hơn 26.000 người dân từ TP.HCM và các tỉnh thành trở về địa phương.
Qua xét nghiệm số người về Đồng Tháp nhiễm Covid-19 tăng nhanh.
Tối 6.10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh để chỉ đạo tình hình tiếp nhận người dân tự phát trở về tỉnh và phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (phải) thăm hỏi người dân về tỉnh Đồng Tháp. Ảnh CTV
Tính đến tối 6.10, Đồng Tháp đã đón hơn 26.000 người từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ về địa phương. Về đông nhất là từ Bình Dương với hơn 9.000 người, tiếp theo là TP.HCM với hơn 7.600 người, từ Long An hơn 3.800 người…
Kết quả phân loại, sàng lọc đối với người về Đồng Tháp, có 4.285 người về tỉnh đã được tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19; hơn 11.600 người được tiêm 1 mũi vắc xin và 2.020 người là F0 sau điều trị. Còn lại gần 7.200 người chưa được tiêm vắc xin.
Do người dân tự phát về tỉnh tăng đột biến chỉ trong vài ngày nên điều kiện tiếp nhận, xét nghiệm sàng lọc và cách ly của Đồng Tháp khó khăn. Theo dự báo, khả năng người dân tự phát về tỉnh sắp tới sẽ khoảng 20.000 người, trong khi tỉnh đã huy động và sử dụng tối đa các trường học, trung tâm học tập cộng đồng, ký túc xá,…để cách ly y tế tập trung, nên khả năng để tiếp nhận cách ly người dân về quê là rất hạn chế. Hiện Đồng Tháp chỉ còn khoảng 2.700 chỗ cách khu cách ly tập trung còn trống.
Dòng người về quê qua tỉnh Bình Dương đã “hạ nhiệt”
Ông Trần Văn Hai, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, thông tin tính từ ngày 1.10 đến chiều 6.10, tỉnh ghi nhận 176 ca mắc Covid-19 từ người dân tự phát về tỉnh. Ngoài ra, đến tối 6.10, còn phát hiện thêm 61 mẫu gộp có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với Covid-19 đang được giải gộp để xác định số ca mắc cụ thể.
Ông Hai dự báo, trong vài ngày tới, số người trở về tỉnh dương tính Covid-19 sẽ còn tăng. Tuy nhiên, tình hình sẽ không đáng lo ngại vì hầu hết chỉ số CT của người nhiễm Covid-19 trở về tỉnh rất cao nên khả năng lây lan cho cộng đồng không cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với người dân từ các tỉnh về Đồng Tháp. Ảnh CTV
Ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết, mặc dù tỉnh có khó khăn, nhưng các địa phương phải chăm lo đón rước người dân về quê chặt chẽ, an toàn và chu đáo. Ông Thắng yêu cầu, trong đón rước, cách ly người dân trở về địa phương phải tổ chức khoa học, không để lây lan dịch ra cộng đồng hoặc lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Phải quan tâm vận động xã hội hóa để hỗ trợ, chăm lo cho người về tỉnh.
Covid-19 sáng 7.10: Cả nước 822.687 ca nhiễm, 757.086 ca khỏi | Dòng người về quê đã “hạ nhiệt
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp, cho biết đến nay toàn tỉnh đã tổ chức 144 khu cách ly để đón người dân về địa phương, tăng gần 100 khu cách ly so với trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát cao điểm trên địa bàn.
Ông Phạm Thiện Nghĩa nói: “Hy vọng 20.000 người có thể về tỉnh như dự báo sẽ ở lại. Ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ các doanh nghiệp đã dần hoạt động trở lại và rất cần lao động nên phải cần vận động bà con ở lại để tiếp tục công việc của mình. Đối với việc đón rước người dân cần chu đáo, không để cho bà con chờ lâu. Tổ chức cách ly phân tán, giãn cách để tránh lây nhiễm chéo và phải theo dõi chặt người từ vùng dịch trở về cách ly. Trong số 30% lao động không có nghề nghiệp trở về, họ không còn tiền nên Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần quan tâm hỗ trợ tiếp tục trong thời gian cách ly ở nhà để giúp bà con vượt qua khó khăn. Cần tuyên truyền để người dân chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ người dân từ các tỉnh trở về”.
Tính đến chiều 6.10, Đồng Tháp ghi nhận 8.493 ca mắc Covid-19. Đã điều trị khỏi hơn 7.907 ca, còn đang điều trị 364 ca và tử vong 216 ca.
Diễn biến dịch Hà Nội ngày 17/8: Tiếp tục thêm F0 qua sàng lọc, khai báo
Trong ngày 17/8 Hà Nội có thêm 60 F0.Theo chuyên gia, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao. Qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 lẩn khuất trong cộng đồng.
Cần làm gì để tránh bùng dịch nếu "mở cửa" trở lại?
Hiện tại, quận Đống Đa, huyện Thanh Trì, Thường Tín đang là những "điểm nóng" của Thủ đô. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tích cực khi số F0 ghi nhận mới trong ngày đang có xu hướng đi ngang, trong đó số ca phát hiện mới trong cộng đồng đã giảm đáng kể so với giai đoạn cao điểm.
Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công và thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị đến nhân dân.
PGS Phu chia sẻ: "Ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh mới trở về "0" nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây là hiệu quả rõ nét công tác phòng dịch đạt được trong thời gian qua".
Chuyên gia này cũng đánh giá chiến lược lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định của Hà Nội là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.
PGS Phu lưu ý rằng, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao, qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng, do đó việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, những nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như: ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị,... cũng cần phải được tập trung có biện pháp, không để lây lan từ đây.
Khó "bóc sạch" F0 ra khỏi cộng đồng sau 2 đợt giãn cách xã hội?
Khi PV Dân trí nêu câu hỏi về việc trong những ngày giãn cách xã hội còn lại, Hà Nội có thể "bóc sạch" F0 ra khỏi cộng đồng hay không, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, rất khó để đưa dịch về "con số 0", bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng, vì có thể vẫn còn các ca bệnh không triệu chứng lẩn khuất trong cộng đồng. Đặc biệt, khi nới giãn cách thì cũng không thể nào kiểm soát được tất cả các trường hợp dịch từ bên ngoài xâm nhập vào thành phố đặc biệt là biến chủng Delta nguy hiểm này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, rất khó để bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo ông, Chính phủ yêu cầu Hà Nội cần phấn đấu kiểm soát dịch trước ngày 25/8, điều này có nghĩa là giảm tối đa các ca mắc mới, không để dịch bùng phát và không phải giãn cách toàn bộ thành phố nữa để tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép". Chính vì vậy ông Phu khuyến cáo Hà Nội vẫn phải tiếp tục bảo vệ và nhân rộng "vùng xanh", người dân thực hiện triệt để 5K.
"Việc kiểm soát được dịch bệnh đồng nghĩa với việc Hà Nội không cần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 nữa. Còn khi chưa thể kiểm soát hoàn toàn tình hình dịch bệnh thì thành phố vẫn phải thực hiện giãn cách" - ông Phu nói.
Nêu quan điểm về tình hình dịch bệnh ở Hà Nội, BS.CK II Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho rằng hiện số ca mắc mới mỗi ngày của thành phố chưa nhiều. Tuy nhiên, việc có F0 lẩn khuất trong cộng đồng vẫn khiến Hà Nội là khu vực nguy cơ cao.
Theo BS Hồng Hà, rất khó để Hà Nội đạt được mục tiêu bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng dù thực hiện xét nghiệm diện rộng. Bởi lẽ, điều này rất tốn kém và số ca F0 lẩn khuất được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong thời gian vừa qua là không nhiều.
Phát hiện ổ dịch Covid-19 tại khu trọ ở Đông Anh, chủ nhà cũng mắc
Tối 17/8, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có một ca tại khu cách ly, một ca tại cộng đồng. Như vậy trong ngày hôm nay, Hà Nội có thêm 60 F0.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 2.308 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.233 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 1.075 ca.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, một kênh thông tin rất hiệu quả để phát hiện ca bệnh là việc khai báo ho, sốt qua Bluezone, tờ khai y tế điện tử.
Thực tế trong thời gian qua, từ tổng hợp của Sở Thông tin và Truyền thông hàng ngày, các trường hợp khai báo ho, sốt đã được lấy mẫu xét nghiệm và đã phát hiện nhiều ca F0.
Do đó, người dân hãy tích cực khai báo y tế, đặc biệt là khi có các biểu hiện như ho, sốt, khó thở để được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, sàng lọc kịp thời.
Hàng chục ngàn người tiếp tục về quê, các tỉnh loay hoay lo cơm nước Hàng chục ngàn người tiếp tục về quê trong đêm khiến các tỉnh miền Tây phải đau đầu lo cơm nước và nguy cơ "vỡ trận" khi dòng người về ngày càng đông. Trong đêm 3-10, An Giang có trên 7.700 người về quê nhà tự phát - Ảnh: MINH KHANG Ngày 4-10, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An...