Đồng Tháp phát triển vùng trồng lúa được cấp mã số lên hơn 52.700 ha
Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh Đồng Tháp ban hành các kế hoạch hành động cấp, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, thực hành sản xuất an toàn gắn truy suất nguồn gốc sản phẩm giai đoạn 2022-2025.
Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp cấp mã số vùng trồng lúa đạt 100% diện tích. Năm 2022, diện tích cấp mã số vùng trồng lúa là 52.777ha.
Làm đất chuẩn bị cho vụ lúa Thu Đông 2022 ở xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Nổi bật cấp mã vùng trồng lúa năm 2022 có huyện Tháp Mười, vừa qua huyện Tháp Mười có trên 2.300 ha lúa đủ điều kiện được Cục Bảo vệ Thực vật cấp mã vùng trồng lúa. Các ngành chuyên môn tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra hồ sơ kỹ thuật và khảo sát thực địa tại 6 vùng trồng lúa đề nghị cấp mã số vùng trồng ở xã Mỹ Đông và 6 vùng trồng lúa đề nghị cấp mã vùng trồng ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười. Qua kiểm tra, đánh giá, 12 mã vùng trồng ở 02 xã đáp ứng TCCS 774:2020/BVTV, đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU và đã được Cục Bảo vệ Thực vật cấp mã vùng trồng.
Theo đó, xã Láng Biển được cấp mã vùng trồng lúa 1.246 ha, sản xuất giống lúa Đài Thơm 08 và OM 18; xã Mỹ Đông có 1.095 ha, sản xuất giống lúa OM 18 được cấp mã vùng trồng. Tháp Mười đề ra mục tiêu, đến cuối năm 2022, có 6.977 ha lúa, được cấp mã số vùng trồng.
Để đạt các quy định cấp mã vùng trồng, tỉnh Đồng Tháp chú trọng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thống nhất áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất bền vững (VietGAP, GlobalGAP,..) hoặc theo yêu cầu cụ thể từng thị trường. Đồng thời, đảm bảo số hóa vùng trồng, đồng thời các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh, chế biến; phát triển hợp tác xã, hội quán tại các vùng sản xuất để thống nhất quản lý và phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu. Cùng đó, xây dựng và nhân rộng diện tích sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Tỉnh Đồng Tháp cũng sản xuất lúa theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao và theo nhu cầu thị trường; tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua giảm chi phí phân, thuốc, giống. Ngoài ra, nâng cao chất lượng gạo, tăng diện tích giống xác nhận, giống chất lượng cao, lúa thơm đặc sản; phấn đấu nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa từ 35-40%, giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất lúa từ 30% trở lên.
Video đang HOT
Tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo người nông dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất lúa tiên tiến, bền vững (IPM, 3G3T, 1P5G, SRP, …), quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất lúa hữu cơ,…). Bên cạnh đó, tỉnh chủ động điều tiết cung, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa gạo, chế biến phụ phẩm, cải thiện công tác vận tải và hậu cần hỗ trợ tiếp thị, phát triển thị trường xây dựng hương hiệu lúa gạo Đồng Tháp.
Tỉnh Đồng Tháp thúc đẩy phát triển chế biến sâu các sản phẩm từ gạo và phụ phẩm; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, khai thác tiềm năng chế biến sâu lúa gạo để tăng thêm hiệu quả của chuỗi giá trị như: dầu gạo, bánh gạo, bột gạo, các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng từ gạo, mỹ phẩm từ gạo,… để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo.
Nhiều mã số vùng trồng bị mạo danh khiến nước nhập khẩu cảnh báo, Bộ NNPTNT ra chỉ thị khẩn
Ngày 28/3, Bộ NNPTNT ban hành Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Còn tình trạng mạo danh mã số vùng trồng
Chỉ thị của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu nêu rõ:
Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Trong những năm vừa qua, công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này. Tỷ lệ diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực.
Bộ NNPTNT yêu cầu doanh nghiệp, người sản xuất có biện pháp chủ động có các biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý khi có thay đổi thông tin liên quan đến vùng trồng, cơ sở đóng gói hay khi phát hiện vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có biện pháp xử lý kịp thời. Ảnh: N.Chương
Đáng chú ý, công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.
"Tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm hay phòng chống Covid-19 của vùng trồng và cơ sở đóng gói vẫn còn tồn tại khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo hoặc tạm dừng nhập khẩu" - Bộ NNPTNT nêu rõ.
Mỗi doanh nghiệp, người sản xuất phải bảo vệ mã số vùng trồng của mình
Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Bố trí nguồn lực (nhân lực và tài chính) thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói trong đó chú trọng tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật chủ động đàm phán với cơ quan kỹ thuật của nước nhập khẩu để mở cửa thị trường, tăng số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu; giải quyết các rào cản kỹ thuật để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Chủ trì, phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo duy trì đáp ứng các quy định KDTV và an toàn thực phẩm.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu về vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo sử dụng dữ liệu hiệu quả và truy xuất nguồn gốc nhanh chóng, minh bạch.
Bộ NNPTNT đề nghị các cục, vụ, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý, giám sát mã số vùng trồng.
Các doanh nghiệp và người sản xuất chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Đảm bảo luôn duy trì tình trạng đáp ứng quy định của nước nhập khẩu tại vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Đặc biệt có biện pháp chủ động có các biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý khi có thay đổi thông tin liên quan đến vùng trồng, cơ sở đóng gói hay khi phát hiện vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thả 5 tấn cá để tái tạo nguồn giống thủy sản trên sông Hậu Sáng 10-9, 5 tấn cá giống với trên 20 loài đặc trưng, quý hiếm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thả trên sông Hậu đoạn tiếp giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ, trong tổng số 60 triệu con giống được thả trên cả nước. Những bao cá đựng con giống được bơm oxy chờ đem thả ra...