Đồng Tháp: Nông dân vùng biên nuôi lươn dễ như “ăn kẹo”, đến đàn bà con gái cũng còn ham
Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách, thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn.
Lươn là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biên giới… Đây là những lý do chính để con lươn trở thành vật nuôi được nhiều hộ dân ở khu vực biên giới huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) chọn để phát triển kinh tế trong thời gian qua.
Vụ đầu, anh anh Nguyễn Thanh Khắc mua khoảng 300 con lươn giống được săn bắt từ tự nhiên về nuôi. Nhưng do không có kinh nghiệm nuôi và vì chọn mua nguồn lươn giống không chất lượng nên vụ đó tỷ lệ hao hụt trên 70%.
Mô hình nuôi lươn giống, nuôi lươn thịt của hộ anh Nguyễn Thanh Khắc, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp). Anh Khắc đang thu hoạch trứng lươn để ép lươn giống.
Dù thất bại nhưng qua vụ mùa đầu tiên, anh cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm nuôi lươn, từ đó các mùa vụ sau lươn không còn hao hụt nhiều.
“Hiện gia đình tôi có 19 hồ xi măng chuyên dụng dùng để nuôi lươn thương phẩm và lươn giống. Doanh thu mỗi năm từ nghề nuôi lươn của gia đình khoảng 200 triệu đồng, trừ hết các khoản chi phí đầu tư, lợi nhuận mỗi năm cũng khoảng 150 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa” – anh Khắc phấn khởi.
Đến vùng biên giới Thường Phước 1, nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi nghề nuôi lươn không chỉ dành cho cánh “mày râu” mà công việc chăm sóc lươn được nhiều chị em phụ nữ đảm nhận.
Gắn bó với nghề nuôi lươn được 7 năm, bà Phạm Thị Nhôm ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1 tâm sự: “Mấy hồ lươn của tôi mang lại kinh tế ổn định hơn rất nhiều so với một chục công đất canh tác lúa của chồng tôi. Nuôi lươn không khó vì không phải đòi hỏi nhiều kỹ thuật như những vật nuôi khác. Thông thường lươn bị một vài bệnh như: phù đầu, lở loét… nhưng nuôi lâu có kinh nghiệm thì sẽ kiểm soát được hết những khâu này…”.
Theo chị Phạm Thị Nhôm, ở đầu nguồn, lượng cá tạp và ốc bươu vàng khá dồi dào là nguồn thức ăn ưa thích của lươn. Chị em phụ nữ chỉ cần bỏ công một chút là có thể nuôi lươn được. Từ ngày nuôi lươn, kinh tế gia đình của chị Nhôm cũng “dễ thở” hơn trước rất nhiều”.
Video đang HOT
Khoảng 2 năm trở lại đây, giá lươn thương phẩm khá cao và ổn định nên nhiều hộ dân ở khu vực biên giới mạnh dạn cải tạo diện tích xung quanh nhà để phát triển nuôi lươn. Hiện giá lươn thịt thương phẩm loại I được thương lái thu mua dao động từ 230 – 250 ngàn đồng/kg, cao hơn cách đây 2 năm khoảng 100 ngàn đồng/kg.
Theo nhiều thương lái, lươn thương phẩm được tiêu thụ tại các nhà hàng ở những thành phố lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.
Theo thống kê của UBND xã Thường Phước 1, hiện nay trên địa bàn xã có trên 80 hộ nuôi lươn thịt thương phẩm. Nghề nuôi lươn phát triển ở địa phương được gần 8 năm trở lại đây, từ hiệu quả kinh tế trong những năm qua cho thấy, mô hình nuôi lươn bước đầu giúp nhiều gia đình thoát nghèo, ổn định kinh tế.
Ông Phạm Hồng Cường – Phó Chủ tịch UBND xã Thường Phước 1 cho biết, mô hình nuôi lươn phát triển ở địa phương đã nhiều năm nay, bên cạnh những hộ nuôi hiệu quả thì vẫn còn một số hộ do thiếu kinh nghiệm nên nuôi không hiệu quả.
Nhận thấy thời gian gần đây nhu cầu của thị trường về lươn thương phẩm khá cao, giá ổn định, vì vậy UBND xã đã mạnh dạn đề xuất với UBND huyện Hồng Ngự cho thành lập Hội quán nuôi lươn trên địa bàn xã.
Theo ông Cường, mục đích của việc thành lập Hội quán nuôi lươn là góp phần giúp cho bà con trên địa bàn xã có nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn. Ngoài ra, thông qua Hội quán nuôi lươn, UBND xã cũng kết nối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình nuôi lươn cho bà con có nhu cầu nuôi lươn trên địa bàn xã.
Nhận thấy triển vọng mô hình nuôi lươn mang lại, hiện ngành nông nghiệp huyện Hồng Ngự cũng hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình nuôi lươn giống sinh sản.
Đây là mô hình được nhiều hộ nuôi lươn của địa phương đặt nhiều kỳ vọng, bởi nếu mô hình này hiệu quả sẽ giúp người nuôi lươn vùng biên giải quyết được bài toán khan hiếm lươn giống tự nhiên hiện nay.
Bên cạnh đó, thông qua mô hình sản xuất lươn giống, nuôi lươn giống ngành nông nghiệp địa phương cũng mong muốn bước đầu giúp nông dân giảm bớt chi phi sản xuất, từng bước tổ chức sản xuất, xây dựng mô hình nuôi lươn thành một chuỗi khép kín.
Quảng Nam ứng phó khô hạn
Nhiều diện tích lúa được chuyển qua cây trồng khác hoặc chấp nhận bỏ hoang là giải pháp được tỉnh Quảng Nam thực hiện để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ Hè Thu (HT).
Hiện nay các địa phương của tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu bước vào vụ sản xuất Hè Thu. Ảnh: Lê Khánh.
Thiếu nước, xâm nhập mặn là thực trạng mà nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam thường xuyên đối mặt trong mỗi vụ lúa HT trong những năm qua.
Để ứng phó với tình trạng này, vụ HT năm nay các ngành chức năng đã tính đến nhiều phương án để đảm bảo hiệu quả và năng suất cho diện tích lúa dự kiến sản xuất trên địa bàn.
Huyện Duy Xuyên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn về vấn đề hạn, mặn của tỉnh Quảng Nam. Vụ HT 2020, toàn huyện dự kiến sản xuất 3.570ha lúa.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên, từ tháng 5 đến tháng 8, cường độ nắng nóng khá gay gắt và kéo dài, nhận định nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C.
Bên cạnh đó, lượng mưa trong tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 25%. Lưu lượng dòng chảy từ tháng 5 đến tháng 9 trên sông Thu Bồn sẽ thiếu hụt. Sau khi kết thúc vụ ĐX, cao trình các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Nhiều khả năng, nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn diễn ra phức tạp. Dự báo, diện tích hạn, mặn trong năm vụ HT của toàn huyện khoảng 1.550ha.
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên cho biết, trước mắt huyện sẽ cố gắng sản xuất hết diện tích dự kiến. Đồng thời đã chuẩn bị kinh phí chống hạn mặn về nhiên liệu và máy móc cần thiết khác cho các trạm bơm trên địa bàn hơn 3 tỷ đồng.
"Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó phải huy động các trạm bơm để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào thời điểm gieo sạ sẽ chấp nhận cắt một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại", ông Tường nói.
Các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam đang tìm mọi biện pháp để đảm bảo nước tưới trước nguy cơ hạn, mặn. Ảnh: Lê Khánh.
Tại TX. Điện Bàn, vụ HT năm nay, toàn TX dự kiến sản xuất khoảng 5.400ha lúa. Theo ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Nông nghiệp TX Điện Bàn, đến thời điểm hiện tại thì địa phương đã chủ động các phương án phòng chống hạn, mặn để sản xuất hết diện tích dự kiến.
"Hiện nay, độ nhiễm mặn trên các con sông cung cấp cho diện tích lúa của địa phương có thời điểm đã lên rất cao, ảnh hưởng đến cây trồng. Do đó, để đảm bảo sản xuất, TX. Điện Bàn đã tiến hành đắp 2 đập ngăn mặn, 1 đập ở phường Điện Ngọc và 1 đập ở trạm bơm Tiên Nam, thuộc cánh ở cầu Câu Lâu", ông Chơi nói.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo nước tưới cho vụ HT, ông Đỗ Văn Tường, Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam cho biết, cuối năm 2019, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là các hồ chứa lớn mà Cty quản lý có một số hồ không được đầy nước vì mùa mưa lũ năm 2019 mưa ít.
Kết thúc mùa mưa lũ, một số hồ chứa không về được mực nước dâng bình thường nên trong quá trình tưới vụ ĐX thì đảm bảo còn vụ HT thì có 5 hồ thiếu nước. Nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ này cung cấp cho diện tích lúa sẽ không đủ.
Do đó, Cty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích, tổng diện tích cắt giảm là khoảng 460ha. Những diện tích này sẽ chuyển đổi qua cây trồng khác, có một số nơi không có nguồn nước luôn thì phải bỏ", ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, về hệ thống trạm bơm lấy nước trên các sông Vu Gia, Thu Bồn và Vĩnh Điện thì hiện nay các hồ chứa thủy điện cơ bản đảm bảo mực nước theo quy trình. Cho nên việc cung cấp nước vừa phát điện vừa xả về hạ du thì hệ thống Vu Gia cơ bản đảm bảo. Hệ thống Thu Bồn còn phụ thuộc vào thủy điện Sông Tranh và thủy điện Đăk Mi.
Trước vấn đề này, đại diện Cty thủy điện Sông Tranh 2 thông tin thêm, lưu lượng trung bình mà Cty cấp nước hạ du từ đầu năm 2020 đến nay là 38,54m3/s, gấp 1,37 lần lưu lượng về hồ. Theo đó, tổng lượng nước cấp cho hạ du tương ứng trong thời gian qua khoảng 433 triệu m3. Hiện nay, hồ chứa vẫn tích trữ được nguồn nước phục vụ nhu cầu sử dụng của địa phương vào cao điểm mùa khô mùa khô năm 2020, đặc biệt là giai đoạn cấp nước tăng cường đổ ải vụ HT.
Ông Trương Xuân Tý, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, trong vụ HT năm 2020 toàn tỉnh sẽ sản xuất 42.000ha lúa. Nếu trong thời gian tới không có mưa bổ sung, mặn xâm nhập sâu thì diện tích cần phải thực hiện các biện pháp chống hạn, xâm nhập mặn khoảng 9.000 - 10.000ha.
Đồng Tháp: Thầy giáo làng "hô biến" rơm rạ thành tranh, dân tình ngắm mà xuýt xoa Với niềm đam mê sáng tạo, thầy giáo mỹ thuật Đặng Vũ Linh - xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự "tỉnh Đồng Tháp) tận dụng nguồn rơm phế phẩm tạo ra những bức tranh rơm độc đáo. Qua những tác phẩm nghệ thuật của mình, anh Linh giới thiệu đến mọi người về quê hương Hồng Ngự hiền hòa, hào sảng... Sinh ra...