Đồng Tháp: Nông dân chỉ học đến lớp 2 sáng chế máy tuốt hạt mè bán ra cả nước ngoài, thu tiền tỷ
Dù không được đào tạo chuyên ngành bài bản nhưng anh Nguyễn Thanh Hùng (SN 1979) ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế ra nhiều máy móc nông nghiệp hữu dụng, giúp bà con nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lao động…
Từng nuôi dưỡng ước mơ trở thành thợ cơ khí nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới học hết lớp 2, anh Hùng phải nghỉ học đi làm thuê kiếm sống.
Dẫu vậy, ước mơ sáng tạo máy móc vẫn luôn “cháy bỏng” trong anh. Chính vì vậy, sau một thời gian làm thuê, anh quyết định theo học nghề cơ khí, sửa chữa máy móc vừa để kiếm sống vừa ấp ủ ý định sáng chế máy móc nông nghiệp, thỏa niềm đam mê của riêng mình.
Anh Nguyễn Thanh Hùng (SN 1979) ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) nghiên cứu sáng chế các loại máy nông nghiệp, trong đó có máy tuốt hạt mè, tuốt hạt rau muống…
Lớn lên từ đồng ruộng, hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của bà con khi làm công việc đồng áng, anh Hùng luôn trăn trở với ước mơ sáng chế ra những chiếc máy nông nghiệp giúp bà con đỡ nhọc nhằn.
Từ những ấp ủ đó, thiết bị đầu tiên được anh Hùng chế tạo là máy thu hoạch mè. Trước tiên, anh Hùng mua lại chiếc máy suốt lúa cũ của người dân để tìm tòi, cải tiến thành máy suốt mè phù hợp.
Trải qua những lần thử nghiệm thất bại, cuối cùng anh Hùng chế tạo thành công chiếc máy tuốt mè này. Điểm ấn tượng của chiếc máy tuốt mè do anh Hùng chế tạo là giảm đến 70% thời gian, sức lao động cho người nông dân.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Út ở xã Thường Phước 2 chia sẻ: “Trước đây, để thu hoạch mè, nông dân rất cực nhọc. Tất cả các công đoạn đều làm bằng tay nên mất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, từ khi có chiếc máy tuốt mè này, nông dân đỡ cực hơn rất nhiều. Cụ thể, trước đây với 1.000m2 mè, sử dụng biện pháp thủ công để tuốt hạt, tôi phải mất 3- 5 ngày mới hoàn tất. Trong khi hiện nay khi sử dụng máy tuốt mè, bà con chỉ cần mất 1 ngày là hoàn tất”.
Trước chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại rau màu chịu hạn như rau muống, đậu phộng, bắp lai… anh Hùng tiếp tục nghiên cứu, sáng chế các loại máy phục vụ việc thu hoạch các loại cây trồng này.
Chiếc máy tuốt mè của anh Nguyễn Thanh Hùng sáng chế, chế tạo đang hoạt dộng tốt, được bà con nông dân tin dùng.
Qua 10 năm gắn bó với nghề cơ khí, anh Hùng cho ra thị trường trong nước và nước bạn Campuchia hơn 500 sản phẩm máy móc các loại (máy tuốt hạt mè, máy tuốt hạt rau muống…) với giá bán ra thị trường dao động từ 150 – 180 triệu đồng/chiếc.
Doanh thu mỗi năm trung bình đạt từ 1,5 – 2 tỷ đồng. Từ đây, anh Hùng còn tạo việc làm cho 4 – 5 lao động với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Kỳ Phùng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đánh giá, những cải tiến của anh Nguyễn Thanh Hùng có ý nghĩa rất thiết thực trong sản xuất, giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
Đây được xem là một giải pháp quan trọng trong việc ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất hiện đại.
Năm 2015, sản phẩm máy tuốt hạt mè của anh Nguyễn Thanh Hùng được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đạt giải B Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh lần thứ XIII.
Đồng Tháp: Đề xuất hơn 118 tỷ "cứu" vùng trồng quýt hồng lớn nhất miền Tây
Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang đề xuất với UBND tỉnh Đồng Tháp cho thực hiện việc bảo tồn và khôi phục 546,63 ha vùng trồng quýt hồng. Tổng kinh phí thực hiện việc này là trên 118,7 tỷ đồng.
Quýt hồng được trồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) hơn 50 năm qua. Loại cây có múi ở địa phương này được nhiều người biết đến bởi trái to, có màu hồng tươi, múi mọng nước, có mùi thơm dịu và vị ngọt hơn các địa phương khác.
UBND huyện Lai Vung đang xin UBND tỉnh cho phép triển khai thực hiện đề án "Bảo tồn, khôi phục quýt hồng huyện Lai Vung" trong giai đoạn 2020 - 2024 (Ảnh: I.T)
Theo thống kê, hiện diện tích quýt hồng của huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là 801,96 ha, chủ yếu phân bố trên các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và một phần ở xã Hòa Long.
Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh hiện đã lên đến 782,6 ha, chỉ còn 19,4 ha chưa nhiễm.
Riêng về diện tích nhiễm bệnh, có 49,6 ha nhiễm nhẹ, 119,6 ha nhiễm trung bình, 613,4 ha nhiễm nặng, hơn 365 ha nhiễm nặng đã đốn bỏ và 247,5 ha nhiễm nặng chưa đốn (không thể cho trái).
Do nhiễm bệnh nên năng suất giảm sâu, theo tính toán trong năm 2019, chỉ còn khoảng 4.000 tấn, trong khi đó, năm 2018 hơn 20.000 tấn, các năm trước đó đều hơn 30.000 tấn.
Theo ngành nông nghiệp huyện Lai Vung, quýt hồng chủ yếu bị bệnh vàng lá thối rễ, chết cây. Bệnh này bắt đầu từ xuất hiện vào khoảng năm 2012 và tỷ lệ bệnh tăng dần qua các năm cho đến nay.
Thời gian qua, các hộ dân ở huyện Lai Vung chủ yếu trồng quýt hồng theo cách chiết nhánh truyền thống, cách chăm sóc còn chưa cải tiến, chưa liên kết với nhau trong sản xuất, không liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, sản phẩm chủ yếu bán tươi vào thị trường tiêu thụ truyền thống (các tỉnh, thành ĐBSCL, TP.HCM và chỉ vài trăm tấn ở Miền Trung).
Hơn nữa, quýt hồng nơi đây chủ yếu được bán tươi, không qua sơ chế, chưa có cơ sở chế biến. Đa số nông dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế nên chất lượng không đồng đều. Đó đó, tình trạng "được mùa rớt giá, được giá mất mùa" cứ lặp đi lặp lại.
Để khắc phục tình trạng trên cũng như thúc đẩy sự phát triển loại trái cây đặc sản đã được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu, với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Cần Thơ, UBND huyện Lai Vung đang xin UBND tỉnh cho phép triển khai thực hiện đề án "Bảo tồn, khôi phục quýt hồng huyện Lai Vung" trong giai đoạn 2020 - 2024.
Theo đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, huyện Lai Vung phấn đấu đến năm 2024, sẽ bảo tồn và khôi phục đạt 546,63 ha (ước năng suất sẽ đạt được 40 tấn/ha sau khi thực hiện), trong đó bảo tồn 198,71 ha, khôi phục 347,92 ha; 100% diện tích áp dụng qui trình kỹ thuật canh tác an toàn bền vững.
Tổng kinh phí thực hiện đề án được đề xuất là trên 118,7 tỷ đồng (trong đó, vôn ngan sach tinh trên 27,2 tỷ đông, vôn tô hơp tac, hơp tac xa đôi ưng 520 triẹu đông và vôn nha vuơn đôi ưng trên 91 tỷ đông).
Theo đó, ngành nông nghiệp huyện Lai Vung sẽ phối hơp vơi cac co quan nghien cưu va cac co quan chuyen mon cua tinh Đông Thap xác định lại các khu vực cây quýt hồng còn sống tốt, khu vực cây nhiễm bệnh nhẹ, trung bình, khu vực cây nhiễm bệnh nặng nhưng chưa đốn để tiến hành các giải pháp khôi phục, đưa cac giai phap ky thuạt canh tac tiên bọ vào sản xuất.
Đồng thời, sẽ đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, chuyển giao giống sạch bệnh cho người dân. Hỗ trợ máy xeo đất, máy băm rơm phục vụ việc ủ phân hữu cơ truyền thống cho các hợp tác xã thuộc các địa phương Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Hòa Long...
Quảng Ngãi: Cấy giống lúa mới của ThaiBinh Seed, bông nặng trĩu hạt, ai thấy cũng trầm trồ Vụ hè thu 2020, nông dân tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi khi các giống lúa mới TBR97, TBR87 và BC15 kháng đạo ôn trong vụ đầu tiên thực hiện ở địa phương được bà con nông dân đón nhận khi lúa sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao. Nhiều ưu điểm vượt trội Ông Triệu Tấn Phú - Giám đốc...