Đồng Tháp: Nhà tuyến dân cư – chưa ở đã… “hư”
Hoàn thành cơ sở hạ tầng từ năm 2012, nhưng đến cuối tháng 10.2014 mới có 125/299 hộ vào tuyến dân cư Bờ Nam kênh Bắc Viện (kênh Bắc Viện), ấp Anh Dũng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng cất nhà ở. Trong đó có nhiều nhà xây xong, chủ chưa dám vào ở do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản vì chất lượng xây dựng kém…
Bà Nguyễn Thị Mai bên đống cột nhà do doanh nghiệp xây cất, được tháo bỏ để cất nhà khác.
Nhận xong… tháo bỏ
Đã bước qua tuổi 74, nhưng vợ chồng ông Phan Văn Tiểng (ấp Chiến Thắng, Tân Thành A) vẫn chưa an cư vì không có nhà ổn định. Vì vậy khi được xét vào tuyến dân cư kênh Bắc Viện theo chương trình nhà vượt lũ giai đoạn 2, vợ chồng ông mừng như “trúng số”. “Đi bắt thăm nền, rồi ký hợp đồng với doanh nghiệp xây nhà, mỗi lần như thế tôi mừng đến không ngủ được”, ông Tiểng chia sẻ. Theo hợp đồng, khung nhà bêtông dự ứng lực, diện tích xây dựng 4 x 8,5m theo tiêu chuẩn “3 cứng” (mái, cột và đà cứng) có giá trị xây dựng 21,5 triệu đồng.
Trong đó Ngân hàng Chính sách – Xã hội cho vay 20 triệu, gia đình đóng góp thêm 1,5 triệu. Tuy nhiên, để làm đẹp “ngôi nhà đời người”, ông Tiểng dồn hết 5 triệu đồng do 5 người con làm công nhân ở Bình Dương gửi cho. Thế nhưng, trái với thái độ hăm hở, háo hức ban đầu, đầu năm 2014, khi DNTN Phượng Lộc Khang Hằng, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (DN Khang Hằng) thi công xong, giao nhà, thì ông Tiểng không dám vào ở.
“Nhà không có vách, trước sau trống hoác, tui lại không có tiền để đầu tư thêm, đã vậy cột kèo lại nứt dọc, nứt ngang, bêtông thì lòi đá, lỗ chỗ nhiều vị trí… quá nguy hiểm”, ông Tiểng chia sẻ. Đang chăm chú xem những vết nứt chi chít trên cột bêtông, bỗng gió ập tới, mái tôn trên nóc phát ra âm thanh “long trời”, quá bất ngờ, tôi co giò tháo chạy ra khỏi dãy nhà trống hoác… Đây cũng là tình cảnh chung mà các hộ dân tại tuyến dân cư kênh Bắc Viện phải… ráng chịu.
Thậm chí có trường hợp, vừa nhận nhà xong, khổ chủ lại phải mất tiền để tháo bỏ. Dẫn tôi ra hiên nhà, chỉ vào đống cột bêtông lở, bong tróc, thậm chí có cột chỉ còn trơ lại những thanh thép hoen gỉ, bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi) bức xúc: “Cột nứt, đầu nối giữa cột và đà hở, thấy chất lượng kém quá, tôi không đồng ý nhận, nhưng “nhùng nhằng” mãi không được, nên đành phải nhận rồi tháo bỏ để xây nhà khác”.
Nhà thầu: “Bỏ thương- vương tội”
“Theo hợp đồng với DN Phượng Lộc Khang Hằng, cột nhà là bêtông đúc sẵn, mác 400, nhưng tui thấy nhà thầu mang sắt, ximăng đổ cột ngay tại điểm xây dựng, mà theo nhiều người cao lắm cũng chỉ đạt mác 250 “, chị Nguyễn Thị Mai (43 tuổi) nói. Chị Mai còn khẳng định nhà thầu đã ăn bớt vật liệu: “Thay vì bố trí 4 thanh sắt với hệ thống đai kiềng bằng sắt, họ chỉ làm 3 thanh và kết nối bằng dây chì tạm bợ”.
Video đang HOT
Ngoài ra, qua tìm hiểu, phát hiện DN đã “ăn” thêm tiền người dân. Cũng như nhiều người ký hợp đồng với DN này, ông Phan Văn Tiểng cho biết đơn vị thi công đã thu thêm 1,5 triệu đồng tiền vật tư và tiền công cho hạng mục cánh én. Đây là khoản thu trái phép, bởi theo bản vẽ thiết kế của kỹ thuật – dự toán công trình nhà của DN Khang Hằng – được Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Hồng phê duyệt vào tháng 8.2013 – có hạng mục cánh én.
Làm việc với chúng tôi, sau khi cam kết sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm phần thu thêm này, ông Võ Thành Công – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành A – làm chúng tôi giật mình khi “bật mí”: “Nền nhà vệ sinh không có hệ thống vỉ sắt”. Sau khi phát hiện, địa phương thay đổi nhà thầu, nhưng đến nay, sau 2 lần thay đổi vẫn chưa thể cải thiện được chất lượng.
Theo lời anh Công, năm 2013, Cty Vĩnh Phát (An Giang) xây dựng không đúng thiết kế được duyệt, xã yêu cầu ngừng thi công tiếp và đề nghị khắc phục, nhưng chỉ làm được 17/32 căn thì đơn vị biến mất. Sau đó đến lượt DNTN Khang Hằng hợp đồng thi công 20 căn, nhưng khi thực hiện được 5 căn không đúng với thiết kế, xã tiếp tục lập biên bản đình chỉ để khắc phục, nhưng đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa có động thái tích cực.
Biết là sẽ đối mặt với cái khó, nhưng cũng như nhiều địa phương khác, Tân Thành A vẫn chưa thể “bỏ” doanh nghiệp, và hiện đang mời chào doanh nghiệp thứ 3 vào cuộc…
Theo LDO
Ngao chết hàng loạt, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Bao nhiêu vốn liếng, công sức chăm sóc, ngao sắp đến ngày thu hoạch thì "bỗng dưng" lăn ra chết hàng loạt. Người nuôi ngao đứng ngồi không yên vì chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, công sức, tiền của của họ đã "đổ xuống sông xuống biển".
Người nuôi ngao ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy đang lao đao khốn đốn vì tình trạng chết hàng loạt, nhiều địa phương ước tính thiệt hại lên hàng tỷ đồng. Người dân "méo mặt" không biết kêu ai vì bao nhiêu công sức của họ bị cuốn xuống sông xuống biển.
Có mặt tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất vì ngao chết hàng loạt chưa rõ lỹ do. Theo ghi nhận của PV xác ngao nổi lên ken đặc, khắp một vùng rộng lớn bốc mùi xác ngao chết. Người dân nơi đây đau xót thu dọn xác ngao, vệ sinh, thau rửa đồng ngao, cái việc họ không hề mong muốn khi nhìn từng "giọt mồ hôi" trở thành rác thải.
Ngao chết trắng như vỏ trấu ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải.
Nhìn ngao chết trắng cả cánh đồng, anh Đặng Nguyên Khiêm, xã Đông Minh huyện Tiền Hải chua xót: "Bao nhiêu vốn liếng, công sức, tiền của chỉ hi vọng kiếm được ít lãi từ việc nuôi ngao, nhưng đến thời điểm này gia đình tôi gần như mất hết, số nợ vay vốn ngân hàng rồi không biết phải làm như thế nào nữa".
Cùng chung tâm trạng với anh Khiêm, chị Phạm Thị Thêu cho biết: "Gia đình tôi nuôi tổng cộng 11.000 con ngao thương phẩm, số ngao này sắp đến thời kỳ thu hoạch, nhưng đến thời điểm này ngao chết trắng cả bãi, đi nhặt xác ngao mà gia đình tôi không cầm được nước mắt".
Ngao chết hàng loạt không kịp xử lý nên môi trường bị ảnh hưởng.
Theo thống kê của xã Đông Minh, toàn xã có hơn 446 ha diện tích bãi triều nuôi ngao, trong đó có 317 ha diện tích nuôi ngao theo hợp đồng. Bắt đầu từ ngày 10/8 xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt, nơi thấp tỷ lệ thiệt hại từ 20 đến 30%, nơi cao thiệt hại từ 70 đến 90%, tổng sản lượng thiệt hại lên đến 9.497,6 tấn, thiệt hại ước tính lên đến 108,1 tỷ đồng.
Cũng như xã Đông Minh, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, có 1.400ha nuôi ngao, cũng trong mấy ngày gần đây có 400ha xảy ra tỉnh trạng ngao chết hàng loạt. Trong đó, khoảng 200 ha có tỷ lệ ngao chết tới trên dưới 80%, thiệt hại ước tính cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tình trạng ngao chết hàng loạt khiến nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh khốn đốn, nhiều hộ gia đình nhẹ thì thiệt hại vài trăm triệu đồng, nặng thì lên đến hàng tỷ đồng.
Với việc diện tích ngao chết hàng loạt, người dân thu dọn không kịp vì không đủ nhân lực, việc ảnh hưởng đến môi trường là không tránh khỏi, các ngành chức năng đang tích cực tuyên truyền cho người dân dọn vệ sinh số ngao đã chết, đồng thời tiến hành thau rửa bãi nuôi ngao.
Người dân thu dọn ngao chết.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Trung Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Minh, huyện Tiền Hải cho biết: "Tình trạng ngao chết xảy ra từ ngày 8/8, nhưng đến ngày 10/8 ngao bắt đầu chết hàng loạt trên diện rộng, chủ yếu là ngao thương phẩm. Trong số 281,1 ha thương phẩm thì số ngao chết chiếm từ 50 đến 90%. Nguyên nhân ban đầu có thể là do trước đó 5 ngày xảy ra trận mưa lớn, khiến việc các cửa sông nước ngọt đổ về biển khiến độ mặn giảm xuống, hơn nữa thời tiết lại nắng nóng khiến sức đề kháng của ngao giảm dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt. Còn nguyên nhân chính thì đang chờ các cơ quan chức năng tiếp tục tìm hiểu".
Ông Tiến cũng cho biết thêm, UBND xã cũng đã tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, tuyên truyền cho người dân đưa xác ngao chôn ở những bãi cao, tránh việc ô nhiễm môi trường, đồng thời tiến hành thau rửa diện tích nuôi ngao tránh việc ngao chết lan rộng thêm. Đồng thời tuyên truyền cho người dân tạm dừng nuôi thả ngao ở thời điểm này. UBND xã Đông Minh cũng đã làm báo cáo và đề nghị lên UBND huyện Tiền Hải cùng các ngành chức năng có những chủ trương giải pháp để người dân yên tâm.
Tình trạng ngao chết cũng diễn ra ở huyện Thái Thụy.
Người dân nuôi ngao khốn đốn vì ngao chết hàng loạt.
Phía UBND huyện Tiền Hải đã kiến nghị tỉnh Thái Bình xem xét hỗ trợ các hộ bị thiệt hại theo quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, đề nghị miễn giảm tiền thuê bãi cho các ngư dân có ngao chết từ 3 đến 5 năm. Đồng thời đề nghị ngân hàng gia hạn vốn vay các hộ còn nợ, tiếp tục có chính sách ưu tiên đầu tư vốn bổ sung để các hộ nuôi ngao có nguồn vốn tái đầu tư.
Tình trạng ngao chết cũng xảy ra ở huyện Thái Thụy. Năm 2014, tổng diện tích nuôi ngao bãi triều của huyện Thái Thụy là 1.020 ha. Trong đó, xã Thụy Trường có 172ha, xã Thái Đô là 396 ha và xã Thái Thượng là 452 ha.
Tuy nhiên khoảng 10 ngày trở lại đây, gần 100ha ngao của người dân huyện Thái Thụy đang xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Toàn bộ số ngao chết chủ yếu là ngao sắp thu hoạch. Theo ước tính ban đầu của các ngành chức năng, đến hết ngày 20/8, trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 1.000 tấn ngao sắp thu hoạch bị chết, thiệt hại khoảng trên 10 tỷ đồng.
Hiện nay, người nuôi ngao đang tích cực thu dọn sạch số ngao chế tránh thối rữa gây ô nhiễm môi trường. Một số hộ vừa vệ sinh vừa thu hoạch phân loại số ngao còn sống để vớt vát lại. UBND các huyện Tiền Hải, Thái Thụy vẫn đang tiếp tục điều tra tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc ngao chết hàng loạt.
Theo Dantri
Vỡ đê đầu mùa lũ, trên 200ha lúa bị nước lũ tấn công Tính đến 14 giờ chiều 10/8, chính quyền địa phương đã huy động nhiều lực lượng và phương tiện đến giúp bà con nông dân ở ấp 2, xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự) thu hoạch xong 200ha lúa vụ 3 trong đoạn đê bao lửng bị vỡ vào rạng sáng ngày 9/8. Hiện tại trên cánh đồng khu vực ấp 2...