Đồng Tháp Mười: Rủi ro khi nuôi tôm thẻ tự phát
Thời gian gần đây, tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, chuyên trồng lúa nước ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười (thuộc tỉnh Long An), có xu hướng tăng.
Người dân huyện biên giới Tân Hưng nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, bởi sự thẩm thấu nước nhiễm mặn từ các ao nuôi ra môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa và các cây trồng khác.
Tại huyện biên giới Tân Hưng, khi giá cá tra giống đang ở mức cao, nông dân ùn ùn đào ao nuôi cá, có lúc diện tích lên đến 1.700ha. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, giá cá giống bị rớt thê thảm, nhiều hộ thua lỗ nên đã tự san lấp ao nuôi cá giống để quay lại trồng lúa, trồng rau màu, hoặc tự ý chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.
Theo thống kê, tại 5 huyện của tỉnh Long An là Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Kiến Tường, có 122 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 215ha. Anh Nguyễn Văn Thuận, ngụ xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa) cho biết, nếu giá tôm thẻ chân trắng ở mức khoảng 140.000 đồng/kg, thì chỉ cần bỏ vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng trên diện tích ao hơn 1ha, sau 3 tháng, trừ các chi phí, người nuôi lời 300-400 triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Do nuôi trong vùng nước ngọt, nên các hộ dân đều thực hiện khoan giếng tầng nông (độ sâu 30-40m) để lấy nước có độ mặn từ 4-9 hoặc dùng muối để nâng độ mặn (20 tấn/1.000m2) cho ao nuôi tôm. Đa số các hộ thả con giống với mật độ cao, dao động từ 100-300 con/m2. Theo ông Lê Thành Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, qua khảo sát của ngành chức năng, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng bước đầu khá thuận lợi, đa số hộ nuôi có lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, việc nuôi này tự phát trong dân, chính quyền địa phương không cho phép khoan giếng để lấy nước mặn nuôi tôm, làm hủy hoại môi trường. Chính quyền địa phương vận động người dân không đào ao mới, chuyển đổi từ ao nuôi cá tra giống sang nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. “Đối với những hộ có ý định chuyển đổi công năng ao cá tra giống để nuôi tôm, thì địa phương kiên quyết ngăn chặn. Còn những hộ lén lút làm trong thời gian qua, địa phương sẽ rà soát lại, bắt buộc người dân cam kết thu hoạch xong sẽ đóng ao. Địa phương sẽ cắt điện không cho tiếp tục nuôi”, ông Lê Thành Yên khẳng định.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở vùng nước ngọt là không phù hợp về đặc điểm sinh học, sự phát triển tự nhiên hài hòa của vùng. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài, tác động tiêu cực đến mạch nước ngầm do khai thác quá mức, gây thiếu nước vào mùa khô, sụp lún đất đai… Do đó, sở đã kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo không cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt có sử dụng muối, khoan giếng lấy nước mặn để tạo môi trường nước lợ nuôi tôm.
Phát triển mô hình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, những năm gần đây, trên địa bàn Kiên Giang phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là nuôi tôm thẻ 2 và 3 giai đoạn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Tỉnh đang phấn đấu năm nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 4.000 ha, tăng 800 ha và sản lượng 35.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với năm 2020.
Đối với mô hình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn, tỉnh đã thực hiện 44 điểm trình diễn trên địa bàn các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, An Minh và thành phố Hà Tiên, với quy mô 1.200 m/điểm, năng suất trung bình 24,25 tấn/ha, lợi nhuận bình quân hơn 34 triệu đồng/mô hình, tương đương 280 triệu đồng/ha.
Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, tạo ra sản phẩm phù hợp với xu hướng nông nghiệp chất lượng cao hiện nay đang được tỉnh đầu tư phát triển để tăng giá trị sản xuất, cung ứng nguyên liệu chất lượng cho chế biến xuất khẩu.
Cùng với đó, ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang còn thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp 2 giai đoạn trong ao lót bạt đáy thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Mô hình này thực hiện tại hai Trại thực nghiệm - sản xuất giống thủy sản Thứ Sáu Biển (An Biên), Trại thực nghiệm - sản xuất giống thủy sản Ba Hòn (Kiên Lương) và 36 điểm trên địa bàn các huyện, thành phố gồm: Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận đạt sản lượng 2 - 3 tấn/hồ (500 m/hồ), nhân rộng sản xuất trong nông dân đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha.
Mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho người nuôi, sản phẩm tôm đạt chứng nhận VietGAP, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm tác động xấu đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại ấp Phước An, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, nông dân Lê Việt Hải đã chuyển nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn sang nuôi 3 giai đoạn từ năm 2018 đến nay đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trang trại tôm của ông Hải diện tích 7 ha được thiết kế nuôi tôm theo quy trình khép kín, chuỗi giá trị sản xuất gia tăng. Trong đó, thiết kế diện tích ao nuôi tôm khoảng 2 ha, diện tích 5 ha còn lại xây dựng ao trữ nước, ao lắng, hệ thống lắng lọc, xử lý nước nuôi tôm và nước thải, đường giao thông nội bộ, lưới điện...
Nông dân Lê Việt Hải cho biết thêm, so với nuôi tôm ao lót bạt đáy trước đây thì nuôi 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao vượt trội hơn về năng suất, hiệu quả kinh tế, tính an toàn cao, ít xảy ra rủi ro, chủ động kiểm soát dịch bệnh và nếu phát hiện dịch bệnh gây hại tôm sẽ xử lý, dập tắt kịp thời, nhanh chóng. Nuôi tôm 3 giai đoạn, nguồn nước đầu vào kiểm soát tốt, đạt chất lượng, không ô nhiễm, không tiềm ẩn mầm bệnh, kiểm soát được sức khỏe tôm, tăng trọng của tôm...
Để nuôi tôm thẻ 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao thành công như hiện nay, ông Hải đúc kết ra những kinh nghiệm thực tế từ nuôi tôm 2 giai đoạn trên ao đất lót bạt đáy trước đây kết hợp thuê mướn kỹ sư nuôi tôm và tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nuôi tôm công nghệ cao do ngành thủy sản Kiên Giang tổ chức.
Mặt khác, ông Hải tham quan thực tế, học tập mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả, thành công ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một số nơi trong tỉnh để ứng dụng vào thực tế sản xuất nuôi tôm của mình.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Ông Hải nhấn mạnh, "Con tôm nuôi vốn rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là nguồn nước rất quan trọng, độ mặn và các yếu tố khác ổn định, thích hợp, phải kịp thời xử lý dung hòa khi có biến động trong ao nuôi để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, đồng thời tăng sức đề kháng của tôm.
Vì vậy, vấn đề môi trường nguồn nước trong ao nuôi phải luôn ổn định, chất lượng mới giảm thiểu dịch bệnh phát sinh gây hại, tôm sinh trưởng, phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả.".
Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành nông nghiệp của tỉnh đang nỗ lực xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao sản lượng, bảo đảm chất lượng thủy sản. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt tại xã Nga Tân (Nga Sơn) cho hiệu quả kinh...