Đồng Tháp: Đứng ngồi không yên vì khổ qua làm nhà nông quá khổ!
Những ngày qua, hàng trăm nông dân trồng khổ qua ở huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đứng ngồi không yên vì giá khổ qua (mướp đắng) bất ngờ lao dốc mạnh trong thời điểm vào mùa thu hoạch rộ. Tình trạng này làm người dân từ dự kiến có lãi chuyển sang cầm chắc thua lỗ nặng.
Nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) chăm sóc ruộng khổ qua. Ảnh: Báo Đồng Tháp
Hiện giá khổ qua được thương lái thu mua với giá 4.000 đồng/kg loại 1 và giảm dần tùy loại. Trong khi đó vài tuần trước, khổ qua có giá từ 8.000 – 9.000 đồng/kg.
Theo tính toán của nông dân, trừ chi phí đầu tư từ 10 – 15 triệu đồng/công thì dù khổ qua có cho năng suất khá 2 tấn/công, người trồng cũng còn lỗ khoảng 2 – 5 triệu đồng/công.
Video đang HOT
Khổ qua là loại cây trồng được nông dân các xã Cù lao huyện Hồng Ngự canh tác nhiều với trên 25ha. Hiện giá cả lao dốc khiến nông dân thu hoạch cầm chừng, nhiều trái già và chín xem như bỏ, khiến năng suất thu hoạch cuối vụ giảm đáng kể.
Theo Hợp tác xã Rau an toàn Long Thuận, hiện đơn vị chưa tìm kênh phân phối cho sản phẩm khổ qua nên vào vụ thu hoạch, nông dân tự tìm thương lái để tiêu thụ.
Theo Minh Hồ (Báo Đồng Tháp)
Trồng sen bán lá "ngon ăn" hơn bán gương
Bà Nguyễn Thị Kiên ở ấp Phú Thọ C, xã Phú Thọ (Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã chuyển 10.000m2 đất ruộng làm lúa kém hiệu quả sang trồng giống sen Đài Loan bán gương. Tuy nhiên, bán gương sen thu lợi nhuận thấp nên bà chuyển sang trồng sen bán lá tươi cho Cty Cổ phần Tứ Quý Đồng Tháp để chế biến trà lá sen và có thu nhập khá.
Người dân Đồng Tháp thu hoạch lá sen.
Sau hơn 70 ngày chăm sóc, bước đầu bà Kiên đã thu cắt được trên 500kg lá sen tươi, bán 5.000 đồng/kg, thu nhập hơn 2,5 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, bà Kiên còn lãi gần 2 triệu và đang tiếp tục thu cắt lá sen tươi bán cho Công ty Tứ Quý. Bà Kiên cho biết: "Lấy lá thì dễ còn lấy gương thì khó lắm, mắc xịt thuốc đủ thứ hết trơn. Còn lấy lá thì không hao tốn nhiều mà thu hoạch ngon hơn trồng sen lấy gương".
Đúng như chia sẻ của bà Kiên, trồng sen lấy lá ít chi phí hơn. Sau khoảng 2 tháng trồng là có thể hái lá và thu hoạch liên tục trong 3 - 4 tháng. Nếu chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch cả lá và gương.
Anh Lê Văn Thuận ở ấp Thống Nhất, xã Phú Thọ trồng 23.000m2 sen Thái, nhờ chăm sóc tốt anh vừa thu hoạch cả gương và lá nên có nguồn thu nhập tăng thêm rất đáng kể. Sau khi bán được được hơn 1 tấn sen tươi với giá 5.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Thuận thu lãi gần 3 triệu đồng.
Người dân vùng Đồng Tháp Mười thu hoạch các sản phẩm từ cây sen. Ảnh: VNP
Hiện nông dân huyện Tam Nông đã trồng trên dưới 100ha sen bán gương, ngó và hạt. Trong đó, xã Phú Thọ là địa phương có diện tích trồng sen cao nhất huyện, với gần 50ha. Từ tháng 11/2016 đến nay, đã có khoảng 10ha trồng sen lấy lá tươi.
Theo ông Đỗ Công Bình, Giám đốc Cty Cổ phần Tứ Quý Đồng Tháp, trung bình mỗi ngày, Cty thu mua từ 400 - 600kg lá sen tươi chế biến trà lá sen. Khoảng 13kg lá sen tươi, sau khi xắt sợi, sấy khô, xay nhuyễn sẽ cho ra một kg trà sen thành phẩm. Để có vùng trồng sen lấy lá tươi nguyên liệu SX ổn định, Cty đã liên kết bao tiêu lâu dài sản phẩm của bà con. Từ 10ha trồng sen lấy lá được thu mua ổn định với giá 5.000đ/kg, tới đây Cty sẽ mở rộng liên kết tiêu thụ lá sen tươi lên khoảng 30ha.
Theo Trần Trọng Trung (Nông nghiêp Viêt Nam)
TP Sa Đéc (Đồng Tháp): Cần nâng cao chất lượng các tiêu chí Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và cán đích vào năm 2015, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc (Đồng Tháp) tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân....