Đồng Tháp: Dân chộn rộn sắm lưới, câu ngóng nước tràn đồng để bắt cá tôm
Hằng năm, khu vực đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp thường đón lũ sớm từ dòng thượng nguồn sông Mê Kông. Do vậy cứ độ tháng 5, tháng 6 âm lịch, khi kết thúc vụ sản xuất, người dân ở đây khép lại chuyện đồng áng để tất bật chuẩn bị ngư cụ mưu sinh mùa nước nổi.
Tại ô bao sản xuất lúa 2 vụ ở xã biên giới Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), những ngày này, nông dân đang thu hoạch các diện tích lúa hè thu cuối cùng để mở cống xả lũ đón phù sa.
Tuy nhiên, mực nước ở các kênh nội đồng còn thấp hơn so với mặt ruộng từ 40 – 50cm. Nông dân đang lo ngại lũ thấp sẽ gây khó khăn cho sản xuất cũng như sinh kế mùa nước nổi.
Ông Lê Văn Tài ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết: “Năm nay hạn hán nhiều, lúa cũng bị bệnh vàng lá nhiều nên chi phí sản xuất tăng cao. Mong lũ về sớm cho đất có phù sa vì bình thường 1 công đất bón 50kg phân, còn có phù sa bón 40kg. Thường mùng 5 tháng 5 âm lịch nước đã vô đồng còn năm nay tính không nhuận là ra tháng 6 rồi mà nước vô trễ”.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Lư, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) chuẩn bị lưới chờ nước lên đồng.
Hiện tại đã bước sang tháng 6 âm lịch nhưng nước ở hai dòng chính là sông Sở Thượng và sông Tiền còn ở mức thấp. Tình trạng này khiến cho các hoạt động sinh kế đầu nguồn diễn ra cầm chừng.
Bà Nguyễn Thị Việt ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) nói: “Nước chưa có gì hết, giờ chỉ đặt theo nước lớn nước ròng dưới sông. Thường mùng 5 tháng 5 là nước quay, lên cũng nhiều rồi còn năm nay chưa thấy”.
Những ngày này, nhiều gia đình cũng chuẩn bị câu, lưới để chờ con nước mưu sinh. Ông Lê Văn Lư ngụ xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự cho biết: “Tới mùa nước lũ, tháng 6 âm lịch là tôi chuẩn bị lưới, câu để lên đồng. Năm nay thời tiết bất thường, đoán không được nên cứ chuẩn bị vậy thôi bởi có nước mới giăng được”.
Theo dự báo mùa lũ 2020 trên sông Mê Kông ít có khả năng đến sớm. Mực nước đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long không cao, cuối tháng 7/2020 dự báo mực nước lũ lớn nhất đạt 2,3m tại Tân Châu, trong khi sâu vào nội đồng mực nước dưới 0,8m.
Với mực nước này, về cơ bản hệ thống ô bao, bờ bao đáp ứng bảo vệ sản xuất vụ thu đông. Tuy nhiên, ở các đê bao xả lũ, nông dân lo ngại nước không tràn đồng sẽ ảnh hưởng sản xuất cũng như gây khó khăn cho việc đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.
Người dân đầu nguồn ngóng lũ
Tại ô bao sản xuất lúa 2 vụ ở xã biên giới Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, những ngày này, nông dân đang thu hoạch các diện tích lúa hè thu cuối cùng để mở cống xả lũ đón phù sa.
Tuy nhiên, mực nước ở các kênh nội đồng còn thấp hơn so với mặt ruộng từ 40 - 50cm. Nông dân đang lo ngại lũ thấp sẽ gây khó khăn cho sản xuất cũng như sinh kế mùa nước nổi. Ông Lê Văn Tài ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự cho biết: "Năm nay hạn hán nhiều, lúa cũng bị bệnh vàng lá nhiều nên chi phí sản xuất tăng cao. Mong lũ về sớm cho đất có phù sa vì bình thường 1 công đất bón 50kg phân, còn có phù sa bón 40kg. Thường mùng 5 tháng 5 âm lịch nước đã vô đồng còn năm nay tính không nhuận là ra tháng 6 rồi mà nước vô trễ".
Ông Lê Văn Lư chuẩn bị lưới chờ nước lên đồng
Hằng năm, khu vực đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp thường đón lũ sớm từ dòng thượng nguồn sông Mê Kông. Do vậy cứ độ tháng 5, tháng 6 âm lịch, khi kết thúc vụ sản xuất, người dân ở đây khép lại chuyện đồng áng để tất bật chuẩn bị ngư cụ mưu sinh mùa nước nổi. Hiện tại đã bước sang tháng 6 âm lịch nhưng nước ở hai dòng chính là sông Sở Thượng và sông Tiền còn ở mức thấp. Tình trạng này khiến cho các hoạt động sinh kế đầu nguồn diễn ra cầm chừng. Bà Nguyễn Thị Việt ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự nói: "Nước chưa có gì hết, giờ chỉ đặt theo nước lớn nước ròng dưới sông. Thường mùng 5 tháng 5 là nước quay, lên cũng nhiều rồi còn năm nay chưa thấy".
Những ngày này, nhiều gia đình cũng chuẩn bị câu, lưới để chờ con nước mưu sinh. Ông Lê Văn Lư ngụ xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự cho biết: "Tới mùa nước lũ, tháng 6 âm lịch là tôi chuẩn bị lưới, câu để lên đồng. Năm nay thời tiết bất thường, đoán không được nên cứ chuẩn bị vậy thôi bởi có nước mới giăng được".
Theo dự báo mùa lũ 2020 trên sông Mê Kông ít có khả năng đến sớm. Mực nước đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long không cao, cuối tháng 7/2020 dự báo mực nước lũ lớn nhất đạt 2,3m tại Tân Châu, trong khi sâu vào nội đồng mực nước dưới 0,8m. Với mực nước này, về cơ bản hệ thống ô bao, bờ bao đáp ứng bảo vệ sản xuất vụ thu đông. Tuy nhiên, ở các đê bao xả lũ, nông dân lo ngại nước không tràn đồng sẽ ảnh hưởng sản xuất cũng như gây khó khăn cho việc đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.
Đồng Tháp: Trồng lúa kiểu ông Khanh, mỗi vụ đón 3-5 doanh nghiệp đến mua, ung dung lãi 4 tỷ Nắm bắt chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trong khi không ít nông dân còn đang loay hoay tìm mô hình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, thì ông Nguyễn Văn Khanh (ở ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đã sở hữu những cánh đồng lúa rộng cả trăm ha, mỗi vụ lãi từ 3 -...