Động thái trao đổi quân sự đầu tiên giữa Nga-Triều Tiên kể từ cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo
Ngày 8/7, một phái đoàn huấn luyện quân sự của Triều Tiên đã khởi hành bằng máy bay tới Nga.
Đây là cuộc trao đổi quân sự đầu tiên giữa Nga và Triều Tiên kể từ khi lãnh đạo hai nước ký hiệp ước cam kết hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong lần gặp gần đây.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ đón ở Bình Nhưỡng ngày 19/6/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Hiệu trưởng Đại học Quân sự Kim Nhật Thành, ông Kim Geum Chol dẫn đầu phái đoàn quan chức huấn luyện quân sự. Tuy nhiên, hãng thông tấn không nêu rõ chi tiết thông tin về chuyến thăm, như mục đích hay các địa điểm phái đoàn này sẽ thăm ở Nga.
Được đặt theo tên của người khai sinh ra Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại học Quân sự Kim Nhật Thành là nơi đào tạo các sĩ quan quân sự ưu tú và nhà lãnh đạo đất nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng theo học tại trường này sau khi học tập tại Thụy Sĩ.
Phái đoàn của trường đại học quân sự đánh dấu chuyến thăm quân sự mới nhất của Triều Tiên tới Nga khi hai nước trao đổi số lượng quan chức cấp cao kỷ lục trong năm qua, bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng vào tháng 6.
Video đang HOT
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Triều Tiên, Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký một hiệp ước về “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” trong đó bao gồm một thỏa thuận phòng thủ chung.
Sau lễ ký kết, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng nêu rõ hiệp ước là văn kiện mang tính xây dựng, phòng thủ và hòa bình, đáp ứng quan hệ chiến lược giữa hai nước trong thời đại mới khi vị thế hai nước trong cấu trúc địa chính trị thế giới đã thay đổi.
Văn kiện này được cho là thay thế Hiệp ước về tình hữu nghị và tương trợ lẫn nhau ký năm 1961, Hiệp ước về tình hữu nghị và hợp tác láng giềng thân thiện ký năm 2000, Tuyên bố Moskva 2000 và Tuyên bố Bình Nhưỡng 2001. Nga và Triều Tiên khẳng định cần phải có hiệp ước mới trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới và trong khu vực chuyển biến sâu sắc, cũng như những thay đổi về chất trong quan hệ song phương giữa hai nước thời gian gần đây.
Moskva khẳng định hiệp ước mới tôn trọng tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không mang tính đối đầu và không nhằm chống lại nước thứ ba mà nhằm đảm bảo ổn định hơn trong khu vực Đông Bắc Á.
Mối quan hệ quân sự ngày càng phát triển và khăng khít giữa hai nước đã khiến các quan chức ở Seoul và Washington lo lắng. Hàn Quốc và Mỹ đã đưa ra bằng chứng về việc Triều Tiên vận chuyển vũ khí tới Nga trong xung đột với Ukraine và tin rằng Bình Nhưỡng có thể đang nhận được sự hỗ trợ từ Moskva. Trước những cáo buộc này, cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận mọi giao dịch vũ khí.
Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cảnh báo Nga về hậu quả tiêu cực từ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức ở Mỹ trong tuần này, Tổng thống Yoon sẽ nêu bật lên mối đe dọa Bình Nhưỡng trước các nhà lãnh đạo châu Âu.
Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tăng cường đối thoại cấp cao
Sự gia tăng công khai về số lượng và tần suất của những cuộc gặp giữa những nước trên là đáng chú ý, thể hiện sự tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự và chính trị của họ trong cuộc cạnh tranh và đối đầu với phương Tây.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ 5, phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov (thứ 4, trái) tại cuộc hội đàm ở Moskva ngày 18/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ ngày 27/4, các cuộc gặp công khai giữa các quan chức Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, với ít nhất 10 cuộc gặp song phương cấp cao từ ngày 22 đến 26/4, nhấn mạnh mối quan hệ đối tác đa phương ngày càng sâu sắc.
Cụ thể ngày 26/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tham dự cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng của thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan. Nhân dịp này, ông Shoigu đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân (Dong Jun) bên lề sự kiện và nhấn mạnh mức độ "chưa từng có" trong quan hệ Nga - Trung.
Ông Shoigu cũng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammed Reza Ashtiani và tuyên bố rằng Moskva sẵn sàng mở rộng hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga - Iran. Ông Đổng Quân và ông Ashtiani đã tổ chức một cuộc gặp song phương và kêu gọi tăng cường hợp tác Trung Quốc - Iran, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng và quân sự.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin cũng đã gặp người đồng cấp Trung Quốc và Iran tại cuộc họp của SCO. Cuộc họp của SCO hôm 26/4 đánh dấu lần đầu tiên Iran tham dự với tư cách là quốc gia thành viên tổ chức này kể từ khi chính thức gia nhập vào tháng 7/2023.
Các cuộc họp của SCO chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt cuộc gặp song phương giữa Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Nga và Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga tại các nước Trung Đông và châu Phi Mikhail Bogdanov đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách Chính trị Ali Bagheri Kani tại Moscow vào ngày 26/4.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã gặp Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Trung Quốc Trần Văn Thanh (Chen Wenqing) vào ngày 23/4 tại St. Petersburg và thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tình báo Nga và Trung Quốc.
Ông Patrushev cũng đã gặp Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Iran Ali Akbar Ahmadian tại St. Petersburg vào ngày 24/4 và họ đã ký một bản ghi nhớ giữa hội đồng an ninh hai nước. Trong khi đó, một phái đoàn Triều Tiên do Bộ trưởng Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Yun Jong Ho dẫn đầu đã tới Iran vào ngày 23/4.
Người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Quân sự Quốc tế của Bộ Quốc phòng Belarus, Thiếu tướng Valery Revenko đã gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Iran và hiệu trưởng Đại học Công nghệ Malek Ashtar Mehdi Jafari vào ngày 22/4 tại Minsk.
Theo ISW, mặc dù chi tiết và kết quả của các cuộc gặp song phương khác nhau này vẫn chưa rõ ràng, nhưng sự gia tăng công khai về số lượng và tần suất của những sự kiện trên là đáng chú ý và thể hiện sự tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự và chính trị của họ trong cuộc cạnh tranh và đối đầu với phương Tây.
Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tăng cường hợp tác nhằm ứng phó các thách thức Ngày 23-2, hãng thông tấn Kyodo đưa tin, các quan chức ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề gia tăng năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc Bình Nhưỡng mở rộng hợp tác quân sự với Nga. Ngoại trưởng...