Động thái “quen mà lạ” của doanh nghiệp địa ốc, nhằm giữ nhiệt cho thị trường cận Tết?
Việc một số doanh nghiệp địa ốc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường thời điểm cận Tết được giới quan sát đánh là một động thái “quen mà lạ”.
Quen bởi quý 4 hàng năm luôn là “mùa gặt” của thị trường BĐS, lạ bởi năm nay, nhiều chủ đầu tư phải lùi lịch triển khai dự án do ảnh hưởng chung từ thị trường.
Theo đó, một số doanh nghiệp BĐS giới thiệu sản phẩm ra thị trường thời điểm này gây sự chú ý.
Mới đây, Nam Long Group vẫn tổ chức buổi ra mắt khu biệt thự biệt lập Park Village (thuộc KĐT Waterpoint) với 96 căn mức giá từ 16.8 tỉ đồng/căn. Đáng nói, kết quả bán hàng của phân khu hạng sang này vẫn khá khả quan trong bối cảnh thị trường biến động.
Sắp tới, chủ đầu tư này dự kiến sẽ ra mắt phân khu Izumi Riverside thuộc khu đô thị Izumi City (tên thương mại của dự án Đồng Nai Waterfront) tại Đồng Nai. Theo doanh nghiệp này, khách hàng sở hữu sản phẩm vẫn sẽ được các ngân hàng chiến lược hỗ trợ cho vay.
Tại Bình Dương, Phú Đông Group cũng tổ chức buổi gặp gỡ các sàn giao dịch để chuẩn bị cho việc ra mắt dự án mới SkyOne. “Manh nha” từ mấy tháng trước, hiện dòng sản phẩm căn hộ của đơn vị này nhận được lượng tương tác khá ổn của người nhà có nhu cầu ở thực.
Tại khu Nam, dù bối cảnh thị trường khó đoán, một số dự án căn hộ vẫn mạnh dạn bung hàng. Công ty Phú Long hiện đang mở bán giai đoạn 2 dự án căn hộ thành phần Essensia Sky thuộcKĐT Dragon City. Hay, dòng căn hộ cao cấp ven sông Flora Panorama vẫn bung hàng cận Tết.
Video đang HOT
Trong khi một số doanh nghiệp “ngược sóng bung hàng” thì số khác lại lùi lịch để chờ tín hiệu tốt hơn từ thị trường. Một số doanh nghiệp như Vạn Phúc, An Gia, Đất Xanh, Thắng Lợi…tiếp tục thận trọng với các kế hoạch kinh doanh.
Một số doanh nghiệp địa ốc vẫn “ngược sóng ra khơi” vào thời điểm cận Tết.
Chia sẻ về động thái bung hàng của doanh nghiệp địa ốc cận Tết, một chuyên gia trong ngành cho rằng, đây là động thái tiếp tục giữ nhiệt thị trường của doanh nghiệp. Động thái này “quen mà lạ”. Quen bởi quý 4 luôn là “mùa gặt” của thị trường bất động sản, lạ bởi năm nay, nhiều chủ đầu tư phải lùi lịch triển khai dự án do ảnh hưởng chung từ thị trường.
Thực tế, hiện nay khá ít doanh nghiệp có nguồn cung bung thị trường. Trong bối cảnh khó khăn, sự bổ sung nguồn cung đến từ các chủ đầu tư uy tín không chỉ củng cố niềm tin mà còn tạo đà cho thị trường BĐS trong giai đoạn tiếp theo.
Thị trường BĐS dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Ngân hàng chưa nới “van” tín dụng, lãi suất vẫn trong xu hướng tăng, tâm lý người mua nhà trong trạng thái chờ đợi… Vì vậy, thận trọng cũng là tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp địa ốc khác khi được hỏi về kế hoạch kinh doanh năm tới.
Có rất nhiều dự án không thể triển khai trong năm 2022 mà phải lùi kế hoạch sang năm 2023 do thiếu vốn. Điều này khiến nguồn cung nhà ở càng trở nên khan hiếm hơn, kéo theo giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng, bất chấp thị trường ảm đạm.
Những ngày cuối cùng của năm 2022 đang dần trôi qua. Nhìn lại một năm có thể thấy, nhiều doanh nghiệp địa ốc “trở tay không kịp” khi các kênh huy động vốn quan trọng đồng thời bị chặn lại. Như chia sẻ của nhiều chuyên gia “đột ngột” là từ miêu tả chính xác trạng thái của thị trường BĐS năm 2022.
Năm 2023, nhiều người trong ngành dự báo thị trường có thể tiếp tục gặp khó khăn. Người mua vẫn trong tâm lý thận trọng. Tuy nhiên, thanh khoản có thể diễn biến khác nhau ở các phân khúc. Bởi lẽ, nhu cầu mua – đầu tư BĐS vẫn còn rất lớn trên thị trường. Giai đoạn này, theo hầu hết chuyên gia, mức độ khó khăn của thị trường nhẹ hơn và cơ hội hồi phục rõ nét hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2011- 2013. Điều này cũng tạo hi vọng cho nhiều doanh nghiệp địa ốc tìm hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh sắp tới.
Nhà đầu tư bất động sản: Giàu lên vì đất, nghèo đi cũng vì đất
Hạ Vy
Làn sóng nợ lương, sa thải nhân sự bất động sản trầm trọng mùa cận Tết
Đầu tháng 11/2022, tình trạng giảm lương, sa thải nhân sự tại một doanh nghiệp địa ốc phía Nam dao động từ 15-20%, thì hiện con số này đã lên đến 40-60%.
Ghi nhận cho thấy, giữa tháng 12 đến nay, làn sóng giảm/nợ lương, sa thải nhân sự tại các doanh nghiệp BĐS diễn ra mạnh dần. Thậm chí, xu hướng này trầm trọng hơn khi Tết cận kề.
Một doanh nghiệp địa ốc phía Nam hiện cho nhân sự nghỉ việc hơn 40%. Trong khi khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2022, số lượng cắt giảm nhân sự chỉ mới 15%. Cùng với việc sa thải thì lương toàn hệ thống giảm xuống 30%. Đây là mức giảm lớn nhất tính từ thời điểm Covid-19 bùng nổ (cuối năm 2019).
"Càng về cuối năm, số lượng nhân sự nghỉ việc hoặc bị sa thải càng tăng lên. Cùng với đó, đối với nhân sự còn gắn bó với công ty, các khoản trợ cấp, thưởng Tết, lương tháng 13, quà Tết... phải dừng hết", một nhân sự làm việc trong một doanh nghiệp BĐS cho hay.
Một sàn giao dịch BĐS trên địa bàn Tp.HCM phải cho nhân viên nghỉ việc hơn 60%, lương tính theo hiệu suất công việc, theo hình thức phụ cấp từ 20-40% (tuỳ cấp bậc). Không bán được hàng, không đòi được các khoản nợ từ chủ đầu tư khiến sàn lâm vào cảnh khó khăn, hoạt động cầm chừng. "Giờ chỉ mong không phải phá sản chứ không nghĩ đến việc lương hay thưởng cận Tết", nhân sự doanh nghiệp này than vãn.
Chị T, một trưởng phòng Marketing của doanh nghiệp địa ốc có trụ sở tại Q.Phú Nhuận (Tp.HCM) cho hay, suốt từ cuối tháng 9/2022 đến nay, chị liên tục dự các cuộc họp điều chỉnh nhân sự, chế độ nhân viên. Cách đây vài tháng, dù không nằm trong danh sách nhân sự bị sa thải nhưng lương của các trưởng bộ phận bị điều chỉnh 15%. Hiện con số này đã lên gần 20%. "Không rõ thời điểm đầu năm 2023 tình hình sẽ như thế nào bởi hiện khó khăn đang thấy rõ rệt", chị T cho hay.
Hiện doanh nghiệp địa ốc khó khăn hơn thời kì Covid-19.
Cách đây không lâu, Chủ tịch HĐQT một Tập đoàn BĐS lớn tại Tp.HCM đã viết tâm thư gửi khách hàng thông tin về những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, đồng thời xin lỗi nhà đầu tư vì diễn biến này khiến họ bất an. Trong tâm thư vị này cho biết, năm 2022, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động như chiến tranh, lạm phát, hậu quả dịch bệnh đến chính sách thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp và thị trường. Công ty vì vậy cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến cắt giảm nhân sự lớn trong thời gian qua.
Ghi nhận cho thấy, làn sóng cắt giảm nhân sự, giảm lương, chuyển sang chế độ lương CTV của các sàn giao dịch, chủ đầu tư BĐS ngày càng rõ nét. Nhiều nhân sự không nằm trong diện sa thải nhưng cũng xin nghỉ việc vì thu nhập sụt giảm, không đủ sinh sống. Với những nhân viên kinh doanh gần như bị cắt toàn bộ lương cứng, chỉ hưởng hoa hồng khi bán được sản phẩm. Trong bối cảnh thanh khoản "bất động" như hiện nay, việc sales bán được hàng là điều vô cùng khó khăn. Vì thế, tại các sàn giao dịch, số lượng sales nghỉ Tết sớm về quê, hoặc chuyển sang làm việc khác kiếm sống ngày càng tăng lên. Tình cảnh ảm đạm này cũng chưa từng xuất hiện trong thời kì Covid-19.
"Tôi chưa từng chứng kiến khó khăn nào như thời điểm này. Dịch Covid-19 khó khăn nhưng không khốn khổ như hiện tại. Khi thanh khoản bất động, không tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp chỉ còn cách xoay sở và tiết giảm mọi chi phí để tồn tại được trên thị trường. Về con số thiệt hại thì không thể nói cũng rõ, nhưng những tổn thất về nhân sự, tinh thần là vô cùng lớn. Vấn đề, việc doanh nghiệp gồng nhưng được đến khi nào, và ra sao trong bối cảnh chưa có dấu hiệu khả quan nào xuất hiện", một CEO doanh nghiệp địa ốc bùi ngùi chia sẻ.
Bằng giờ năm ngoái, khi Covid-19 lần 4 vừa qua đi cũng là thời điểm cả thị trường BĐS vực dậy. Các dự án BĐS mở bán, tín hiệu khả quan khi tỉ lệ hấp thụ tăng cao. Nhiều doanh nghiệp lấy lại "sức bù" của những tổn thất do Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, sức đề kháng của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hồi phục hẳn thì từ giữa năm 2022 lại thêm "đòn giáng" chính sách tín dụng và các hiện là lãi suất ngân hàng liên tục tăng. Điều này khiến không ít doanh nghiệp lao đao. Nếu so với thời điểm cận Tết năm ngoái, thị trường BĐS hiện tại "đuối sức" hẳn. Câu chuyện lương tháng 13 hay thưởng Tết gần như không xuất hiện ở thời điểm này. Về làn sóng cắt giảm nhân sự và lương cũng tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái.
Theo một doanh nghiệp BĐS, dịch Covid-19 năm ngoái, quỹ lương của doanh nghiệp chỉ cắt giảm trên dưới 10%. Có rất nhiều doanh nghiệp vẫn giữ người, giữ lương. Hiện tại, các biến số đều phải thay đổi để thích ứng với những khó khăn của thị trường. Bởi thực tế hiện rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đuối sức, trên bờ vực phá sản.
Chuyên gia chỉ ra các kênh đầu tư bỏ tiền vào năm 2023
Loạt doanh nghiệp bất động sản Novaland, Hưng Thịnh Land, Phát Đạt, CenGroup... "chạy đua" mua lại nợ trước hạn Theo số liệu của FiinRatings, tổng giá trị trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn sau ngày 15/11/2022 đến ngày 31/12/2022 ở mức 21.850 tỷ đồng. Do đó, những ngày qua, các doanh nghiệp bất động sản đang "miệt mài" mua lại trái phiếu trước hạn. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 11/2022...