Động thái mới nhất của Bình Nhưỡng: Tiềm lực Nga có thể “rẽ sóng” đàm phán Mỹ-Triều?
Bình Nhưỡng được đánh giá vẫn tồn tại tiềm lực tên lửa hạt nhân bất chấp các nỗ lực từ Washington giải giáp vũ khí.
Hai động thái song hành Triều Tiên “gây choáng” cho Mỹ?
Theo scmp, hai động thái của Triều Tiên trong tuần qua cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn có thể đảo ngược đòn bẩy cho các đàm phán lâu nay giữa ông và Tổng thống Trump.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA/AP
Vào ngày 18/4, Bình Nhưỡng đã thông báo thử loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mà không nói thêm bát kỳ thông tin nào chi tiết. Sau đó cùng ngày, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kwon Jong-gun đã có tuyên bố công khai yêu cầu Washington tìm người thay thế vị trí đàm phán của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng đàm phàn Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa thể giải quyết.
Những thứ như vậy có thể thay đổi như thế nào khi định hướng của chính quyền Tổng thống Trump đối với Triều Tiên vẫn giữ lập trường quyền lực Mỹ.
Vào năm 2017, chính quyền Triều Tiên liên tục thúc đẩy các vụ thử tên lửa và gia tăng thách thức với Mỹ. Các căng thẳng leo thang qua lại giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tục xảy ra. Tổng thống Trump nhiều lần viết Twitter rằng: “lửa và giận giữ” nhắc đến các vụ phóng tên lửa từ Bình Nhưỡng.
Trong năm 2018, các căng thẳng dường như có chút lắng xuống khi Washington chấp thuận lời yêu cầu từ phía Triều Tiên, đón đầu các đàm phán cấp cao trong nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng tham gia cuộc gặp liên Triều trong khi Mỹ rút dần quân khỏi Hàn Quốc.
Video đang HOT
Theo scmp, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp thượng đỉnh Singapore vào năm ngoái cùng với nhiều tín hiệu qua lại giữa hai bên khiến thế giới cởi mở hơn suy nghĩ diễn biến tích cực cho quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Tuy nhiên, đòn bẩy này của Mỹ đã chứng minh không hiệu quả nhiều. Các thách thức của Mỹ không hề ngăn cản được Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển tên lửa hạt nhân tầm xa. Vào cuối năm 2017, các quan chức Mỹ cấp cao cho biết, Triều Tiên đã có tiềm năng tên lửa hạt nhân. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng tuyên bố vào tháng 1/2018, các vụ thử tên lửa tầm xa không còn cần thiết.
Tiềm lực Nga trong quan hệ với mới với Triều Tiên?
Ông Denny Roy – nhà nghiên cứu cấp cao tại trung tâm Đông-Tây cho biết, Bình Nhưỡng vẫn có thể bỏ qua hứa hẹn với Washington cho nỗ lực phi hạt nhân hóa bởi hai lý do. Đầu tiên, các nhà đầu tư nước ngoài không hề háo hức đổ vốn vào Triều Tiên. Bình Nhưỡng vẫn muốn có thể khôi phục kinh tế trong quá trình đàm phán với Washington. Thứ hai, chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un không hề muốn “bị lụt” trong kinh tế nước ngoài. Bình Nhưỡng muốn tự mình kiểm soát ảnh hưởng kinh tế, độc lập trong nguồn tiền và hàng hóa.
Mối quan hệ của Trung Quốc và Triều Tiên đã giúp nhà lãnh đạo Kim Jong-un phần nào nâng tầm trong quan hệ với Mỹ. Vào năm 2017, Trung Quốc từng áp lệnh trừng phạt kinh tế với Triều Tiên và ông Kim không được chào đón tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, tới năm 2018, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và tín hiệu quan hệ hai bên có phần thay đổi. Hiện tại, theo ông Denny Roy, Bắc Kinh hiện tại luôn hậu thuẫn Bình Nhưỡng trong các cuộc gặp gỡ thỏa thuận với Washington.
Những gì chúng ta hiện tại có thể thấy là Bình Nhưỡng vẫn giữ được thế mạnh nhất định với Mỹ. Tổng thống Trump liên tục bày tỏ háo hức đưa ra tuyên bố quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sau thượng đỉnh Singapore.
“Sẽ không còn bất kỳ thách thức nào từ Triều Tiên”, ông Trump từng tuyên bố hồi tháng 6/2018.
Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo cũng cho rằng Triều Tiên không còn thử bom hạt nhân và tên lửa tầm xa kể từ cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều.
Thông báo của Bình Nhưỡng về việc thử vũ khí dẫn đường chiến thuật dường như lại là một thông điệp khác. Điều đó ý thức rằng phỏng đoán của Tổng thống Trump chưa thể chính xác. Giới quan sát cho rằng, việc Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục làm điều như vậy bởi vì Washington vẫn chắc chắn áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Bình Nhưỡng nói họ sẽ có thể thử lại, có thể là tên lửa hoặc có thể là vũ khí dẫn đường chiến lược trong thời gian tới hay chính là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Bình Nhưỡng cũng đưa ra yêu cầu tìm người thay thế cho quá trình đàm phán. Người được chỉ định thay thế là Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Theo ông Denny Roy, Triều Tiên vẫn chỉ ra thách thức hạt nhân của họ mặc dù đang tham gia quá trình đàm phán với Mỹ. Chuyên gia này cho rằng, bởi sự trợ giúp của Trung Quốc và Nga, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chắc chắn sẽ ép Washington phải nhượng bộ ít nhiều trong các đàm phán.
Sau Trung Quốc, nhiều đồn đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chuẩn bị thăm Nga vào cuối tháng này.
Điện Kremlin từng thông báo, Moscow đang chuẩn bị cho cuộc gặp vào tuần sau giữa Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Điện Kremlin đang chuẩn bị cho thượng đỉnh giữa Nga và Triều Tiên trong bối cảnh Moscow tìm kiếm vai trò mở rộng trong đàm phán tương lai của đất nước.
Được biết, Nga từng mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un hội đàm từ năm ngoái.
“Lợi ích chính của Nga tại hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều khẳng định tầm ảnh hưởng của Nga với tiềm năng về kinh tế cũng như chính trị trong khu vực”, AFP dẫn lời ông Andrei Lankov tại Đại học Kookmin ở Seol, Hàn Quốc, nhận định.
Hồng Nhung
Theo Toquoc
Triều Tiên yêu cầu Mỹ thay trưởng đoàn đàm phán hạt nhân
Triều Tiên ngày 18-4 kêu gọi Mỹ chỉ định một người khác làm trưởng đoàn đàm phán hạt nhân thay thế Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Theo Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng mong muốn Mỹ thay thế bằng một người "cẩn trọng và chín chắn hơn" trong giao tiếp, với lý do ông Pompeo không hiểu lập trường của Bình Nhưỡng và khiến cho quá trình đàm phán rơi vào bế tắc.
KCNA dẫn lời Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kwon Jong-un, bày tỏ lo ngại rằng nếu ông Pompeo tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán phía Mỹ thì quá trình đàm phán sẽ tiếp tục rối ren, không lối thoát và không thể đạt kết quả gì ngay cả khi đã gần tới đích.
"Bởi vậy, trong trường hợp nếu có khả năng nối lại đàm phán với Mỹ, tôi mong muốn đối tác đối thoại của chúng tôi sẽ là một người khác cẩn trọng và chín chắn hơn trong giao tiếp, không phải là ông Pompeo", ông Kwon Jong-un nói thêm.
Động thái trên diễn ra sau khi KCNA sáng 18-4 đưa tin, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát hoạt động thử nghiệm một loại vũ khí chiến thuật có điều khiển mới trong ngày 17-4.
Đây là tuyên bố thử vũ khí công khai đầu tiên của Triều Tiên kể từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore hồi năm ngoái.
Hiện Mỹ chưa đưa ra bình luận gì trước thông tin này.
Theo ANTD
Triều Tiên yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Pompeo khỏi đoàn đàm phán hạt nhân Triều Tiên ngày 18/4 yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Mike Pompeo khỏi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un và ông Pompeo Theo AFP, yêu cầu của Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đã chững lại sau khi hội nghị thượng đỉnh lần...