Động thái mới giúp người nước ngoài dễ dàng tiếp cận đồng NDT kỹ thuật số
Ngân hàng thương mại Bank of China (Trung Quốc) vừa công bố máy tự động cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ lấy đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số.
Đồng Nhân dân tệ mệnh giá 100. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng thương mại Bank of China (Trung Quốc) vừa công bố máy tự động cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ lấy đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số. Thiết bị này đã được giới thiệu tại Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải. Máy hỗ trợ 17 loại ngoại tệ và không yêu cầu tài khoản ngân hàng để hoàn thành thao tác đổi tiền.
Khi một người nước ngoài đến Trung Quốc, điều đầu tiên họ gặp phải là khó khăn trong việc mua đồng NDT. Tất nhiên, hợp lý nhất là đổi tiền tại sân bay, nhưng không có quá nhiều văn phòng đổi tiền và tỷ giá cũng không thuận lợi. Một số khách sạn cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ, nhưng không phải ở đâu cũng có. Và việc đổi ngoại tệ ở một số chi nhánh của ngân hàng Trung Quốc đôi khi không dễ dàng vì một số thủ tục rườm rà.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển thanh toán di động. Hơn 85% dân số thành thị sử dụng thanh toán di động để mua hàng mỗi ngày. Bạn có thể thanh toán bằng mã QR ở mọi nơi – trong siêu thị, chợ thực phẩm, taxi và quán cà phê. Nhưng thực tế, nếu khách nước ngoài không có tài khoản tại ngân hàng Trung Quốc thì việc sử dụng thanh toán di động sẽ kém tiện lợi hơn rất nhiều.
Một vài năm trước, về nguyên tắc người nước ngoài không thể sử dụng thanh toán di động nếu không có tài khoản tại ngân hàng Trung Quốc. Hiện cả Alibaba và Tencent đều đã nhượng bộ trong việc này. Về mặt kỹ thuật, có thể liên kết với thẻ ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình giao dịch.
Ví dụ, một người có thể trả tiền mua hàng trong cửa hàng trực tuyến bằng ngoại tệ, nhưng không thể thực hiện chuyển tiền p2p (ngang hàng) qua WeChat cho người khác. Khó khăn như vậy là do chính sách thực hiện các biện pháp kiểm soát ngoại hối khá chặt chẽ của Trung Quốc. Chẳng hạn, ngay cả người Trung Quốc cũng không thể mua ngoại tệ với giá trị hơn 50.000 USD hàng năm. Những biện pháp này được cho là cần thiết để ổn định tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài.
Giải pháp mà Bank of China đưa ra có thể đơn giản hóa đáng kể thủ tục mua đồng NDT của khách nước ngoài. Một mặt, tất cả các biện pháp kiểm soát vốn được tuân thủ. Mặt khác, một quy trình tự động sẽ cho phép người muốn đổi tiền thực hiện thao tác nhanh chóng – máy xử lý dữ liệu hộ chiếu với tốc độ cực nhanh. Do đó, trên thực tế, khách nước ngoài có thể nhận được một loại tiền tương tự như tiền giấy, nhưng ở dạng kỹ thuật số, nhanh và thuận tiện hơn.
Jia Jinjing – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc – cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik: “Việc đổi ngoại tệ lấy đồng NDT kỹ thuật số và các biện pháp kiểm soát hối đoái là hai khái niệm khác nhau. Đồng NDT kỹ thuật số được bán trên thị trường dưới dạng tiền mặt đang lưu thông (M0), tương đương với tiền giấy.
Video đang HOT
Do đó, không có sự khác biệt giữa đổi ngoại tệ sang NDT kỹ thuật số và đổi sang tiền giấy. Do đó, việc Ngân hàng Trung Quốc ra mắt thiết bị đổi ngoại tệ sang đồng NDT kỹ thuật số ở một mức độ nhất định có thể đơn giản hoá quy trình đổi NDT cho người nước ngoài và tăng tính tiện lợi cho việc trao đổi”.
Mặc dù thanh toán di động phổ biến ở Trung Quốc, nhưng bản chất của chúng hoàn toàn khác với đồng NDT kỹ thuật số. Nếu Alipay hoặc WeChat cung cấp phương tiện thanh toán bằng cách yêu cầu khách hàng chuyển khoản trong hệ thống của họ, thì đồng NDT kỹ thuật số có chức năng giống như tiền mặt đang lưu thông.
Trung Quốc đã phát triển đồng NDT kỹ thuật số từ năm 2014 và đang thí điểm một cơ chế thanh toán sáng tạo. Mu Changchun – Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – cho biết, hơn 140 triệu người đã mở ví điện tử cho đồng NDT kỹ thuật số và khối lượng giao dịch đạt 62 tỷ NDT.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, hàng chục ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phát triển các loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử cho thấy nhu cầu ổn định và ngày càng tăng đối với một hình thức thanh toán mới này.
Mặt khác, tiền điện tử phi tập trung đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính của nhiều quốc gia, vì chúng không bị kiểm soát và không được quản lý bởi các cơ quan tài chính, có nghĩa là nhà nước mất độc quyền tiền tệ, công cụ quan trọng nhất của chủ quyền và quản lý kinh tế. Số hóa tiền tệ quốc gia có thể giải quyết cả hai vấn đề, cung cấp cho người dân phương tiện thanh toán tương ứng với thời gian và tiến độ, mặt khác, thậm chí tăng hiệu quả kiểm soát lưu thông tiền tệ.
Trung Quốc đã tiến xa hơn những nước khác trong việc tạo ra một loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Mặc dù một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là “hất cẳng” đồng USD khỏi vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới, Chính phủ Trung Quốc cho đến nay chỉ nói rằng đồng NDT kỹ thuật số sẽ được giới thiệu dần dần và lúc đầu sẽ chỉ tập trung vào thị trường nội địa.
Hiện nay, Trung Quốc muốn giới thiệu với các vị khách nước ngoài đến Thế vận hội Olympic mùa Đông ở Bắc Kinh vào năm 2022. Theo giới chức Trung Quốc, đây sẽ là “buổi diễn tập” trước khi đưa đồng NDT kỹ thuật số vào lưu thông rộng rãi./.
Tỷ giá USD, Euro ngày 16/11: USD lên đỉnh kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 16/11 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế lên đỉnh trong 16 tháng qua sau khi Mỹ công bố lạm phát cao nhất trong 30 năm.
Đầu phiên giao dịch 15/11 trên thị trường Mỹ (đêm 15/11 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 95,08 điểm.
Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế lên đỉnh trong 16 tháng qua sau khi Mỹ công bố lạm phát cao nhất trong 30 năm.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, lạm phát của nước Mỹ sẽ vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhu cầu lao động tăng dẫn đến tiền lương cao hơn, từ đó làm tăng lạm phát.
Giới đầu tư hiện theo dõi sát sao tín hiệu lạm phát để đưa ra các quyết định.
Một số đại diện Fed cho biết họ kỳ vọng lạm phát sẽ lên cao hơn trong vài tháng tới nhưng ngân hàng trung ương Mỹ không nên phản ứng thái quá vì đây chỉ là hiện tượng tạm thời.
Tỷ giá USD, Euro ngày 16/11: USD treo cao.
Các chuyên gia phân tích thị trường của ngân hàng Standard Chartered cho rằng, các thị trường đang kiểm chứng nhận định lạm phát là hiện tượng ngắn hạn và một số ngân hàng trung ương như Anh dường như đã sẵn sàng hành động để lạm phát do gián đoạn nguồn cung không lan rộng.
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 15/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt
Nam với USD ở mức: 23.104 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.650 đồng - 23.747 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.650 đồng - 27.237 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 22.550 đồng - 22.750 đồng
VietinBank: 22.470 đồng - 22.750 đồng
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 25.521 đồng - 26.658 đồng
VietinBank: 25.062đồng - 26.352 đồng
Tỷ giá USD, Euro ngày 10/11: Lạm phát đáng sợ, USD mất hướng Tỷ giá ngoại tệ ngày 10/11 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế mất phương hướng trong bối cảnh giá cả hàng hóa dịch vụ tăng mạnh và nước Mỹ nhiều khả năng hành động sớm để chống lạm phát. Đầu phiên giao dịch 9/11 trên thị trường Mỹ (đêm 99/11 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar...