Động thái mới của NATO ở Kosovo
Các binh sĩ gìn giữ hòa bình của NATO đã lập hàng rào an ninh xung quanh ba tòa thị chính ở Kosovo trong hôm nay 29.5.
Động thái trên nhằm ngăn chặn những người Serb phản đối các thị trưởng người Albania nhậm chức tại một số khu vực ở Kosovo có đa số là người Serb sau cuộc bầu cử mà họ đã tẩy chay, theo Reuters.
Tại thị trấn Zvecan, cảnh sát Kosovo, toàn là người Albania sau khi tất cả người Serbia rời lực lượng vào năm ngoái, đã xịt hơi cay để đẩy lùi đám đông người Serb vượt qua hàng rào an ninh và cố xông vào tòa thị chính, theo Reuters dẫn lời các nhân chứng.
Tại thị trấn Leposavic, binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo (KFOR) đã đặt hàng rào thép gai xung quanh tòa thị chính để bảo vệ tòa nhà khỏi hàng trăm người Serb giận dữ đang tập trung gần đó.
Binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo (KFOR) đứng gác trước văn phòng thị trấn, trong lúc người Serb biểu tình, tại thị trấn Leposavic, Kosovo, ngày 29.5. Ảnh Reuters
Ngoài ra, các nhân chứng cho hay KFOR cũng phong tỏa tòa thị chính ở thị trấn Zubin Potok để bảo vệ tòa nhà khỏi những người Serb địa phương đang giận dữ.
Khoảng 50.000 người Serb sống ở 4 đô thị phía bắc Kosovo đã tránh cuộc bỏ phiếu ngày 23.4 nhằm phản đối rằng yêu cầu của họ về quyền tự trị nhiều hơn đã không được đáp ứng.
Tỷ lệ cử tri đi bầu là 3,47% và người Serb địa phương cho biết họ sẽ không làm việc với các thị trưởng mới ở bốn thành phố tự trị, tất cả đều thuộc các đảng của người Albania.
Serbia vất vả tìm cách thu hồi súng đạn trong dân sau các vụ thảm sát hàng loạt
Người Serb yêu cầu chính quyền Kosovo loại bỏ các thị trưởng gốc Albania khỏi các tòa thị chính và cho phép chính quyền địa phương do Belgrade tài trợ trở lại nhiệm vụ của họ.
Quân đội Serbia áp sát Kosovo
Serbia triển khai quân đội tới sát vùng ly khai Kosovo, đồng thời chỉ trích lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO không hành động đủ mạnh để ngăn hành động chống người Serb ở Kosovo.
RiaNovosti tối 27/5 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic xác nhận, các đơn vị quân đội nước này đang được điều động đến gần ranh giới vùng ly khai Kosovo và dự kiến "tiếp nhận các vị trí trong vòng vài giờ tới", trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở Kosovo leo thang.
Một chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy trong cuộc biểu tình ở Kosovo. Ảnh: Reuters
Ông Vucevic nêu rõ, Serbia không muốn "chơi bất kỳ trò chơi chiến tranh" nào, nhưng cảnh báo các bên không vượt lằn ranh đỏ. Quan chức Serbia khẳng định, các đơn vị quân đội sẽ được điều động "phù hợp với tình hình hiện tại" và có thể hiện diện lâu dài gần ranh giới Kosovo.
Cùng ngày, Hội đồng An ninh Quốc gia Serbia ra thông cáo chỉ trích phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO dẫn đầu ở Kosovo (KFOR) "đã không thực hiện nhiệm vụ của họ" trong việc bảo vệ người Serb sinh sống tại Kosovo.
KFOR được triển khai ở Kosovo từ năm 1999 theo Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), vốn được thông qua sau chiến dịch không kích quy mô lớn chống Serbia (khi đó là một thực thể thuộc Liên bang Nam Tư) do NATO tiến hành.
Theo Reuters, từ hôm 26/5, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, sau khi có các thông tin về việc cảnh sát ở vùng ly khai Kosovo đụng độ nghiêm trọng với người biểu tình ở thị trấn Zvecan có đa số người Serb sinh sống.
Trong các đoạn video ghi lại vụ đụng độ ở Zvecan xuất hiện nhiều tiếng súng và tiếng nổ lớn. Một số ô tô cũng đã bị thiêu rụi. Một số người biểu tình đã nhập viện với các vết thương nhẹ. Cảnh sát Kosovo xác nhận, 5 sĩ quan bị thương do bị đám đông biểu tình tấn công bằng vật cứng.
Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu ngày 27/5 đã hối thúc "các tổ chức ở Kosovo xuống thang ngay lập tức và kêu gọi tất cả các bên giải quyết tình hình thông qua đối thoại". Anh, Pháp, Italy, Đức và Mỹ cũng ra thông cáo đề nghị chính quyền Kosovo giảm leo thang.
Binh sĩ KFOR ở Kosovo. Ảnh: Reuters
Kosovo rộng gần 11.000km, có dân số khoảng 1,9 triệu người chủ yếu gốc Albani. Gần 9 năm sau khi lực lượng Serbia bị đẩy lùi khỏi Kosovo, chính quyền vùng lãnh thổ này hồi tháng 2/2008 tuyên bố độc lập, dù không được Serbia, Liên Hợp Quốc, Nga và nhiều quốc gia châu Âu công nhận.
Một đợt căng thẳng cũng đã bùng lên hồi tháng 7/2022, khi chính quyền Kosovo muốn buộc người dân sinh sống tại vùng lãnh thổ đó, bao gồm người Serb, sử dụng giấy tờ tùy thân và biển số xe do Pristina cung cấp, kéo theo các cuộc biểu tình quy mô lớn.
Tây Ban Nha triệt phá đường dây buôn người sang Anh Ngày 8/10, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo đã triệt phá băng nhóm buôn người di cư Albania sang Anh. Người xin tị nạn tại sân bay ở Tirana, Albania. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Cảnh sát cho biết đã bắt giữ 7 đối tượng, tất cả đều là người Albania và là thành viên của một băng nhóm tội phạm. Đây là...