Động thái mới của Anh Pháp ở Biển Đông có thể khiến Trung Quốc “nóng mặt”
Anh – Pháp khẳng định sẽ điều động thêm tàu chiến tới Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến biển chiến lược do Trung Quốc liên tiếp có hành động bành trướng và mở rộng quyền kiểm soát ở khu vực.
Dù chính quyền Bắc Kinh thừa nhận Biển Đông là vùng biển mở và tự do hàng hải, song Trung Quốc nhấn mạnh bất cứ hành động nào vi phạm chủ quyền của nước này cũng không thể tha thứ.
Tàu hộ vệ Vendémiaire lớp Floreál của hải quân Pháp từng tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.
Theo hãng thông tấn Philippines (PNA), Quốc vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne đã lên tiếng xác nhận hải quân Pháp cam kết “tuần tra và đi lại ở Biển Đông”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã ra tuyên bố rõ ràng như trên tại Đối thoại Shangri-La cách đây vài tuần”, PNA dẫn lời ông Lemoyne.
Cũng theo ông Lemoyne, Pháp là quốc gia có quân đội hoạt động ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Do đó, Pháp đặc biệt quan tâm tới luật pháp quốc tế ở Biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa một số nước trong khu vực bao gồm Trung Quốc.
Video đang HOT
“Đây là bằng chứng cho lời cam kết của chúng tôi về việc đảm bảo tự do hàng hải là sự thật và hành động thật ở Biển Đông”, ông Lemoyne chia sẻ trong bài phỏng vấn với PNA.
Thông tin được PNA đăng tải sau bài phát biểu tại một sự kiện ở hôm 26/6 của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong đó, ông Duterte thách thức Mỹ và các nước châu Âu tham gia cùng Philippines trong việc phản đối hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Đây là thách thức của tôi, Mỹ, Anh, Pháp, chúng ta hãy tập hợp tại Palawan và hành động”, ông Duterte nói.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Thậm chí, để hiện thực hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý, Trung Quốc đã cho tăng cường cải tạo, xây dựng hàng loạt hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Bắc Kinh còn tiến hành quân sự hóa Biển Đông bằng cách triển khai vũ khí ra một số đảo nhân tạo.
Về phần mình, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông và cáo buộc Washington vi phạm chủ quyền của quốc gia này trong khu vực.
Tuy nhiên, dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng một số quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ cho mở rộng hoạt động trong khu vực để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên vùng biển chiến lược.
Cụ thể, Mỹ cùng các đồng minh như Anh, Pháp, Canada, Australia và Nhật Bản đã nhiều lần điều động tàu thuyền tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoài ra, các tàu quân sự của những nước này cũng đi qua eo biển Đài Loan, khu vực chia cắt Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Bắc Kinh khẳng định việc tàu thuyền nước ngoài đi qua eo biển Đài Loan là “hành động trái phép và mang tính khiêu khích” do lâu nay, Trung Quốc chỉ coi Đài Loan là một tỉnh ly khai nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ đại lục.
Hồi tháng Một, truyền thông Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã cho triển khai các tên lửa chống hạm có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân DF-26 tới một cao nguyên nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh phía tây bắc nhằm đáp trả trước việc tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa. Theo Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu khu trục USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa là trái phép khi chưa có sự cho phép của Bắc Kinh.
Theo Infornet
Pháp sẽ tuần tra tại Biển Đông tối thiểu 2 lần/năm
Tại Đối thoại Shangri-La - Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu châu Á ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hôm 2.6 đã công bố chiến lược "Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương" trong đó khẳng định tiếp tục tuần tra tại Biển Đông tối thiểu 2 lần mỗi năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu tại Đối thoại Shangri-La - Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu châu Á ở Singapore - Ảnh: Straits tiimes
"Chúng tôi có lãnh thổ ở đây (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương)... và trách nhiệm đi kèm với lãnh thổ. Trật tự an ninh đang phát triển cũng ảnh hưởng đến chúng tôi", bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết gần đây, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Paris đã "không được nâng cao", nhất là trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược, các hoạt động phá hoại chủ nghĩa đa phương và các giá trị cốt lõi như bình đẳng chủ quyền và tôn trọng biên giới. Trước tình hình đó, Pháp đã xác định 5 ưu tiên chính trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình.
Theo đó, ưu tiên đầu tiên là "bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế" của nước Pháp trong khu vực. Để hoàn thành những mục tiêu đó Paris đã huy động 7.000 lính đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Lực lượng của chúng tôi sẽ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào, cho dù là khủng bố, tội phạm có tổ chức hay bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu chủ quyền của Pháp. Dù những mối đe dọa ấy có phạm vị ảnh hưởng thế nào, chúng tôi sẽ đối đầu với chúng bằng mọi cách", bà Parly khẳng định.
Điểm thứ 2 trong chiến lược an ninh được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đề cập đến là "đóng góp duy trì ổn định khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác an ninh và quân sự, trong đó Ấn Độ và Úc là hai đối tác then chốt của Paris". Bà Parly cũng nhấn mạnh tính trung tâm của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và cho biết Pháp đang thực hiện các bước để hợp tác chặt chẽ hơn với khối khu vực này.
Ưu tiên thứ 3 của Pháp là cùng với các đối tác của mình bảo vệ tự do lưu thông hàng hải. "Những gì đang bị đe dọa vượt ra ngoài sự thịnh vượng của châu Âu và việc bảo vệ các con đường thương mại có ý nghĩa sống còn đối với thế giới. Đây là một câu hỏi về nguyên tắc. Trường hợp các quy tắc không còn là ranh giới của tham vọng, an ninh nào có thể đảm bảo cho các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực?", bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết Paris sẽ "tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần". Bà Parly cũng tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ trương "sự đã rồi" của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế.
Các ưu tiên khác trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp là góp phần ổn định chiến lược thông qua hành động đa phương, cũng như học cách lường trước những thảm họa môi trường trong khu vực.
Hoàng Vũ (theo Straits times)
Theo Motthegioi.vn
Tổng thống Philippines thách thức Mỹ, Anh, Pháp tới Biển Đông đối đầu Trung Quốc Trước hàng loạt chỉ trích không đấu tranh cho lợi ích của người Philippines, Tổng thống Duterte thách thức Mỹ, Anh, Pháp tới Biển Đông và chống lại Trung Quốc. Sau hàng loạt các tuyên bố, mà các nghị sỹ đối lập chỉ trích là "bênh Trung Quốc", về vụ đâm tàu ở bãi Cỏ Rong, Tổng thống Duterte đang hứng búa rìu...