Động thái lạ của Tổng thống Pháp trong bài phát biểu trước quốc hội Mỹ
Trong bài phát biểu trước quốc hội Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, hai trong số những điểm nổi bật trong chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại quốc hội Mỹ ngày 25/4 (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, trong bài phát biểu trước quốc hội Mỹ, Tổng thống Macron dường như đã có ít nhất 5 lần lên tiếng bày tỏ sự không đồng thuận với chương trình nghị sự và chiến lược của Tổng thống Trump. Ông cho rằng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập là mối đe dọa cho sự thịnh vượng toàn cầu.
Ông Macron dường như đã nói về những điểm khác biệt giữa 2 nhà lãnh đạo về vấn đề thương mại thế giới, Iran và môi trường. Tổng thống Pháp nhận định chủ nghĩa biệt lập, rút lui và chủ nghĩa dân tộc “có thể là biện pháp tạm thời để khắc phục nỗi lo ngại của chúng ta. Nhưng đóng cửa lại với thế giới không làm chậm sự tiến bộ của thế giới. Nó không những không dập tắt mà còn thổi phồng lên nỗi sợ hãi của nhân dân chúng ta”.
Ông nói thêm: “Chúng ta sẽ không để chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm “rung chuyển” những hy vọng về một thế giới với sự thịnh vượng ngày càng tăng tiến”. Ông cho rằng Mỹ là quốc gia đã phát minh ra chủ nghĩa đa phương và hiên tại khái niệm này cần được định nghĩa lại để phù hợp với trật tự thế giới mới của thế kỷ 21.
Ngoài ra, trong bài phát biểu ông Macron đã nhấn mạnh về tình hữu nghị không thể chia cắt giữa Mỹ và Pháp. Trong thời gian qua, Tổng thống Pháp đã xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Tổng thống Trump. Bằng chứng là ông Macron chính là lãnh đạo đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Nhà bình luận chính trị Jon Sopel của BBC nhận định rằng bài phát biểu của ông Macron vừa có sự mềm mỏng nhất định, nhưng cũng thể hiện quan điểm mạnh mẽ và cứng rắn trước ông Trump và nước Mỹ. Bài phát biểu của ông Macron đã nhận được sự tán thưởng từ nhiều nghị sĩ Mỹ. Họ đã đứng dậy và vỗ tay những tràng dài ủng hộ ông Macron.
Video đang HOT
Ông Macron cho rằng chiến tranh thương mại không phải là giải pháp đúng đắn vì nó có thể gây ảnh hưởng tới việc làm và hệ thống giá cả, kêu gọi các bên cùng thương lượng dưới những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông cũng khẳng định Pháp sẽ không rút khỏi hiệp định hạt nhân với Iran, khuyến nghị các bên nên cùng ngồi lại bàn bạc để cùng xử lý những khúc mắc, hơn là gạt bỏ mà không có phương án lâu dài và bền vững.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ bắn đại bác đón Tổng thống Pháp theo nghi thức cao nhất
Tổng thống Donald Trump đã dành sự đón tiếp trọng thể như trải thảm đỏ và bắn 21 phát đại bác khi đón tiếp Tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân tại thủ đô Washington nhân chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Pháp.
Tổng thống Macron và phu nhân Brigitte ngày 23/4 đã tới thủ đô Washington, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tới Mỹ. Chuyến thăm diễn ra sau khi Mỹ và Pháp vừa kết thúc cuộc không kích gây tranh cãi nhằm vào các mục tiêu tại Syria hôm 14/4. (Ảnh: AFP)
Sau khi đặt chân tới Mỹ, Tổng thống Macron và phu nhân đã đi bộ tới Đài tưởng niệm Lincoln. Hai cặp đôi lãnh đạo cũng đáp chuyến bay tới Mount Vernon (Virginia), nhà của cố Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington và là chỉ huy cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ từng liên minh với Pháp, và ăn tối tại đây. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Trump và phu nhân Melania đã dành sự đón tiếp trọng thể cho nhà lãnh đạo Pháp và phu nhân. Mỹ đã trải thảm đỏ và bắn 21 phát đại bác để đón Tổng thống Macron theo nghi thức cấp nhà nước. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump cũng tổ chức quốc yến để chiêu đãi Tổng thống Macron và phu nhân. Đây là nghi thức đón tiếp cấp cao nhất mà ông chủ Nhà Trắng dành cho một đồng minh đồng thời là đối tác thân cận của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Macron là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền năm 2017. Ông Trump và ông Macron bắt đầu mối quan hệ bạn bè thân thiết từ một năm trước sau cuộc gặp tại Bỉ. (Ảnh: Reuters)
Trong khi một số lãnh đạo châu Âu giữ khoảng cách với ông Trump, Tổng thống Macron vẫn nỗ lực để duy trì mối quan hệ gần gũi với ông chủ Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo thường xuyên điện đàm để trao đổi các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump và Tổng thống Macron cùng nhau trồng cây ở bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng. Đây là cây sồi được lấy từ khu rừng Belleau phía đông bắc thủ đô Paris, Pháp - nơi 9.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ I. (Ảnh: Reuters)
Bình luận trên Twitter khi đặt chân tới Mỹ, Tổng thống Macron viết: "Pháp và Mỹ đã chia sẻ lịch sử lâu dài và chúng tôi đã cùng nhau dẫn dắt các cuộc cách mạng bảo vệ tự do và dân chủ. Bây giờ đến lượt chúng tôi thực hiện theo hình mẫu mà lịch sử đã để lại". (Ảnh: Reuters)
Mặc dù hai nhà lãnh đạo cùng chia sẻ mối quan hệ gần gũi và thân mật, vẫn còn một số vấn đề khúc mắc cần được Tổng thống Macron giải quyết trong chuyến thăm tới Mỹ, bao gồm thỏa thuận hạt nhân Iran, tranh chấp thương mại liên quan tới lệnh áp thuế của Mỹ, lệnh cấm vận Nga hay tình hình tại Syria. (Ảnh: Reuters)
"Chuyến thăm này rất quan trọng trong bối cảnh hiện tại của chúng tôi, khi có rất nhiều sự bất ổn, rắc rối và cả những mối đe dọa", Tổng thống Macron phát biểu tại Washington. (Ảnh: AP)
Thành Đạt
Theo Dantri
Ẩn ý món quà đặc biệt Tổng thống Pháp tặng ông Trump Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tặng người đồng cấp Mỹ Donald Trump một cây sồi và món quà này mang nhiều ý nghĩa trong quan hệ đồng minh lâu năm giữa hai nước. Tổng thống Trump và Tổng thống Macron trồng cây tại bãi cỏ ở Nhà Trắng (Ảnh: Reuters) Tổng thống Emmanuel Macron ngày 23/4 và phu nhân đã bắt đầu...