Động thái khác lạ của ông Trump với ông Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8.2, thay vì gọi điện, đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo tờ Shanghaiist, đây là thông tin được Nhà Trắng xác nhận với các phóng viên. Tổng thống Mỹ Trump cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc vì đã chúc mừng ông vào ngày nhậm chức. Ông Trump chúc người dân Trung Quốc năm mới thịnh vượng.
Trong bức thư, ông Trump cũng mong chờ làm việc với ông Tập, “để phát triển mối quan hệ có tính xây dựng” có lợi cho cả hai nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin này. Tuần trước, cơ quan này khẳng định Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì “ liên lạc chặt chẽ”.
Như vậy, cư dân mạng Trung Quốc có thể cảm thấy vui mừng vì tân Tổng thống Mỹ cuối cùng đã gửi lời chúc mừng năm mới. Trước đó, ông Trump không gửi lời chúc mừng năm mới bằng một đoạn video theo truyền thống của những người tiền nhiệm.
Tỷ phú Mỹ cũng giao phó sứ mệnh ngoại giao cho con gái Invaka Trump, trong buổi tiệc khai xuân của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington.
Video đang HOT
Nhưng trong khi ông Trump khẳng định mong muốn hợp với tác với ông Tập, Tổng thống Mỹ vẫn chưa gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc. Ông Trump thể hiện việc duy trì liên lạc với Trung Quốc bằng email.
Ông Trump đã điện đàm với lãnh đạo 18 quốc gia, ngoại trừ ông Tập Cận Bình.
Sau 2 tuần nắm quyền, ông Trump đã điện đàm với lãnh đạo của 18 quốc gia, ngoại trừ ông Tập.
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại với Trung Quốc của ông Trump vẫn còn là bí mật, mặc dù chính quyền Trump từng nói bóng gió về vấn đề này trong quá khứ.
Trong cuộc họp báo đầu tiên, thư ký Nhà Trắng Sean Spicer nói rằng, Mỹ sẽ bảo vệ vùng lãnh thổ quốc tế ở Biển Đông trước Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng khẳng định quan điểm này.
“Chúng tôi muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc rằng, cải tạo đảo nhân tạo phải ngừng lại và không được phép tiếp cận những hòn đảo này”, cựu CEO Exxon Mobil nói, khi được hỏi liệu ông có ủng hộ biện pháp cứng rắn với Trung Quốc hay không.
Tháng 3.2016, cố vấn Steve Bannon của ông Trump cũng nói rằng, ông “không nghi ngờ” về khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung.
Ngày 7.2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tìm cách làm giảm căng thẳng, bằng cách nói rằng không có bên nào chiến thắng trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo Danviet
Đòn đánh hiểm dưới băng Bắc Cực của tàu ngầm Nga
Với khả năng phá lớp băng dày 1,2m và phóng tên lửa R-39 xa hàng ngàn km, tàu ngầm Akula sở hữu cách đánh khiến đối thủ của Nga khiếp sợ.
Theo PopularMechanics, đòn đánh này được Hải quân Nga thực hiện vào tháng 8/1995, tuy nhiên phải đến tháng 10/2016 Moskva mới chính thức công bố đoạn video này. Chiếc tàu ngầm thực hiện cú đánh này là Severstal thuộc Dự án 941 được Liên Xô đóng từ những năm 1980 với tổng cộng 6 chiếc.
Severstal thuộc lớp Akula (NATO định danh là Typhoon). Loại tàu ngầm này được thiết kế để mang theo tên lửa đạn đạo R-39 Sineva (SS-N-20 theo phân loại của NATO). Tên lửa này có tầm bắn lên tới 8.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Mỗi tàu Akula mang được 20 quả R-39 Sineva.
Tàu ngầm Akula.
Với khả năng phá băng cực tốt của lớp tàu ngầm này, vì vậy Liên Xô trước kia và Hải quân Nga hiện nay đã lợi dụng lớp băng dày ở Bắc Cực để ngụy trang, tránh được sự theo dõi của các tàu ngầm đối phương.
Và từ dưới lớp băng dày này, tàu Akula với lớp vỏ vững chắc có thể bất ngờ phá tan lớp băng dày nổi lên và tung ra cú đánh bất ngờ bằng cách phóng tên lửa R-39 Sineva có tầm bắn hàng ngàn km khiến đối phương khó có thể trở tay.
Cùng với tàu ngầm Akula, hiện nay tàu ngầm lớp Borei của Nga cũng có khả năng mật phục và phá băng với độ dày cực ấn tượng. Hải quân Nga tiết lộ, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên.
Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu. Tờ Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
Một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết: "Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", vị đại diện này cho biết và nhấn mạnh thêm rằng: Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu, bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.
Được biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 3 Vladimir Monomakh hạ thủy năm 2006, nhận nhiệm vụ năm 2014, mang theo thủy thủ đoàn 130 người, độ sâu hoạt động thông thường 380 m, độ sâu tối đa 400-450 m, có tốc độ chạy nổi mặt nước 27,7 km/h, tốc độ ngầm 48-53,7 km/h.
Theo Mỹ Đức
Đất Việt
Su-34 ném bom phá băng, "giải cứu" vùng ngập lụt tại Nga Máy bay Su-34 của Nga được mệnh danh là "Vũ khí hòa bình" sau khi chính quyền trưng dụng các chiến đấu cơ này để phá băng ở khu vực Vologda đang bị ngập lụt nghiêm trọng Lực lượng không quân Nga đã được triển khai tới khu vực Vologda sau khi tuyết tan gây ngập lụt trên phần lớn lãnh thổ đất...