Động thái cứng rắn của Úc có thể khiến Trung Quốc “nóng mặt”
Luật đầu tư nước ngoài tại Úc sẽ được sửa lại hoàn toàn sau một loạt vụ mua lại gây tranh cãi gần đây liên quan tới nhiều công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc. Động thái cứng rắn này của Úc được cho là sẽ khiến Trung Quốc nổi giận.
Cảng Darwin (Úc), nơi liên quan tới vụ mua lại gây tranh cãi giữa Úc và Trung Quốc. Ảnh: NT Government
Daily Mail hôm 5/6 dẫn tin từ tờ The Australian cho biết, luật đầu tư nước ngoài tại Úc được sửa đổi là một phần của các quy tắc cứng rắn mới nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Toàn bộ việc đấu thầu của nước ngoài cho các công ty từ doanh nghiệp viễn thông lớn tới các nhà cung cấp quốc phòng nhỏ sẽ được Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài Úc (FIRB) xem xét.
Josh Frydenberg, Bộ trưởng Ngân khố Úc, cũng sẽ có quyền buộc bán hoặc áp đặt các điều kiện đối với việc mua lại tài sản Úc của nhà đầu tư nước ngoài ngay cả khi thỏa thuận mua đã được thực hiện.
“Qua việc giới thiệu một thử nghiệm an ninh quốc gia mới, quyền hạn thực thi mạnh mẽ hơn và tăng cường nghĩa vụ tuân thủ, chúng tôi sẽ đảm bảo Úc vừa tiếp tục hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài vừa có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia”, ông Frydenberg nói.
Trước đó, Bộ Ngân khố Úc chỉ có thể chặn các giao dịch mua tài sản của nhà đầu tư nước ngoài khi giá trị vượt ngưỡng 1,2 tỷ USD.
Việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài của Úc được đưa ra sau một loạt vụ mua lại gây tranh cãi gần đây của các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc, bao gồm thỏa thuận cho thuê cảng Darwin liên quan tới tập đoàn Landbridge (Trung Quốc) hồi tháng 11/2015.
Video đang HOT
Thời điểm đó, thỏa thuận cho thuê cảng Darwin đã bị Tổng thống Mỹ Barack Obama nghi ngờ.
Các nguồn tin chính phủ Úc cho biết đã thống nhất với công ty Landbridge Australia (công ty con của tập đoàn Landbridge) rằng Canberra sẽ không chấp thuận thỏa thuận với Landbridge nếu các quy tắc của FIRB được đưa ra, The Australian cho hay.
Năm 2016, Bộ trưởng Ngân khố Úc khi đó là ông Scott Morrison cũng lật lại một cuộc đấu thầu của Trung Quốc với công ty năng lượng Ausgrid (Úc) vì lo ngại về an ninh quốc gia.
Sự can thiệp này xảy ra chỉ 10 ngày trước khi tới hạn chót của thỏa thuận dẫn tới việc chính phủ Trung Quốc cáo buộc Úc “phân biệt đối xử”.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi 24 tỷ USD cho bất động sản Úc trong năm 2019, khiến họ trở thành nhóm người mua nước ngoài lớn nhất ở Úc.
Trung Quốc cũng là cổ đông nước ngoài lớn nhất ở thị trường nước, dùng chủ yếu cho nông nghiệp và khai khoáng, tại Úc khi các nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu 1,89% lượng nước.
Động thái cứng rắn của Úc đến trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Úc và Trung Quốc, trong khi Úc lại tăng cường quan hệ với Ấn Độ – nước cũng đang có căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới.
Trump có thể hưởng lợi từ biểu tình
Năm 1968, Richard Nixon đắc cử tổng thống Mỹ một phần nhờ làn sóng bạo loạn lan rộng sau khi Martin Luther King bị ám sát.
Cái chết của George Floyd sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử tổng thống năm nay dường như là câu hỏi cuối cùng mà hàng nghìn người đang xuống đường biểu tình ở Mỹ quan tâm. Họ đang ám ảnh với cảnh tượng Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, bị một cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết.
Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Những người biểu tình biết rằng Mỹ có lịch sử bạo lực sắc tộc đã kéo dài hàng thế kỷ. Ngay cả trong hai nhiệm kỳ của Barack Obama, tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên, mối quan hệ sắc tộc cũng không có những thay đổi đáng kể như nhiều người từng kỳ vọng.
Phong trào Black Lives Matter (Mạng người da đen quan trọng) thực tế được hình thành từ năm 2013, dưới thời tổng thống Obama, sau khi George Zimmerman, người bị cáo buộc sát hại Trayvon Martin, một thiếu niên da màu, được tha bổng. Phong trào được tiếp thêm lửa giận vào năm 2014 sau cái chết của hai người Mỹ gốc Phi là Eric Garner và Michael Brown dưới tay cảnh sát.
Một nghiên cứu hồi năm ngoái chỉ ra rằng trong cả cuộc đời, tỷ lệ người da màu ở Mỹ mất mạng dưới tay cảnh sát là 1/1.000, gấp 2,5 lần tỷ lệ này ở người da trắng.
Những hành vi bạo lực và cướp phá trong biểu tình bắt nguồn từ cái chết của Floyd đã khiến ít nhất 40 thành phố Mỹ ban hành lệnh giới nghiêm, nhiều nhất kể từ năm 1968 khi Martin Luther King bị ám sát khiến bạo loạn nghiêm trọng nổ ra.
Cái chết của Martin Luther King tạo nên cơn thịnh nộ đi kèm sự tuyệt vọng, tuy nhiên phong trào dân quyền do ông dẫn dắt đã thay đổi sâu sắc nước Mỹ, truyền cảm hứng để Đạo luật Quyền Bỏ phiếu nhằm đảm bảo quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi ra đời dưới thời tổng thống Lyndon B Johnson năm 1965. Năm 1968, chỉ 54 % người Mỹ da màu tốt nghiệp trung học so với hơn 90% ngày nay.
Tỷ lệ nghèo đói trong cộng đồng Mỹ gốc phi đứng ở mức 35% vào năm mà Martin Luther King bị ám sát nhưng đã giảm xuống 22% vào năm 2016, thời điểm Donald Trump đắc cử tổng thống. Từ đó đến nay, tỷ lệ này tiếp tục giảm song đang có nguy cơ tăng trở lại do nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19.
Cựu tổng thống Obama thường trích dẫn câu nói của Martin Luther Kin rằng "vòng cung của vũ trụ đạo đức tuy dài nhưng nó uốn cong về phía công lý". Cuộc bầu cử năm nay sẽ là thử thách lịch sử đối với quan điểm lạc quan thận trọng này. Bề ngoài, tình trạng hỗn loạn và bạo lực đang diễn ra trông không khác gì một thảm họa với Trump.
Nhưng một bài học rút ra từ các cuộc bạo loạn sau vụ ám sát Martin Luther King là tình trạng bất ổn bạo lực thường khiến các cử tri, đặc biệt là cử tri da trắng, ngả về phía cánh hữu. Tháng 11/1968, Richard Nixon đã giành chiếc ghế tổng thống Mỹ về với đảng Cộng hòa.
Nghiên cứu của phó giáo sư về chính trị Omar Wasow từ Đại học Princeton cho thấy các hạt giáp ranh với những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo loạn có xu hướng bỏ phiếu cho Nixon cao hơn từ 6 đến 8%. Bạo loạn có thể đã giúp Nixon đẩy nhanh tốc độ cán đích.
Chiến lược của Nixon cáo buộc phe Dân chủ có liên quan tới tội phạm và bạo loạn tỏ ra rất hiệu quả. Chiến lược tranh cử của Trump dường như đang đi theo phương hướng này, bình luận viên Gideon Rachman từ Financial Times nhận định.
Đề cập tới các cuộc biểu tình, Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York, một trong những tiếng nói ủng hộ Trump nhiệt thành, cho rằng những thành phố do đảng Dân chủ điều hành đã phải hứng chịu "thiệt hại hàng trăm triệu USD tài sản". Ông đồng thời tuyên bố "Đây là tương lai nếu mọi người bầu cho phe Dân chủ".
Chiến thuật này có thể giúp thúc đẩy chiến dịch tranh cử của Trump nhưng bối cảnh hiện tại đã thay đổi đáng kể so với năm 1968.
Nixon giành chiến thắng tại bang quê nhà California với lượng lớn phiếu đại cử tri. Nhưng những thay đổi về xã hội và nhân khẩu học đã biến California ngày nay trở thành một trụ cột vững chắc của đảng Dân chủ. Tổng thống Bill Clinton đã giành chiến thắng tại bang này hồi năm 1992 bất chấp các cuộc bạo loạn nổ ra trước đó sau khi các sĩ quan cảnh sát đánh đập dã man Rodney King, một người Mỹ gốc Phi, được tha bổng.
Tổng thống Trump có lẽ đang hy vọng một khu vực bầu cử cực đoan và phân biệt chủng tộc sẽ giúp ông giành lợi thế tại các bang trung tây từng góp công lớn vào chiến thắng của Trump hồi năm 2016.
Nếu hiểu điều này, phe Dân chủ cần phản ứng thận trọng. Joe Biden, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ, đến nay đã thể hiện rõ ràng thái độ lên án cả tình trạng bất công chủng tộc lẫn hành vi bạo lực trên đường phố.
Đây cũng là quan điểm của những quan chức đảng Dân chủ tại những bang và thành phố đang rơi vào hỗn loạn vì biểu tình. Nhưng Biden sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị và đạo đức để thể hiện mạnh mẽ hơn nữa sự đồng cảm đối với cộng đồng Mỹ gốc Phi, những người có thể là chìa khóa giúp đưa ông đến thắng lợi trên đường đua vào Nhà Trắng, giới chuyên gia đánh giá.
Trump có thể không cho trưng tranh Obama ở Nhà Trắng Trump phá vỡ truyền thống 40 năm của các tổng thống Mỹ khi không tổ chức lễ công bố bức tranh chân dung người tiền nhiệm Obama ở Nhà Trắng. Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Mỹ đang giữ nhiệm kỳ đầu tiên sẽ tổ chức một buổi lễ ở Phòng Đông, Nhà Trắng để ra mắt bức tranh chân dung...