Động thái của Trung Quốc trên biển Đông gây nhiều lo ngại
Vừa qua, tại Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg của Liên bang Nga đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học về những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và các hệ lụy địa-chính trị đối với khu vực. Trước đó, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng hành động của Trung Quốc trên biển Đông làm cho các nước trở nên căng thẳng.
Theo TTXVN, tham dự hội thảo có các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu châu Á, lịch sử và luật biển đến từ Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg, Đại học Công nghệ Quốc gia Baltic – Voenmekh, Học viện Quan hệ Quốc tế – Bộ Ngoại giao Nga, Viện các vấn đề địa chính trị, Viện các nước Á-Phi thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia Moskva, Viện Đông phương học, Viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện nghiên cứu chiến lược Nga, Học viện Công vụ trực thuộc Tổng thống Nga và đại diện lãnh đạo thành phố Saint-Peterburg.
Một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trên Thái Bình Dương năm 2012
Trong một ngày làm việc, Hội thảo đã nghe các tham luận về lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; chính sách của Trung Quốc và các nước liên quan trong giải quyết xung đột; phản ứng của các cường quốc ngoài khu vực và cộng đồng quốc tế trước những diễn biến ở Biển Đông; vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột…
Hội thảo cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến tiến trình xử lý tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp.
Tham luận của các chuyên gia đều nhấn mạnh việc Trung Quốc công bố bản đồ “ đường lưỡi bò” có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải quốc tế.
Hội thảo bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông và nguy cơ bất ổn trong khu vực, cho rằng biện pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình trên cơ sở tính đến lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng các cường quốc ngoài khu vực như Nga, Mỹ, Ấn Độ hết sức quan tâm đến sự phát triển hòa bình và ổn định ở Biển Đông vì lợi ích chính trị, kinh tế-thương mại với các nước trong khu vực, mong muốn các nước liên quan giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Video đang HOT
Cho dù gặp phải nhiều ý kiến phản đối nhưng gần đây Trung Quốc đã có hàng loạt hành động gây hấn trên biển Đông.
Ngày 26/11/2013, Trung Quốc đã điều tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tới biển Đông để tham gia các cuộc diễn tập và đây cũng là lần đầu tiên Liêu Ninh tiến hành diễn tập ở vùng biển nhạy cảm này.
Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong tại Macao cho rằng nhóm chiến hạm Liêu Ninh đã chọn Biển Đông vì sự nhạy cảm chính trị của vùng biển này và vì vùng biển nước sâu lý tưởng cho các tàu chiến lớn hoạt động.
“Căn cứ hải quân lớn nhất của quân đội Trung Quốc đặt tại Tam Á trên đảo Hải Nam, tương tự như cảng Pearl của Mỹ ở Hawaii. Căn cứ Tam Á có thể hỗ trợ toàn diện cho Liêu Ninh trong các cuộc diễn tập sắp tới”, ông Wong nói.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho rằng các cuộc diễn tập có thể liên quan tới một loạt tàu chiến và các công nghệ hiện đại.
“Các tàu đi cùng Liêu Ninh đều có chức năng chống ngầm và phòng không. Đội tàu sẽ trở nên hoàn hảo nếu các tàu sân bay và các tàu khác cùng tham gia nhóm này”, ông nói.
Và mới đây, Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của giới chức địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích Biển Đông.
Theo ĐVO, khi tranh chấp tại vùng biển này chưa hề có dấu hiệu lắng dịu, thì động thái mới của Trung Quốc lại càng gây ra sự đối đầu lớn giữa Bắc Kinh với các láng giềng. Được biết lệnh mới có hiệu lực từ 1/1 sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam công bố hồi tháng 11/2013.
Theo đó, mọi tàu cá nước ngoài đi vào khu vực hành chính mới do Hải Nam quản lý – bao trùm khoảng 2/3 diện tích Biển Đông – sẽ phải có sự phê chuẩn từ nhà chức trách Trung Quốc. Các biện pháp mới được đưa ra ngày 29/11 và công bố vào 3/12 trên báo chí, chúng được coi là một phần trong chính sách thực thi luật ngư nghiệp Trung Quốc.
Quy định mới nhấn mạnh, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, có thể bị tịch thu tàu cá, thuỷ thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Lệnh cấm mới này của Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự lên án, chỉ trích và những hành động cụ thể của các nước như Philippines, Việt Nam, Mỹ, Nhật,…
Các chuyên gia về quân sự cho rằng lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông là bước leo thang mới của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Tiến sĩ Sam Bateman thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) dự đoán động thái trên sẽ bị phản đối mạnh mẽ và “nếu nó được phê chuẩn bởi chính quyền trung ương, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hành động pháp lý, nhiều khả năng là tại Tòa án quốc tế về luật Biển. Và do những quy định đó không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc không thể tránh khỏi một phiên tòa bắt buộc”, ông Bateman nói.
Theo chuyên gia về Đông Nam Á, ông Carlyle A.Thayer, Giáo sư danh dự thuộc Đại học New South Wales (Úc), động thái của chính quyền tỉnh Hải Nam là một bước leo thang lớn trong các yêu sách về quyền tài phán của Trung Quốc tại biển Đông. Cả tiến sĩ Bateman và Giáo sư Thayer đều cho rằng các quy định của Trung Quốc là phi pháp nếu được áp dụng bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
“Hành động của giới chức tỉnh Hải Nam có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và từ đó gây xói mòn, nếu không phải phá hoại, những cuộc đàm phán được lên kế hoạch giữa các quan chức ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)”, ông Thayer nhận định. Theo vị giáo sư, hành động của chính quyền tỉnh Hải Nam là một ví dụ nữa về việc Trung Quốc sử dụng các luật lệ trong nước để đẩy mạnh các yêu sách về chủ quyền và quyền tài phán phi lý ở biển Đông.
Theo Báo Đất Việt
Philippines "tố" Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông bằng luật đánh cá
Philippines cho rằng quy định đánh bắt mới của Trung Quốc, vốn yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi vào hầu hết Biển Đông, là một phần âm mưu lâu dài của Bắc Kinh nhằm chiếm toàn bộ vùng biển này.
Tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, hồi tháng 11 năm ngoái đã thông qua luật đánh bắt mới. Luật có hiệu lực trong năm nay, trong bối cảnh căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực đang leo thang.
"Luật đánh bắt của tỉnh Hải Nam chỉ là một trong những biện pháp đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng khu vực để thúc đẩy lập trường của nước này về chủ quyền không tranh cãi đối với gần như toàn bộ Biển Đông", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết trong một tuyên bố ngày 18/1.
Ông Hermandez nói thêm rằng tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế".
"Đó là một vấn đề quan trọng, cần được giải quyết đầy đủ", ông Hermandez nói, kêu gọi Trung Quốc đồng ý đưa vấn đề ra tòa án phân xử quốc tế.
"Chúng tôi nhắc lại đề nghị đối với Trung Quốc nhằm tham gia cuộc phân xử, vì chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm phán quyết cuối cùng dù Bắc Kinh có tham gia hay không", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines nhấn mạnh.
Philippines khẳng định rằng "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có các vùng biển và các quần đảo gần các quốc gia láng giềng, là bất hợp pháp.
Hồi năm ngoái, Manila đã đưa cuộc tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ra Liên hợp quốc theo Luật Biển năm 1982 mà cả hai nước đều ký kết. Bắc Kinh đã bác bỏ động thái của phía Manila.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hồi đầu này tuyên bố các ngư dân Philippines không phải tuân thủ luật đánh bắt mới của Trung Quốc.
Các quy định mới về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông được cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam thông qua tháng 11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Quy định này yêu cầu tất cả các tàu thuyền không được đánh bắt cá ở vùng biển này và phải khai báo với các cơ quan chức năng Trung Quốc khi vào Biển Đông.
Bộ ngoại giao Mỹ cũng gọi việc áp dụng luật trên là một "hành động tiềm tàng nguy hiểm và mang tính khiêu khích".
Theo Dantri
Nghị sỹ Mỹ quan ngại động thái của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp Gần một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên án việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, ngày 14/1, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần về động thái nói trên đồng thời đánh giá việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) gần đây. Máy bay chiến...