Động thái của ông lớn này khiến BĐS công nghiệp Việt Nam đến thời “không gì cản nổi”
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, từ nay đến năm 2025, ước tính, Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 350.000 m2 kho bãi mới để đáp ứng đủ nhu cầu của ngành này khi mà doanh thu cán mốc 25-27 tỷ USD.
Vị chuyên gia này cho hay, việc Lego quyết định xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP 3 là sự kiện có nhiều ý nghĩa với bất động sản (BĐS) công nghiệp trong giai đoạn này.
Quyết định này được Lego đưa ra sau khoảng một thập kỷ cân nhắc cho thấy tập đoàn này đã nghiên cứu kỹ càng ra sao trước khi chính thức chọn Việt Nam để triển khai nhà máy thứ 6 trên toàn cầu (thứ 2 tại châu Á) của họ.
Đáng chú ý, đây là nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của Lego với việc sử dụng năng lượng mặt trời cho các hoạt động liên quan.
Việc ngày càng có thêm các dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng khoa học công nghệ cao và thân thiện với môi trường là chỉ dấu cho thấy Việt Nam dần thành công hơn trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao.
Đây cũng có thể xem là tín hiệu quan trọng cho thấy các tập đoàn lớn trên thế giới tiếp tục đến với Việt Nam, nhận thấy tiềm năng lớn và tin tưởng vào tương lai của Việt Nam.
Cùng với đó, việc khống chế thành công đại dịch Covid-19, mở lại đường bay quốc tế cùng nhiều nỗ lực, sáng kiến nhằm nhanh chóng hồi phục kinh tế được triển khai tiếp tục giúp Việt Nam có thêm lợi thế so với nhiều nước trong khu vực về thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS nói chung và sự phát triển phân khúc BĐS công nghiệp nói riêng.
Video đang HOT
Việc các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có thể diễn ra nhộn nhịp trở lại lúc này đã tạo nên ấn tượng rất tích cực về môi trường đầu tư năng động của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Đây chính là điều sẽ giúp cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới có thêm lý do thuyết phục để chọn Việt Nam trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Hiện giá thuê BĐS công nghiệp tại Việt Nam vẫn rẻ hơn khoảng 20 -33% so với một số nước trong khu vực như Thái Lan hay Indonesia. BĐS công nghiệp Việt Nam hiện cũng vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên những lợi thế thường thấy của giai đoạn này như giá thuê đất hay chi phí nhân công cũng sẽ kéo dài thêm ít nhất là khoảng 5 – 7 năm nữa.
Theo chuyên gia Colliers Việt Nam, động lực quan trọng của BĐS công nghiệp trong những năm tới là sự tăng trưởng có thể ví như “không gì cản nổi” của thương mại điện tử (e- commerce). Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm doanh thu của ngành này vào khoảng hơn 40% trong giai đoạn 2020-2025 và ước đạt 52 tỷ USD vào năm 2025 (theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam – VECOM). Ước tính, sẽ cần thêm khoảng 350.000 m2 kho bãi mới để đáp ứng đủ nhu cầu của ngành này khi mà doanh thu cán mốc 25-27 tỷ USD.
Đây có thể cũng là một số lý do quan trọng để nhiều doanh nghiệp BĐS trong nước, thậm chí có cả các doanh nghiệp khác ngành, “hối hả” chạy đua đầu tư vào phân khúc BĐS công nghiệp như đã được công bố rộng rãi thời gian gần đây.
Nếu được quy hoạch đầu tư phù hợp, BĐS công nghiệp sẽ giúp giải quyết số lượng lớn việc làm (ví dụ nhà máy của Lego có thể tạo thêm 4.000 việc làm mới), góp phần thúc đẩy tăng trưởng và góp phần giúp cho diện mạo của các khu vực lân cận trở nên sầm uất, hiện đại hơn.
Sôi động đường đua M&A bất động sản
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) được đánh giá sẽ bứt phá trong năm 2022 do nhiều điều luật được sửa đổi, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho triển khai dự án, khiến nguồn cung dồi dào hơn trên thị trường và kích thích các hoạt động chuyển nhượng, hợp tác.
Đường đua M&A bất động sản được dự báo sẽ rất sôi động trong năm 2022 sau năm 2021 có phần trầm lắng do dịch bệnh.
Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam nhận xét, nhiều nhà đầu tư đánh giá, một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới đang bắt đầu và họ nhận thấy cần phải tranh thủ chớp lấy cơ hội này.
Do đó, rất nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, có sẵn nguồn tiền nhàn rỗi đang tích cực tìm kiếm cơ hội trên thị trường M&A bất động sản khi có nhiều yếu tố hỗ trợ như kinh tế đang trên đà hồi phục, hoạt động đầu tư công vào các dự án hạ tầng giao thông lớn được thúc đẩy.
Bà Đỗ Lan Anh, Thành viên Hội đồng đầu tư Quỹ Asia Business Builders, Giám đốc M&A của ABB Merchant Banking phân tích, hiện tại, hoạt động M&A đang được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như Chính phủ kiên định với chính sách sống chung và thích ứng với dịch bệnh; trong đó có việc mở cửa lại ngành du lịch từ ngày 15/3 vừa qua.
Dưới con mắt nhà đầu tư, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư ưu tiên hàng đầu trong khu vực nhờ sự ổn định chính trị. Đây là những ưu thế giúp Việt Nam hấp dẫn dòng vốn ngoại trong hoạt động M&A.
Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả giá cao hơn 10-12% đối với những dự án phù hợp nhưng trong bối cảnh dịch bệnh thì nhà đầu tư trong nước dường như có ưu thế hơn nhờ sự gần gũi về văn hóa kinh doanh và thông tỏ thủ tục pháp lý dự án.
Bên cạnh các dự án M&A đã và đang được doanh nghiệp triển khai, một số doanh nghiệp bất động sản lớn khác cũng đang xúc tiến thâu tóm quỹ đất bằng hoạt động mua vốn cổ phần. Khi cả vốn ngoại và nội cùng chọn phương thức M&A sẽ khiến cuộc đua vào thị trường bất động sản thêm hấp dẫn.
Theo phân tích của các chuyên gia, cuộc đua M&A dự báo sẽ tiếp tục nóng lên bởi đây là một trong những chiến lược nhanh và mạnh giúp doanh nghiệp đi sâu vào chuỗi giá trị của mình, gia tăng thị phần, sản phẩm, tiếp cận với thị trường, mang lại các giá trị chung cho cộng đồng.
Lý do quan trọng nhất để các doanh nghiệp chọn hình thức M&A là nhiều doanh nghiệp có tiềm lực hùng mạnh muốn rút ngắn thời gian tham gia thị trường với từng dự án cụ thể trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn chế hơn. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng đã khiến không ít doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất, không còn đủ năng lực để phát triển các dự án dang dở và đành phải bán lại cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hơn.
Hiện có những tập đoàn bất động sản trong nước đang có được đà phát triển rất tốt và sẵn sàng "thế chân" tại những dự án mà chủ đầu tư ban đầu không thể tiếp tục được. Bằng uy tín sẵn có, kinh nghiệm phát triển dự án và bán hàng hiệu quả, họ có thể nhanh chóng tiến hành dự án mới hoặc triển khai tiếp dự án chưa hoàn thành thông qua M&A.
Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, xu hướng M&A sẽ tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới. Bởi các công ty địa ốc lớn như Vinhomes, Novaland, Phát Đạt, An Gia, LDG... vẫn đang triển khai các chiến lược nhằm tiếp tục tìm kiếm và thâu tóm các quỹ đất chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục triển khai dự án bị siết chặt..., nhiều chủ đầu tư yếu kém không trụ được trước khó khăn sẽ buộc phải bán trao tay dự án hoặc chấp nhận chuyển nhượng cổ phần cho các chủ đầu tư khác có tiềm lực hơn. Do đó, thị trường M&A sẽ càng sôi động.
Ở góc nhìn của doanh nghiệp, có người cho rằng, động thái cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng và việc tiếp tục hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào phân khúc này cũng sẽ khiến nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền. Do đó, họ buộc phải chia tay sớm, chuyển nhượng bớt các dự án, quỹ đất để có dòng tiền hoạt động. Điều này tiếp thêm một trợ lực vào sự sôi động trong cuộc đua M&A bất động sản năm 2022.
Nhận định về xu hướng M&A thời gian tới, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, năm 2021 vừa qua, đa phần các giao dịch M&A đã diễn ra tại dự án bất động sản vùng ven và các tỉnh thành xung quanh đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022 với động lực thúc đẩy bao gồm nhiều tín hiệu tích cực đến từ các kế hoạch triển khai đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm tăng khả năng kết nối từ đô thị lớn đến các tỉnh thành xung quanh như tuyến đường vành đai, đường cao tốc, sân bay Long Thành hoàn thiện kết nối cho khu vực TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Cùng với sự phát triển rất thành công của hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành xung quanh đô thị lớn trong thời gian dài, các khu vực này dần trở thành địa điểm tiềm năng trong hoạt động M&A phát triển quỹ đất cho các dự án nhà ở trong tương lai.
"Khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài không thay đổi trong tiêu chí tìm kiếm đầu tư vào dự án có tính hoàn thiện về pháp lý cao và đối tác là chủ đầu tư trong nước chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sự thay đổi có thể nhận thấy được ở việc các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ tìm kiếm các quỹ đất có vị trí đắc địa, mà còn mở rộng việc tìm kiếm dự án đến các tỉnh thành xung quanh nhằm gia tăng quỹ đất dự án cho việc phát triển trong trung và dài hạn" - bà Dung chia sẻ.
Đáng chú ý, hiện tính liên kết giữa doanh nghiệp đang được thể hiện ngày càng rõ trong việc gia tăng số lượng dự án có sự hợp tác tương hỗ giữa chủ đầu tư trong và ngoài nước, cũng như nhu cầu hợp tác đầu tư chiến lược vào các tập đoàn bất động sản trong nước về mặt vốn và kinh nghiệm phát triển dự án để có thể đưa ra thị trường những dự án có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao.
Điều này được hiện thực hóa bằng hàng loạt dự án bất động sản được quản lý bởi những thương hiệu khách sạn quốc tế năm sao hay các dự án khu đô thị thông minh, bền vững sắp được triển khai.
Vì sao các "ông lớn" địa ốc đua nhau đổ tiền vào phân khúc bất động sản này? Bất động sản công nghiệp chứng kiến sự sôi động khi ngay quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng "lấn sân" làm bất động sản công nghiệp với kỳ vọng mang lại lợi nhuận...