Động thái “chưa có tiền lệ” của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông
Truyền thông Đài Loan đưa tin Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trái phép “chưa có tiền lệ” trên một số hòn đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Báo chí Đài Loan và Hong Kong mới đây dẫn lời quan chức tình báo hàng đầu của Đài Loan cho biết, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Wu Shengli, đã khảo sát (trái phép – PV) một số đảo trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc đã tiến hành cải tạo phi pháp bất chấp phản đối từ các nước trong khu vực.
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng thuộc Viện Lập pháp tại Đài Bắc hôm 15/10, ông Lee Hsiang-chou, người đứng đầu cơ quan an ninh Đài Loan cho biết, Đô đốc Wu Shengli đã tiến hành một cuộc khảo sát trên tàu quân sự tại 5 hòn đảo trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào hồi tháng 9 vừa qua. Trả lời phỏng vấn báo Takungpao của Hong Kong, ông Lee cho rằng chuyến đi này của Đô đốc Wu là “chưa hề có tiền lệ”.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Côn Minh đã đến Biển Đông để tham gia một cuộc tập trận vào đầu tháng 10.
Tờ báo này tiếp tục dẫn lời ông Lee, nhấn mạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người đã đích thân phê duyệt công việc cải tạo trái phép ở Trường Sa. Bằng việc sử dụng các tàu nạo vét, Trung Quốc đã dần dần chuyển những bãi đá thành những hòn đảo nhân tạo. Các nước trong khu vực lo ngại Bắc Kinh có ý đồ xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo này, trong đó có một căn cứ không quân, nhằm tăng cường yêu sách của mình.
Video đang HOT
Giới truyền thông chưa xác định được cụ thể tất cả các đảo ở Biển Đông mà ông Lee đề cập tới. Tuy nhiên, tờ Phillipine Star của Philippines hè vừa qua đã trích dẫn các báo cáo từ chính phủ và khẳng định Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động cải tạo trái phép tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa.
Nhận xét của ông Lee cũng đã được đăng trên website của báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), nhưng Bắc Kinh vẫn chưa chính thức xác nhận độ chính xác của phát biểu này, một phát biểu mà rất có thể sẽ dẫn tới những lo ngại mới về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tại một hội nghị an ninh khu vực hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cái mà ông gọi là “hành động đơn phương gây mất ổn định” trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, bao gồm cả “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm.” Nhưng có vẻ như Trung Quốc đã bỏ ngoài tai những lời phê bình này và giữ nguyên ý định củng cố tuyên bố chủ quyền trái phép của mình.
Một quan chức an ninh cấp cao Philippines cho biết, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo và khai thác đối với các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tại Biển Đông.
Nhận xét của ông Lee được đưa ra khi Đài Loan cũng đang xem xét việc thúc đẩy sự hiện diện quân sự tại Biển Đông. Hiện Đài Loan đang cải tạo một cầu cảng trị giá 100 triệu USD có khả năng đón các tàu quân sự có trọng tải 3.000 tấn trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép.
Tại cuộc họp hôm 15/10, ông Lee cũng cho biết Đô đốc Wu đang tiến hành giám sát các cuộc tập trận của Trung Quốc tại đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp.
Theo Đại Lộ
Các vụ khủng bố tại Tân Cương có liên quan đến IS
Một ngày sau các vụ nổ làm rung chuyển khu tự trị Tân Cương, truyền thông Trung Quốc khẳng định các "phần tử vũ trang" tại khu vực này đã trốn ra nước ngoài để được nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS) huấn luyện để quay trở về tấn công.
Một loạt các vụ đánh bom tại Tân Cương ngày 21/9 khiến ít nhất 2 người chết
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định có sự liên hệ giữa các phần tử vũ trang tại Tân Cương, nơi chủ yếu gồm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống, với nhóm khủng bố IS.
Chính quyền Bắc Kinh đã quy trách nhiệm một loạt các vụ bạo lực trong năm qua cho các phần tử Hồi giáo vũ trang đến từ Tân Cương, mà theo Trung Quốc là đang tìm cách đấu tranh để ly khai và thành lập nhà nước Đông Turkestan độc lập.
"Chúng không chỉ muốn được huấn luyện về các kỹ thuật khủng bố, mà còn mở rộng mối quan hệ với các tổ chức khủng bố thông qua các hoạt động chiến đấu thực tế, để giành lấy sự ủng hộ cho các hoạt động leo thang khủng bố tại Trung Quốc", tờ Thời báo hoàn cầu dẫn lời một "nhân viên chống khủng bố" Trung Quốc nói.
Tờ báo này cho biết gần đây các phiến quân từ Tân Cương đã tham gia vào các hoạt động của IS tại Syria và Iraq, cũng như với các "chi nhánh" của IS tại Đông Nam Á.
Thời báo hoàn cầu khẳng định, mới đây 4 người bị nghi ngờ là phiến quân đến từ Tân Cương đã bị bắt tại Indonesia.
Cảnh sát Indonesia cho biết hồi tuần trước rằng 4 người nước ngoài đang bị thẩm vấn, nhưng không công bố danh tính.
Các vụ nổ tại Tân Cương hôm Chủ nhật vừa qua đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, được xem như minh chứng mới nhất về sự tiếp diễn bất ổn tại Tân Cương. Ngoài ra còn có nhiều người khác bị thương, mặc dù truyền thông Trung Quốc đưa tin khá sơ sài về vụ việc.
Thời gian qua, Trung Quốc đã thắt chặt an ninh tại Tân Cương, và cũng áp đặt nhiều lệnh cấm tại những khu vực cụ thể, không cho phép người từ bên ngoài tới thăm các khu vực này.
Thanh Tùng
Theo DANTRI/Hindustan Times
Trung Quốc khoe tên lửa mới trên "giờ vàng" truyền hình Trung Quốc đã hé lộ trên "giờ vàng" của truyền hình nước này loại vũ khí quân sự mới nhất, hệ thống phòng không tiên tiến được cho là có độ chính xác cao, phá hủy được tên lửa và máy bay. Tên lửa đất đội không HongQi-10 (Hồng Kỳ 10) được "khoe" trong chương trình tin tức buổi tối vào ngày 10/9....