Động thái bất ngờ của Kazakhstan nhằm vào tài sản của Nga tại sân bay vũ trụ Baikonur
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 15/3, cơ quan chức năng của của Kazakhstan đã cấm Trung tâm cơ sở hạ tầng vũ trụ của Nga chuyển tài sản và phương tiện ra khỏi quốc gia Trung Á này, đồng thời yêu cầu lãnh đạo của cơ quan trên ở lại Kazakhstan.
Một binh sĩ bảo vệ tên lửa đẩy Soyuz S-22 đang được đưa ra bệ phóng bằng tàu hỏa tại sân bay vũ trụ Baikonur do Nga thuê, ở Kazakhstan, ngày 18/9/2022. Ảnh: EPA-EFE
Động thái của Kazakhstan nhằm tịch thu tài sản của công ty vũ trụ Nga trên diễn ra vài ngày sau khi người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roskosmos của Nga, Yury Borisov, công khai chỉ trích Bộ trưởng Truyền thông Kazakhstan Baghdat Musin vì quyết định về việc hoãn xây dựng khu vực phóng tàu vũ trụ mới tại Baikonur.
Bộ trưởng Musin gọi lời chỉ trích của ông Borisov là “một tính toán sai lầm về ngoại giao”. Trang web KZ24 trích lời ông Musin nói rằng quyết định tịch thu tài sản thuộc thẩm quyền của Trung tâm tài chính quốc tế Astana (AIFC) – tòa án dựa trên các quy tắc và nguyên tắc của luật pháp Anh.
Ông Musin cũng xác nhận rằng tài sản bị tịch thu không áp dụng cho toàn bộ khu phức hợp Baikonur, mà áp dụng cho một trong những doanh nghiệp, được gọi là TsENKI (Trung tâm Điều hành Cơ sở hạ tầng Không gian Trên mặt đất).
Video đang HOT
Theo báo cáo, có hai phán quyết, một vụ liên quan đến TsENKI và một vụ khác liên quan đến Bayterek. Baiterek được thành lập vào năm 2005 để đảm bảo việc chuyển dần các vụ phóng sang các tên lửa an toàn về mặt sinh thái đồng thời loại bỏ các tên lửa Proton sử dụng nhiên liệu heptyl có độc tính cao.
Ông Musin lưu ý TsENKI được thành lập trực thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga vào năm 1994 theo một nghị định liên quan đến thỏa thuận giữa Kazakhstan và Nga về các nguyên tắc và điều kiện sử dụng sân bay vũ trụ Baikonur.
Hiện tại, ông Musin cho biết, ban quản lý của công ty TsENKI đang ở Kazakhstan và các thủ tục liên quan sẽ được thực hiện ở cấp AIFC.
Tổ hợp vũ trụ Baikonur được xây dựng vào những năm 1950 như một bãi thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Liên Xô, R-7.
Khu vực thử nghiệm sau đó đã được chuyển thành sân bay vũ trụ, với vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Sputnik, được phóng từ cơ sở này vào ngày 4/10/1957.
Tàu vũ trụ của phi hành gia Yuri Gagarin thực hiện sứ mệnh không gian có người lái đầu tiên trên thế giới cũng được phóng từ Baikonur vào ngày 12/4/1961.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga đã tiếp tục sử dụng tổ hợp vũ trụ Baikonur, thuê địa điểm này từ Kazakhstan từ năm 1994.
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào sân bay vũ trụ Baikonur cho các vụ phóng tên lửa có người lái, Nga đã bắt đầu xây dựng sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur gần biên giới Trung Quốc vào năm 2012.
Kazakhstan kêu gọi Nga và Ukraine giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
Ngoại trưởng Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi mới đây cho biết Astana duy trì quan hệ hữu nghị với cả Nga và Ukraine, đồng thời thường xuyên kêu gọi hai nước giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
Những căn nhà bị phá hủy trong xung đột tại Druzhkivka, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn được đài NHK của Nhật Bản phát sóng ngày 25/12, Ngoại trưởng Tileuberdi nêu rõ: "Nga và Ukraine là 2 quốc gia có quan hệ hữu nghị mang tính lịch sử với Kazakhstan. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev thường xuyên trao đổi với lãnh đạo hai nước, hối thúc các bên ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho cuộc xung đột hiện nay".
Đề cập đến các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Nga, ông Tileuberdi khẳng định Astana không tham gia các biện pháp này, nhưng cam kết tuân thủ nguyên tắc không để nền kinh tế đất nước bị các doanh nghiệp lợi dụng để né tránh các lệnh trừng phạt. Ông cho biết thêm Astana và Moskva có quan hệ kinh tế chặt chẽ, do đó nền kinh tế Kazakhstan cũng chịu những tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngoại trưởng Tileuberdi nhấn mạnh Kazakhstan thực hiện chính sách ngoại giao đa phương và cân bằng, xây dựng quan hệ với Nga, Trung Quốc, các quốc gia láng giềng ở Trung Á, cũng như Liên minh châu Âu (EU), Anh, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoại trưởng Tileuberdi vừa tham dự Hội nghị Đối thoại cấp bộ trưởng Trung Á-Nhật Bản lần thứ 9, nơi ông gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Các bộ trưởng đã tổ chức những cuộc thảo luận về truyền thông, vận tải, an ninh khu vực, biến đổi khí hậu và số hóa, cùng nhiều chủ đề khác. Đại diện của các quốc gia Trung Á tham dự hội nghị đã bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ đối tác với Nhật Bản, đề cập đến những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, y tế, nông nghiệp và giáo dục.
Kazakhstan sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của cơ chế đối thoại giữa Nhật Bản - Trung Á trong năm 2023 và đăng cai tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo trong khuôn khổ cơ chế này.
Nổ khí methane tại mỏ than ở Kazakhstan khiến nhiều người thiệt mạng Ít nhất 5 người thiệt mạng và 4 người bị thương trong vụ nổ khí methane tại một mỏ than ở tỉnh Karaganda, miền Trung Kazakhstan. Vụ nổ khí mêtan giết chết ít nhất năm người ở mỏ Kazakhstan. Ảnh: anews.com.tr Người phát ngôn Bộ Tình trạng khẩn cấp Kazakhstan Ruslan Imankulov cho biết khí methane bất ngờ thoát ra trong quá trình...