Dòng thác của sử thi huyền thoại
Kề bên quốc lộ 20, dưới chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10km, thác Prenn mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một bức màn nước đổ từ vách đá cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh là muôn ngàn hoa lá. Đi xuyên qua bên dưới thác từ phía bên này sang phía bên kia mỗi mùa nước lớn, tiếng nước đổ ầm ầm vang vọng vào vách đá như những âm thanh của ngàn năm vọng về từ trong lòng núi.
Thác Prenn huyền bí và dữ dội
Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá uốn lượn, ôm sát theo sườn núi. Từ xa xưa cho đến nay, đồng bào các dân tộc K’Ho, Chink, Lạch, Mạ… thường gọi suối Prenn là Đạ P’rền và thác Prenn là Liang tar Ding. Ở phía Bắc dòng thác này ngày xưa chính là nơi cư trú của một buôn lớn người K’Ho gọi là Bon P’rền (nay thuộc phường 3 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Theo các già làng kể lại thì P’rền chính là tên của một người phụ nữ được dân làng kính trọng vì đã có công đứng lên tổ chức lực lượng đánh trả quân giặc từ những thế kỷ trước để bảo vệ buôn làng và xây dựng quê hương, bà trở thành người chủ đứng đầu buôn làng này.
Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng có một dị bản khác, nghĩa của từ P’rền xuất phát từ tiếng K’Ho. P’rền “có nghĩa là cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn. Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây cà đắng mọc hoang. Loại cà này có quá nhỏ và tròn như cà pháo nhưng vỏ xanh và có điểm nhiều chấm trắng, khi chín có màu vàng. Đúng như tên gọi, loại cà này có vị đắng rất đặc biệt, vì thế, nếu ai đã “trót” ăn được loại cà này, sau thì thường “nghiện”. Là bởi lẫn trong vị đắng đó còn có rất nhiều ngọt ngào, ngọt ngào như chính mảnh đất Tây Nguyên vốn tiềm ẩn nhiều quyến rũ.
Video đang HOT
Cây cầu dẫn vào thác Prenn
ến thác Prenn ngày nay, du khách sẽ được tham gia những trò chơi của người bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần, ăn các món ăn truyền thống của người dân bản địa… trong không gian xanh của những rừng thông và rừng nguyên sinh hoang dã. Ở phía đông thác Prenn có quần thể đền thờ Âu Lạc thờ vọng các vua Hùng. Gần đền Thượng còn có Giếng Ngọc, nước rất trong và một tảng đá to có hình thù cái chiêng, khi gõ phát ra âm thanh như tiếng chuông.
Tại cửa ngõ của thành phố Đà Lạt, thác Prenn ngày nay mang trong nó bao nhiêu sử thi huyền thoại. Những huyền thoại ấy vẫn ngàn năm đổ xuống, khi ầm ào dữ dội, lúc tí tách thủ thỉ như dòng nước Prenn vẫn chảy suốt bốn mùa. Dòng thác như tấm màn che giữ những điều huyền bí của vùng đất cao nguyên bốn mùa thông reo xào xạc. Âm thanh huyền bí dưới thác Prenn sẽ kể cho du khách những câu chuyện không thể nào quên.
Vũ Thanh
Theo ANTD
Xe tải tông xe chuyên dụng của CA, 4 người cấp cứu
Hiện 4 nạn nhân, trong đó có 2 chiến sĩ công an đang được chuyển lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 20, đoạn qua xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vào khoảng 16h45 chiều nay (24/10).
Xe thùng chuyên dụng của Công an Lâm Đồng mang biển kiểm soát 49CD-00019 đang lưu thông hướng TPHCM - Đà Lạt, đến đoạn đường trên thì va chạm với xe tải mang biển kiểm soát 51C-02914.
Xe chuyên dụng của công an bị tông bẹp đầu
Tại hiện trường, xe chuyên dụng của công an bị bẹp phần đầu, dính vào thùng xe tải, chiếc xe tải bị xẹp lốp trước, cả hai xe nằm chắn ngang đường, gây ùn tắc giao thông.
Một lốp xe tải bị nổ
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng cho biết, 4 nạn nhân trong vụ tai nạn này được chuyển vào cấp cứu, gồm hai chiến sĩ công an: Đỗ Quốc Việt (SN 1986), Phạm Phúc Vinh (SN 1966) và hai nạn nhân khác là Ngô Văn Thường (SN 1958), Trịnh Minh Toản (1963). Các nạn nhân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nặng nên sau đó đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu.
Hai xe nằm chắn ngang đường gây ùn tắc giao thông
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tại khu vực này có mưa, đường trơn. Người dân quanh khu vực này cho biết, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do xe tải bị nổ lốp, va vào xe công an.
Một nguồn tin khác từ người dân cho hay, xe chuyên dụng của công an đang chở hai nghi phạm từ ngoài tỉnh về. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác minh được hai người bị nạn nói trên có phải tội phạm hay không.
Theo Khampha
Những đứa con rơi sau công trình thủy điện Cứ mỗi công trình thủy điện hoàn thành là có... hàng loạt thôn nữ, sơn nữ lỡ làng tuổi đôi mươi và những đứa trẻ "không" cha, sống trong nheo nhóc, tủi hổ. Đằng sau những công trình thủy điện xới tung núi rừng, là sự xáo trộn ghê gớm cuộc sống, phong tục của nhiều vùng bản địa. Hậu công trình Thủy...