Dòng status mượn tóc giả trên Facebook của người đàn ông và sự thật đằng sau khiến ai nghe xong cũng vừa cảm động, vừa ngưỡng mộ
Đàn ông mượn tóc giả để đội lên đầu cho giống phụ nữ, nghe đã thấy kỳ quặc nhưng mục đích của người cha này không kỳ quặc chút nào!
Anh Charan Chamnuansok (ở Thái Lan) mới đây đã khiến nhiều người xúc động, sưởi ấm trái tim cư dân mạng bởi hành động giản đơn mà vô cùng ý nghĩa dành cho các con của anh. Có thể nhiều người chưa biết nhưng ở Thái Lan, Ngày của Mẹ là ngày 12/8 hàng năm.
Vào ngày đặc biệt ấy, những đứa con thường tặng những vòng hoa nhài và quỳ lạy người mẹ yêu quý của mình. Đây là dịp để những người con cảm tạ và ghi nhớ tấm lòng, sự hy sinh, công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ dành cho mình. Người ta chọn hoa nhài bởi đây là loại hoa làm cho mọi người thấy sự tinh khiết, thánh thiện.
Charan Chamnuansok hỏi mượn tóc giả trên Facebook: “Có ai có một bộ tóc giả không, cho tôi mượn? Tôi cần làm mẹ cho các con của tôi”.
Ông bố hai con chia sẻ rằng anh đã chia tay vợ cách đây 5 năm vì lý do cá nhân. Kể từ khi vợ ra đi, anh biết rằng mình phải đảm nhận vai trò vừa làm cha vừa làm mẹ của 2 đứa trẻ và dành cho chúng sự chăm sóc tốt nhất có thể khi chúng không có mẹ.
Vài ngày trước buổi lễ Ngày của Mẹ ở trường của 2 con trai, Chamnuansok đã đăng dòng trạng thái trên Facebook với nội dụng hỏi xem có ai có bộ tóc giả dài để anh gây bất ngờ cho hai đứa con của mình, Name, 6 tuổi và Benten, 4 tuổi.
Bộ dạng của ông bố đơn thân sau khi đội tóc giả.
Hôm sau Chamnuansok đã mượn được một bộ tóc giả từ người hàng xóm và một chiếc áo từ bà của anh. Chamnuansok sau đó chụp một số hình ảnh về trang phục của mình rồi đăng tải lên Facebook. Ông bố ấy đã không ngại ánh mắt nhòm ngó từ những người xung quanh, diện nguyên bộ trang phục đó đến trường của các con. Tất nhiên, 2 đứa trẻ cũng rất vui khi có sự xuất hiện của bố.
Video đang HOT
Các con của Chamnuansok quỳ lạy dưới chân “mẹ”.
Cư dân mạng đã bày tỏ sự xúc động với hành động của Chamnuansok, anh đã chứng minh cho mọi người thấy tình yêu gia đình là rất quan trọng.
“Anh đã thay đổi rất nhiều, theo chiều hướng tốt. Chúc anh và các con của anh luôn hạnh phúc”.
“Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc tthay cho những đứa trẻ khi có một người cha tốt như vậy, người sẵn sàng làm mọi thứ vì chúng”.
“Những đứa trẻ này sẽ không cảm thấy thiếu thốn thứ gì bởi ít nhất chúng biết rằng vẫn luôn có 1 người có thể làm mọi thứ cho chúng”.
Vào Ngày của Mẹ ở Thái Lan năm ngoái, ông bố Chatchai Parn-uthai cũng khiến cư dân mạng nức lòng khi diện chiếc váy hồng, cài nơ tóc đến trường của con. Không hề tỏ ra ngượng ngùng trong chiếc váy ren màu hồng, anh Chatchai cười tươi vui vẻ nhận hoa từ các con. Anh viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng: “Tôi là một ông bố đơn thân với 2 cậu con trai. Tôi có thể làm bất cứ điều gì cho các con”.
(Nguồn: WOB)
Theo Helino
Bài học trong câu chuyện về món dưa chuột muối của đôi vợ chồng già: Hãy nói cho nhau nghe, đừng hy sinh vô nghĩa!
Cũng chính từ cái vòng lẩn quẩn của sự hy sinh, của định kiến về trách nhiệm tưởng như đẹp đẽ, đôi vợ chồng già đã sống bên nhau trong những năm tháng cuối đời thật gượng gạo. Mọi thứ bắt nguồn một sự hiểu lầm xoay quanh món dưa chuột muối.
Trong chuyện tình yêu hôn nhân của người Á Đông dường như rất đề cao tính "hy sinh". Ngày xưa không nói, còn ngày nay "hy sinh" vẫn là một cái gì đó vô cùng cao cả mà mỗi cặp đôi sẵn sàng vì yêu mà cố gắng, vì yêu mà chấp nhận. Ví như vợ từ bỏ hết công việc, đam mê để lùi ra đằng sau giúp chồng tề gia nội trợ, chăm sóc con cái; hay chồng thương vợ buôn gánh bán bưng, khuyên bảo vợ ở nhà, để một tay mình còng lưng phấn đấu nuôi cả gia đình; hy sinh còn là khi yêu nhau nhưng không được chấp nhận, cả hai cãi lời bố mẹ, rời quê xa xứ chỉ để có thể ở cùng với nhau,...
Hy sinh cao thượng là thế nhưng mấy ai biết được, đằng sau sự hy sinh này đôi khi vẫn có những nút thắt mà mãi mãi người trong cuộc không thể nào tháo gỡ ra được. Đó khi chúng ta hy sinh thầm lặng, hy sinh mà không biết đối phương có đang thực sự yêu cái cách mình hy sinh như vậy hay không. Để rồi lúc mọi chuyện quá muộn, ai nấy cũng chỉ biết thở dài trong nuối tiếc: "Giá như...".
Sự hy sinh sai lầm được đề cập bên trên cũng chính là nội dung của câu chuyện ngắn sâu sắc dưới đây. Câu chuyện tuy đã cũ, không rõ là của ai, có thật hay không nhưng giá trị mà nó mang đến gần như là vĩnh cửu với thời gian. Chừng nào người ta còn yêu, còn hy sinh âm thầm, còn sống hết mình vì người khác mà chẳng hiểu đối phương nghĩ gì thì câu chuyện này vẫn còn tác dụng thức tỉnh.
Chuyện kể về một đôi vợ chồng già hạnh phúc và bình yên:
"Trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô, có đôi vợ chồng già sống hạnh phúc và bình yên bên nhau. Niềm vui chung của họ là cùng chăm sóc vườn dưa chuột xanh tốt sau nhà. Ông cụ chăm sóc vườn dưa rất cẩn thận, hết dậy sớm tưới nước rồi lại bỏ công bắt sâu, nhổ cỏ. Những trái dưa chuột ngon nhất sẽ được hái để bà cụ muối dưa - thói quen lâu năm của bà. Mùa đông tới, khi vụ thu hoạch dưa chuột kết thúc, ông cụ lại cần mẫn nghiên cứu bản danh sách giới thiệu hạt giống để đặt mua loại tốt nhất.
Xuân về, các con của ông bà sống gần đó giúp cha xới đất và gieo hạt, còn bà cụ tìm đọc các sách nấu ăn để học hỏi thêm bí quyết làm dưa chuột muối. Trong mắt mọi người, ông bà là cặp vợ chồng hạnh phúc. Họ sống thân thiện và gần gũi với mọi người xung quanh. Vị khách nào đến chơi cũng được ông bà tặng một bình dưa chuột muối mang về.
Rồi một ngày kia, ông cụ qua đời. Mùa xuân năm đó, tất cả con cái tụ họp bên mẹ và nói:
"Chúng con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối, vậy nên chúng con sẽ thay cha tiếp tục mua hạt giống, gieo trồng và chăm sóc vườn dưa chuột cho mẹ".
Người mẹ mỉm cười đáp:
"Cảm ơn các con nhưng các con không cần làm như vậy đâu. Thật ra mẹ không hề thích muối dưa nhưng vì cha các con thích trồng dưa chuột nên mẹ mới hay muối thôi".
Những người con ngỡ ngàng vì trước khi cha mất, ông từng tâm sự với họ rằng ông không hề thích trồng dưa chuột. Ông làm điều đó chỉ vì vợ ông thích trổ tài muối dưa".
Câu chuyện trên tuy nhẹ nhàng nhưng lại mang đến cho người đọc cảm giác vui buồn lẫn lộn. Thoạt đọc xong, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy vui vì tình yêu đẹp của đôi vợ chồng già dành cho nhau. Họ đã sống cả đời vì nhau và sẵn sàng chấp nhận làm điều mình không thích chỉ vì muốn đối phương vui lòng. Nhưng đâu đó, cũng chính từ cái vòng lẩn quẩn của sự hy sinh, của định kiến về trách nhiệm tưởng như đẹp đẽ ấy, nó lại khiến câu chuyện đượm buồn man mác.
Buồn vì cả ông và bà đều chưa bao giờ thật sự chia sẻ suy nghĩ, sở thích của mình cho nhau nghe. Họ sống hết mình cho đối phương đến mức bỏ quên sự yêu ghét của bản thân. Để rồi thay vì sống trong những năm tháng hôn nhân thật viên mãn, hạnh phúc và tự do, họ đã để cuộc đời mình trôi qua thật gượng gạo. Lúc mọi chuyện phơi bày, cũng là khi mọi thứ đã muộn màng để bắt đầu lại...
Quả thật trong tình yêu lứa đôi và cả cuộc sống hôn nhân gia đình, tôn trọng sở thích cá nhân của nhau là đúng nhưng chưa đủ. Làm thế nào chúng ta có thể tôn trọng một sở thích mà mình chưa biết nó là cái gì, chỉ suy từ những phỏng đoán của bản thân? Vậy nên, tốt nhất là chúng ta phải cùng ngồi xuống, chia sẻ với nhau về những sở thích riêng tư và tình cảm thật sự của mình, trước khi chọn hy sinh vô nghĩa.
Theo afamily
Cụ bà qua đời bên mâm cơm đợi con trai nhân Ngày của mẹ và câu chuyện về sự vô tâm chạm tới trái tim tất cả mọi người Đã bao lâu rồi, bạn chưa nhấc điện thoại gọi cho cha mẹ? Đã bao lâu rồi bạn chưa về ăn cơm với họ? Là chủ một doanh nghiệp chuyên dịch vụ tang lễ ở Đài Loan, anh Lau đã "làm việc với cả người sống lẫn người chết". Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây là trường hợp mà Lau vĩnh viễn không...