Dòng sông quê hương
Ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như nơi nào cũng có một dòng sông, một con rạch, thậm chí một con kinh chảy ngang qua.
Quê tôi có một dòng sông, là nhánh nhỏ của đại giang sông Hậu xa tít hàng chục cây số. Dòng sông tuy nhỏ nhưng đã tạo cho tôi nhiều kỷ niệm thân thương không thể phai mờ trong ký ức.
Những sáng, những chiều, kể cả những đầu đêm, con sông chảy qua với dòng nước lúc nào cũng êm ả. Khi nước ròng, hai bên bờ nhô lên mấy cây cầu bến nước bằng những miếng ván ghép lại bắc chúi xuống lòng sông. Trên mặt cầu lúc bấy giờ đóng lớp sình non trơn nhớt đi không cẩn thận trợt chân té “cái ịch”. Khi nước lớn đầy bờ, không hiểu ngọn gió từ đâu thường thổi tới đưa hơi mát của nó và hơi mát của dòng nước làm mát lòng, mát dạ cư dân hai bên bờ. Đặc biệt, ai cũng nói cứ nước lớn, nhìn thấy sao vui quá mạng.
Êm đềm con nước sông quê. Ảnh: Đ.K
Dòng sông êm trôi theo năm tháng lâu dần in sâu vào lòng tôi nhiều kỷ niệm thân thương. Ban ngày sông vui khi nước lớn, nước ròng, ban đêm sông hiến tặng tôi nhiều ấn tượng khác. Đó là bến sông có một vài cây bần nghiêng gie chìm trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối ấy, từng lúc, từng lúc nhịp nhàng, đều nhau xuất hiện những lần chớp tắt ánh sáng lân tinh xanh của bầy đom đóm. Chúng mê hoặc tuổi nhỏ của tôi biết chừng nào.
Dòng sông êm trôi vào những rạng sáng, ngày nào cũng như ngày nấy, những chiếc xuồng tam bản với mái dầm khua nước bơi ra bến chợ đưa hoa màu lên bán cho cư dân. Gắn bó với sông, tôi nghe nhiều lắm những từ về “con nước”. Như nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, lại còn có nước đứng lớn, nước đứng ròng, đỉnh nước, nước giựt ròng, nước ròng xiết… Dù là con nước nào thì dòng sông đã khắc ghi sâu đậm vào ký ức tôi chẳng thể phai mờ. Càng xa càng nhớ da diết.
Theo Danviet
Video đang HOT
Cầu Vàm Cống sau khi phát hiện nứt dầm thép
Công trường cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối Đồng Tháp và Cần Thơ những ngày qua vắng lặng sau khi hoạt động thi công bị tạm dừng.
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), mới được hợp long cuối tháng 9, chuẩn bị thông xe vào cuối năm nay.
Dự án được đầu tư hơn 270 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng) từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, được khởi công 4 năm trước. Công trình được thực hiện bởi các nhà thầu Hàn Quốc.
Chiều 14/11, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn và nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt.
Vết nứt tại dầm CB6 trụ P29 của cầu Vàm Cống rộng hơn 4 cm, kéo dài ngang dầm khoảng 2 m.
Công trường trên cầu dây văng dài nhất miền Tây vắng lặng, sau khi Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo dừng ngay các hoạt động thi công.
"Các đơn vị thi công thoàn thiện cầu chính (thảm bêtông nhựa mặt cầu, lắp khe co giãn, sơn kẻ đường, lắp biển báo an toàn giao thông, chiếu sáng) tạm ngưng mấy ngày qua. Còn chúng tôi dưới mặt đất đang thi công bể chứa nước phòng cháy chữa cháy để phục vụ khi cầu khi đưa vào hoạt động", một kỹ sư giám sát nói.
Thơ sơn ống cung cấp nước phòng cháy chữa cháy chuẩn bị lắp đặt trên cầu Vàm Cống.
Mố trụ tháp chính cầu Vàm Cống phía Cần Thơ, nằm giữa sông Hậu.
Trước đó, tổ công tác của Bộ Giao thông Vận tải cùng các chuyên gia đầu ngành đến kiểm tra hiện trường, yêu cầu nhà thầu và tư vấn giám sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cầu (kích thước hình học của kết cấu dầm, trụ tháp và ứng suất dây văng). Kết quả cho thấy kết cấu công trình vẫn đảm bảo ổn định.
Các đơn vị nhà thầu, tư vấn giám sát cho biết đã gửi toàn bộ dữ liệu liên quan của cầu Vàm Cống về công ty mẹ tại Hàn Quốc. Các chuyên gia nước này cũng được huy động sang Việt Nam phối hợp nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục.
Toàn dự án cầu và đường dẫn dài 5,75 km, trong đó phần cầu 2,97 km, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80 km/h. Công trình thuộc Dự án kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời cũng nhằm bổ sung tuyến kết nối từ Quốc lộ 91 (phía TP Cần Thơ) tới tuyến đường tránh TP Long Xuyên (An Giang).
Cầu được thiết kế hình rẻ quạt gồm 114 dây bố trí trên hai mặt phẳng xiên với 73 nhịp cầu bằng dầm thép liên hợp, với tổng chiều dài 870 m nhịp chính; trụ tháp hình chữ H độ cao hơn 143 m.
Cửu Long
Theo VNE
Khăn rằn Nam Bộ miệt quê nhà Khăn rằn được dệt bằng những sợi chỉ mỏng tốt đã ngâm hồ bột gạo rồi nhuộm màu trước khi phơi khô. Nhờ vậy mà từng sợi chỉ được se chặt không xổ lông và nhất là không đứt trong quá trình dệt, dù dệt bằng tay. Xưa! thị trấn quê tôi có một nhánh nhỏ con sông Hậu chảy ngang. Trên đoạn...