Dòng sông nước nóng huyền bí giữa lòng Amazon
Từ những chuyện kể thiếu căn cứ, nhà địa chất học người Mỹ Andres Ruzo đã khám phá ra dòng sông nước nóng tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết giữa lòng rừng rậm Amazon.
Lần đầu Andres Ruzo nghe đến dòng sông với mặt nước sôi sùng sục là từ câu chuyện của người ông về người Tây Ban Nha giết hoàng đế Inca cuối cùng. 12 năm sau, anh lại được nghe về con sông huyền bí này khi một người cô nói đã từng đặt chân đến vùng đất kỳ lạ, từng chạm tay xuống dòng nước nóng bỏng.
Tuy nhiên, Ruzo không tin dòng sông này có thật. Ruzo tin, những dòng sông nước nóng tồn tại trên thế giới đều liên quan đến những ngọn núi lửa, cần có một nguồn nhiệt rất lớn để có thể tạo ra một con sông nước nóng lớn như vậy.
Anh cũng dò hỏi những bạn đồng môn, chính quyền, những công ty dầu khí và khai thác mỏ, nhưng câu trả lời đều phủ nhận sự tồn tại của sông nước nóng.
Dòng sông chỉ tồn tại như huyền thoại của Peru, trong câu chuyện chữa bệnh bằng địa nhiệt của người Asháninka ở Mayantuyacu (Peru).
Video đang HOT
Trước sự khẳng định chắc chắn của người cô, cũng như sự thôi thúc với tư cách là nghiên cứu sinh đại chất học tại trường Đại học Nam Methodist (Mỹ), Ruzo quyết tâm tìm hiểu sự thật. Đến năm 2011, Ruzo được tận mắt chứng kiến dòng sông nước nóng bốc hơi nghi ngút Mayantuyacu.
Dòng sông nước nóng nằm ở Mayantuyacu, sâu trong trung tâm rừng nhiệt đới Amazon. Nó dài 6km, sâu khoảng 6m, chỗ rộng nhất là 25m. Nước ở đây đủ nóng để pha trà và một số nơi còn sôi lên như đang bị đun trên bếp lửa. “Tôi sẽ bị bỏng độ ba trong vòng nửa giây nếu nhúng tay xuống nước và sẽ mất mạng nếu không may rơi xuống”, Ruzo chia sẻ trên Ted.vn.
Con sông này được hình thành từ vết nứt của một suối nước nóng. Nhà khoa học trẻ giải thích: “Giống như máu chảy qua tĩnh mạch và động mạch của chúng ta, trái đất cũng có những dòng nước nóng chảy qua các khe rạn nứt. Trong những trường hợp dòng nước đi lên bề mặt, chúng ta có các biểu hiện địa nhiệt như lỗ phun khí, suối nước nóng và ở đây là cả một dòng sông.
Ruzo cũng chia sẻ về chuyện gì sẽ xảy ra nếu vô tình rơi xuống nước sông.
Theo đó, khi nạn nhân rơi xuống nước, đầu tiên đôi mắt sẽ bị nấu chín, chuyển sang màu trắng đục. Tiếp đến, cơ thể bị nấu chín đến tận xương, hầu như không có cơ hội thoát.
Tuy nhiên, dòng sông này đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn do tình trạng khai thác gỗ nghiêm trọng ở những khu rừng gần kề. Hiện, Ruzo đang đau đầu bảo tồn con sông nước nóng huyền bí này.
Theo 24h
El Dorado - thành phố huyền thoại có hoàng đế dát vàng
Trong lễ đăng quang, tân hoàng đế của El Dorado được đưa đến bên hồ Guatavita, cởi toàn bộ đồ và phủ bụi vàng kín người. Ông lên một chếc bè, trên bè chất đầy vàng thỏi và đá quý, đi đến giữa hồ, rửa sạch bụi vàng rồi ném những đồ quý giá xuống hồ.
Truyền thuyết về El Dorado - thành phố dát vàng bên hồ Guatavita (ngày nay thuộc Colombia) có từ thời trung cổ, vẫy gọi nhiều nhà thám hiểm dũng cảm lên đường dù nhiều người ra đi không bao giờ trở lại
Huyền thoại thành phố vàng
Những câu chuyện lưu truyền về thành phố dát vàng bắt đầu từ khi Colombo tìm ra châu Mỹ. Đến khoảng thế kỷ 16, người châu Âu ngày một tin rằng tại lục địa mới (tức châu Mỹ) ẩn chứa một thành phố đầy vàng. Thời đấy, El Dorado qua các câu chuyện có nhiều vị trí khác nhau, nhưng cuối cùng các nhà thám hiểm đều cho rằng thành phố này nằm cạnh hồ núi lửa Guatavita, giữa rừng rậm Amazon bí hiểm.
Bản đồ vẽ năm 1652 với phần màu xám thể hiện khu vực được cho là vị trí của El Dorado thời bấy giờ. Ảnh: wikipedia.
Truyền thuyết kể rằng, ở nơi xa xôi trên thế giới có một thành phố vàng được xây dựng vào khoảng năm 1200 - 1500 TCN. Đó là thành phố của người Muisca, nơi vàng được xem như một thứ kim loại quen thuộc chứ không phải vật phẩm quý giá. Tại đây, không chỉ người thuộc tầng lớp quý tộc mà ngay cả dân thường cũng sở hữu một lượng vàng lớn.
Nhưng tập tục trong lễ đăng quang của hoàng đế mới là điều khiến câu chuyện về El Dorado nổi tiếng toàn châu Âu. Trong buổi lễ, vị tân hoàng đế sẽ được đưa đến bên hồ Guatavita, cởi toàn bộ đồ và phủ bụi vàng kín người. Người này sẽ đi đến giữa hồ bằng một chếc bè, trên đó chất đầy vàng thỏi và đá quý. Sau đấy, tân hoàng đế sẽ rửa sạch bụi vàng khỏi cơ thể và ném những đồ quý giá xuống hồ để làm vật tế cho các vị thần.
Ban đầu, "El Dorado" trong tiếng Tây Ban Nha mang ý chỉ người được chọn làm hoàng đế và thực hiện nghi lễ rắc bụi vàng lên người. Sau này khi người châu Âu nghe về El Dorado, dần dần họ dùng từ này để chỉ một thành phố cổ giàu có với rất nhiều vàng.
Những chuyến thám hiểm không có kết quả
Hồ miệng núi lửa Guatavita - nơi được cho là ẩn giấu một phần kho báu khổng lồ của El Dorado. Ảnh: off2colombia.
Huyền thoại El Dorado khiến nhiều nhà thám hiểm châu Âu lên đường. Họ có thể là người thuộc hoàng tộc, nhà khoa học hay một thương nhân giàu có muốn khám phá thành phố đầy vàng. Họ không chỉ tìm kiếm El Dorado tại khu vực hồ Guatavita mà mở phạm vi ra khắp châu Mỹ La tinh, nhất là vùng đất ẩn sâu trong rừng rậm Amazon.
Tuy nhiên, những chuyến đi đó không mang lại kết quả mong muốn mà còn khiến nhiều người bỏ mạng vì bệnh dịch hoặc tranh chấp với thổ dân da đỏ.
1545 có lẽ là năm thành công nhất khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha tìm ra hồ Guatavita. Họ cố gắng làm cạn hồ nước và tìm được hàng trăm miếng vàng. Nhưng đó là tất cả những gì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha có thể tìm thấy. Họ cho rằng phần kho báu quý giá vẫn đang được ẩn giấu đâu đó dưới đáy hồ sâu thẳm.
Trong số những người từng cố gắng tìm kiếm El Dorado, ngài Walter Raleigh - cận thần của hoàng đế nước Anh thời bấy giờ đã có hai chuyến đi tới Guiana để tìm thành phố dát vàng. Có lẽ ông là nhà thám hiểm có số phận bi thảm nhất. Trong chuyến đi thứ 2, con trai ông - Watt Raleigh đã mất mạng khi gây xung đột với người Tây Ban Nha - điều mà vua James cấm kỵ. Đó là lý do mà vua James dùng để xử tử Walter khi ông quay về Anh quốc.
Tác phẩm nghệ thuật cổ xưa tái hiện truyền thống phủ bụi vàng lên tân hoàng đế được đặt tại một bảo tàng ở Colombia. Ảnh: National Geographic.
Sau này, những chuyến đi tìm El Dorado thưa dần. Thế nhưng huyền thoại về thành phố này vẫn không biến mất suốt hàng trăm năm qua, vì theo Jose Oliver - giảng viên khoa Khảo cổ học của Đại học London, chính chúng ta muốn thành phố này có thật, và điều này khiến chúng ta sẽ không bao giờ ngừng kiếm tìm El Dorado.
Theo VNExpress
Những điều bất ngờ ở nơi hạnh phúc nhất thế giới Kết quả khảo sát của WIN/Gallup International mới đây công bố Colombia là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 66.040 người từ 68 quốc gia trên thế giới trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12/2015. Câu hỏi đặt ra: Bạn cảm thấy thế nào về cuộc sống của mình và...